Vì sao thuế nhập khẩu ô tô cao

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, ngành ôtô trong nước còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về chất lượng và số lượng so với các quốc gia trong khu vực.

Tỷ lệ nội địa hóa thấp

Tại Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ 2019, với chủ đề "Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ô tô toàn cầu", diễn ra mới đây, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho biết, tỷ lệ nội địa hóa mặc dù đặt ra mức 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 nhưng đến nay, con số đạt được thực tế chỉ khoảng 7-10%.

Bạn đang xem: Vì sao việt nam đánh thuế ô tô cao

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ, chiều 2/12

Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cũng thẳng thắn nhìn nhận, ngành ôtô vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chậm cả về chất lượng và số lượng so với các quốc gia trong khu vực; tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Máy móc, công nghệ còn tương đối lạc hậu. Chất lượng sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ còn khá thấp và giá thành cao.

“Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế đúng là giá thành ô tô ở Việt Nam hiện nay đang cao so với các nước khác, kể cả những nước đang phát triển cũng như những nước xung quanh chúng ta. Để tạo nên giá thành một chiếc ô tô, có hai phần hết sức quan trọng. Một là sản xuất lắp ráp trong nước thì chúng ta được giảm giá thành. Phần thứ hai là thuế phí hiện chiếm một phần tương đối lớn trong tỉ lệ tạo thành giá thành”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Vì sao giá ô tô ở Việt Nam cao hơn khu vực?


Vì sao thuế nhập khẩu ô tô cao

Ảnh minh họa

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, dung lượng thị trường của Việt Nam còn nhỏ do ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam chưa đủ các điều kiện thị trường và những yếu tổ khác để phát triển giống như các quốc gia khác trên thế giới cũng như trong khu vực, trong khi cũng phải chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt của các đối thủ khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và kể cả các nước ASEAN.

Mặt khác, Việt Nam đi sau, phát triển sau so với các nước khác, kể cả các nước trong khu vực chứ đừng nói là các nước tiên tiến trên thế giới, trong khi đã hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do. Chính vì vậy, dư địa để can thiệp bằng chính sách vào phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô, không lớn, vì phải tuân thủ các cam kết quốc tế, có nghĩa là không phải chúng ta muốn làm gì thì làm, ông Hải nhấn mạnh.

Lý do nữa, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ôtô.

Xem thêm: Hành Vi Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Là Gì ? Cạnh Tranh Không Lành Mạnh

"Nếu tính trên đầu ngón tay thì chúng ta có thể tính đến Thaco Trường Hải, nhưng mà còn ai nữa? Liệu có phải Huyndai Thành Công ở Ninh Bình hay Vinfast hay không thì còn phải có thời gian. Như vậy chúng ta không có những đầu tàu nên rất khó để kéo những toa tàu, chính là nền sản xuất công nghiệp hỗ trợ của chúng ta. Đây là một thực tế", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Giải pháp cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam


Vì sao thuế nhập khẩu ô tô cao

Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế - Ảnh minh họa

Về giải pháp sắp tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải cho biết Chính phủ sẽ bảo vệ, tạo dựng phát triển thị trường ôtô trong nước với những hàng rào kỹ thuật, đảm bảo đúng các cam kết quốc tế.

Ngoài ra còn có chính sách kích cầu tiêu dùng ôtô thông qua việc quy hoạch hợp lý hệ thống hạ tầng giao thông, khuyến khích tín dụng để tiêu dùng sản phẩm ôtô.

“Chúng tôi đã họp rất nhiều lần, nắm bắt được nhu cầu, đề xuất kiến nghị của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ô tô của Việt Nam, kể cả trong nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất sửa đổi và bổ sung một số quy định liên quan đến thuế, phí nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu”, ông Đỗ Thắng Hải cho biết.

Đối với các thị trường khác thì thuế nhập khẩu ô tô, tức là với MFM, mà không có FTA tùy theo từng chủng loại là từ 10-60%, cao nhất là 70%. Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều chỉ đạo để khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do như vậy thì làm sao để ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước vẫn có thể cạnh tranh được.

(News.oto-hui.com) – Mặc dù là nước thu nhập thấp nhưng giá xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam cao hơn khá nhiều so với các nước khác, điển hình như Campuchia. Vậy nguyên nhân là do đâu? Trong bài viết này, hãy cùng OTO-HUI tìm hiểu!

Bài viết liên quan:

Thuế chồng thuế

Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe nhập khẩu theo điều kiện thương mại quốc tế CIF (Cost, Insurance, Freight). 

Chẳng hạn, xe ô tô nhập khẩu từ Ấn Độ, thì mức giá này bao gồm giá xuất xưởng tại Ấn Độ (Cost), phí bảo hiểm hàng hóa (Insurance) và cước phí vận chuyển từ Ấn Độ về Việt Nam (Freight).

Mức giá xuất xưởng thấp hơn nhiều so với giá bán sản phẩm tương đương tại thị trường Ấn Độ vì hãng xe tại nước này cũng phải chịu các thuế, phí về xe và bán hàng như tại Việt Nam.

1. THUẾ NHẬP KHẨU

Thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN là 0% và từ ngoài khu vực Đông Nam Á là 70%. Chính khoản thuế này đã ảnh hưởng lớn nhất đến mức giá của những chiếc xe nhập khẩu, khiến giá xe tăng gấp đôi và làm nó có mức giá cao ngất ngưởng so với các thị trường khác trên thế giới.

2. THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Tùy thuộc vào mỗi loại xe mà thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có sự khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chúng, thuế tiêu thụ đặc biệt của dòng xe dưới 9 chỗ tại Việt Nam sẽ rơi vào khoảng từ 40 – 150%. Xe có giá trị càng cao thì thuế cũng tịnh tiến tương đương. Đây cùng là một loại thuế khá cao mà người tiêu dùng xe ô tô phải chịu khi mua ô tô tại thị trường Việt Nam.

3. THUẾ VAT

Thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT của từ tiếng Anh Value Added Tax). Nó là một dạng của thuế bán hàng, đây là một loại thuế có phạm vi và tác động vào tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Đối với xe ô tô, thuế VAT sẽ là được tính là 10% của giá sau thuế tiêu thụ đặc biệt.

Khi về Việt Nam, để thông quan, hãng phải nộp thuế nhập khẩu và khi bán ra thị trường phải nộp thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng (GTGT) cho mỗi chiếc.

Thuế nhập khẩu đánh lên hàng hóa nhập khẩu. Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên những hàng hóa xa xỉ, cần hạn chế. Thuế giá trị gia tăng đánh lên những hàng hóa, dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng trong mỗi khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ô tô nhập khẩu thuộc cả ba nhóm này.

Nguyên tắc đánh thuế ô tô là thuế chồng thuế, tức thuế mới sẽ tính dựa trên giá xe đã cộng các thuế cũ.

Thứ tự đánh thuế sẽ là thuế nhập khẩu, sau đó thuế tiêu thụ đặc biệt và cuối cùng là thuế GTGT.

Ví dụ: xe nhập về cảng giá 100 triệu đồng, chịu thêm thuế nhập khẩu 70% thì giá sau thuế nhập khẩu là 100 + 100 x 70% = 170 triệu đồng.

Sau đó, giả sử thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 45% thì thuế thuế tiêu thụ đặc biệt được tính là 170 x 45% = 76,5 triệu. Lúc này giá sau thuế thuế tiêu thụ đặc biệt là 170 + 76,5 = 246,5 triệu.

Cuối cùng, thuế GTGT (10%) được tính là 246,5 x 10% = 24,65 triệu. Giá sau thuế GTGT trở thành 246,5 + 24,65 = 271,15 triệu đồng.

Con số 271,15 triệu vừa tính ở trên chưa phải là giá bán ra ngoài thị trường. Mức giá này mới chỉ là giá sau khi cộng ba loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và GTGT.

Hãng sau đó còn phải cộng thêm chi phí ở khâu phân phối bao gồm chi phí vận chuyển nội địa, kho bãi, thêm trang bị cho xe, chi phí tài chính, duy trì hệ thống bộ máy đơn vị nhập khẩu, marketing, bảo hành, dự phòng rủi ro, thuế thu nhập doanh nghiệp cùng lợi nhuận hãng.

Sau khi trải qua các loại thuế trên, 1 chiếc xe sẽ có thể bán ở Việt Nam nhưng để lăn bánh được thì bạn sẽ còn phải trả thêm 1 khoản tiền nữa cho các loại phí.

1. PHÍ ĐĂNG KÝ TRƯỚC BẠ

Giá tính lệ phí trước bạ là giá của mẫu ô tô đó được quy định tại bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy do Bộ Tài chính ban hành. Giá trị ô tô mới (kể cả nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp trong nước) đều tính chung một mức trên toàn quốc theo Bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô xe máy do Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó phí này ở Hà Nội và 7 tỉnh thành khác như: Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ là 12%, ở Hà Tĩnh là 11% các tỉnh thành phố còn lại là 10%.

2. CÁC LOẠI PHÍ KHÁC

Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu VNĐ (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).

Phí đăng kiểm: 240.000 VNĐ – 560.000 VNĐ/một lần kiểm định.

Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ/một lần cấp.

Phí sử dụng đường bộ: Bao gồm phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua và phí bảo trì đường bộ (130.000 VNĐ – 1.430.000 VNĐ/một tháng tùy theo tải trọng xe).

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).

Phí xăng dầu.

Phí thử nghiệm khí thải.

Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.

Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Có thể thấy, với số lượng loại thuế và phí rất nhiều, giá xe khi về Việt Nam đã tăng lên nhiều lần, gấp 3, 4 lần giá gốc. Hy vọng trong tương lai, các chính sách mới sẽ được áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người mua xe.

Hồng Sơn