Việc tham gia tố tụng của người đại diện nhà trường, tổ chức

Người chưa thành niên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 21 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

Tại Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định chi tiết, cụ thể những Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Tại Điều 414 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định đầy đủ, toàn diện 07 nguyên tắc mà cơ quan, người tiến hành tố tụng phải quán triệt, tôn trọng và nghiêm túc thực hiện khi tiến hành tố tụng đối với những vụ án liên quan người chưa thành niên, nhằm bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự.

Đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi thì phải đảm bảo quyền tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, Đoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. Họ phải được bảo đảm có quyền được bào chữa, được trợ giúp pháp lý.

Tuy nhiên, qua các văn bản pháp luật hình sự hiện hành, chưa có văn bản chính thống nào quy định cụ thể, rõ ràng tư cách, tên gọi của người đại diện của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự là gì. Do đó, trên thực tế việc sử dụng tên gọi về đối tượng này vẫn chưa có sự thống nhất.

Quan điểm thứ nhất, người đại diện của người dưới 18 tuổi được gọi là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Tên gọi này bắt nguồn từ một số thuật ngữ quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004, cụ thể tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 có ghi “...Người đại diện hợp pháp...” hay tại điểm b khoản 1  Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 ghi “...Người đại diện hợp pháp...”. Việc quy định như vậy đến nay vẫn được nhiều người sử dụng như một thói quen, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã có hiệu lực pháp luật.

Quan điểm thứ hai, người đại diện của người dưới 18 tuổi được gọi là người đại diện theo pháp luật của bị cáo. Tuy nhiên cả Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đều không quy định, không sử dụng thuật ngữ này. Tại khoản 20 Điều 55 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có sử dụng thuật ngữ “ ..., Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này.” hoặc tại điểm b khoản 2 Điều 84 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 “...Người đại diện”. Tại Điều 136 của Bộ luật dân sự hiện hành quy định “ Người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên...”. Như quan điểm thứ nhất, khi Toà án đưa người đại diện của người dưới 18 tuổi vào tham gia trong vụ án với tư cách là người đại diện theo pháp luật của bị cáo cũng không sai, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa có quy định.

Quan điểm thứ ba, người đại diện cho bị cáo là người dưới 18 tuổi được gọi là người giám hộ. Theo quy định tại thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTB&Xh ngày 21/12/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi [có hiệu lực từ ngày 05/02/2019], “Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và có đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định tại các Điều 134, 135 và 136 của Bộ luật dân sự”. Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; người giám hộ; người do Tòa án chỉ định.

Tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm thứ nhất, người đại diện cho bị cáo là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự được gọi là người đại diện hợp pháp của bị cáo. Bởi lẽ, người giám hộ là thuật ngữ được sử dụng trong các vụ việc dân sự nếu người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, vì khả năng nhận thức, am hiểu pháp luật của đối tượng  này còn hạn chế, do đó để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng này pháp luật đã quy định cần có người giám hộ để đại diện khi tham gia tố tụng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người chưa đủ 18 tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật [Cha, mẹ hoặc người thân thích,...] tham gia để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự dưới 18 tuổi trong vụ việc dân sự. Trên thực tế có những bài viết, bài phân tích của những chuyên gia, Thẩm phán, người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động xét xử vẫn sử dụng tên gọi là “Người đại diện hợp pháp” cho bị cáo theo tên gọi của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004.

Trên đây là ý kiến liên quan đến tư cách tham gia tố tụng của người đại diện cho bị cáo là người dưới 18 tuổi trong phiên toà hình sự. Rất mong các đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến.

10/09/2018

Quy định của pháp luật hiện hành về việc tham gia tố tụng hình sự của người đại diện, nhà trường, tổ chức.

Căn cứ Điều 420 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức như sau:

“1. Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

[ảnh minh họa: việc tham gia tố tụng hình sự của người đại diện, nhà trường, tổ chức]

2. Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức trong tố tụng hình sự để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

Mẫu quyết định tham gia tố tụng của người đại diện là gì? Mẫu quyết định tham gia tố tụng của người đại diện? Một số quy định tham gia tố tụng của người đại diện?

Hiện nay, việc các giao dịch dân sự được thực hiện bởi người đại diện là rất phổ biến và rất dễ ràng để thấy. Bở lẽ, các giao dịch dân sự là nhu cầu tất yếu của người dân, cũng chính vì thế mà các giao kết hợp đồng được thực hiện thường xuyên. bên cạnh nhưng thuận lợi trong việc giao kết hợp đồng thông quá người đại diện thì những hợp đồng được ký kết này không may có sảy ra tranh chấp thì người đại diện theo như quy định của pháp luật tố tụng dân sự cũng phải tham gia tố tụng. Như vậy, việc tham gia tố tụng của người đại diện sẽ được quy định bằng việc Viện kiểm sát ra quyết định tham gia tố tụng của người đại diện. Do đó, người đại diện khi tham gia tố tụng thì cần nhận được Quyết định tham gia tố tụng của người đại diện.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

1. Mẫu quyết định tham gia tố tụng của người đại diện là gì?

Trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu về người đại diện chính và để hiểu rõ hơn về quy định này thì trước tiên dựa theo như quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, tìm hiểu về khái niệm đại diện là gì? Từ quy định này thì đại diện được xác định là việc một người  hay trong tố tụng thì người này sau đây gọi là người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người khác mà người khác ở đây được xác định là người được đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Chính vì thế mà việc người đại diện xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thường đương bắt gặp rất nhiều và rất phổ biến khi cá nhân, mà pháp nhân hoặc chủ thể khác đều có quyền và có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như mua bán hàng hóa, ký hợp đồng cho thuê nhà…

Cũng chính vì vậy mà người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện [xác lập] các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính… [như ký hợp đồng, tham dự phiên tòa…]. Bên cạnh đó, trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định. người đại diện theo pháp luật là người đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Người đại diện theo pháp luật bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Toà án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; những người khác theo quy định của pháp luật.

Quyết định tham gia tố tụng của người đại diện chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người đại diện chính thực hiện việc tham gia tố tụng khi đáp ứng đủ các điều kiện mà điều kiện đầu tiên để làm một người đại diện thì người đó phải là cá nhân hoặc pháp nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện; người đại diện phải đủ 18 tuổi,… Quyết định tham gia tố tụng của người đại diện thể hiện sự cho phép để người đại diện chính tham gia vào quá trình tố tụng

Quyết định tham gia tố tụng của người đại diện chính thể hiện sự cho phép, đồng ý của cơ quan có thẩm quyền tham gia vào giai đoạn xét xử trong một vụ án mà đó là Tòa án cấp có thẩm quyền về việc cho phép người đại diện chính và đây cũng chính là việc để người đại diện chính thực hiện các hoạt động liên quan như bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của mình và người được đại diện trong Tố tụng. Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Xem thêm: Quy định mới về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Chủ thể ban hành Quyết định tham gia tố tụng của người đại diện chính được quy định là do Viện trưởng viện kiểm sát. Do đó, tùy thuộc vào vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm, tái thẩm hay giám đốc thẩm mà Quyết định tham gia tố tụng của người đại diện chính được ban hành do Viện trưởng viện kiểm sát cấp tương ứng với phiên Tòa xét xử việc này được pháp luật quy định cụ thể theo như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

2. Mẫu quyết định tham gia tố tụng của người đại diện:

Mẫu quyết định tham gia tố tụng của người đại diện có tên đầy đủ là Quyết định việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức. Quyết định là mẫu văn bản được dùng để cho phép việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức. Mẫu quyết định được quy định trong danh mục số 3 mẫu sử dụng đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018 về Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mẫu Quyết định như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________

VIỆN KIỂM SÁT[1] …

[2]…….

      ______

Xem thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Số:…../QĐ-VKS…-…[3]

                                                                                            …, ngày……… tháng……… năm 20……

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN,

NHÀ TRƯỜNG, TỔ CHỨC[4]

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……

Căn cứ Điều 41 và Điều 420 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…. và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm…..[5] [hoặc Quyết định thay đổi, bổ sung Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm…., nếu có] của [6]… đối với [7]… về tội …… quy định tại khoản…… Điều…. Bộ luật Hình sự;

Xem thêm: Người đại diện theo ủy quyền là gì? Quy định về đại diện theo ủy quyền?

Xét thấy cần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong vụ án,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ông [bà]:[8]  …. Sinh ngày… tháng… năm…

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …. cấp ngày….. tháng …… năm …… Nơi cấp:

Chỗ ở:

Nghề nghiệp:

Cơ quan, đơn vị công tác:

Là: [9]… của[10]…… là[11]…. trong vụ án.

Xem thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật có phải báo với cơ quan thuế?

Điều 2. Ông [bà][8] …. có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.

Nơi nhận:

– Người có tên nêu tại Điều 1 Quyết định này;

– ………..;

– Lưu: HSVA, HSKS, VP.

VIỆN TRƯỞNG[12]

[Ký tên, đóng dấu]

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tham gia tố tụng của người đại diện:

[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật là gì? Quy định về đại diện theo pháp luật?

[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách [nếu có]

[4] Tùy từng trường hợp ghi rõ theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLTTHS

[5] Trường hợp bị can là người dưới 18 tuổi thì ghi nội dung này

[6] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

[7] Ghi họ, tên bị can

[8] Ghi rõ họ, tên người tham gia tố tụng

[9] Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng

Xem thêm: Giám đốc công ty cổ phần có thể làm người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn không?

[10] Ghi rõ họ, tên người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi

[11] Tư cách tham gia tố tụng của người dưới 18 tuổi

[12] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:

“KT. VIỆN TRƯỞNG

PHÓ VIỆN TRƯỞNG”

4. Một số quy định tham gia tố tụng của người đại diện:

Trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cũng chính là người đại diện theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự, Theo đó, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm các trường hợp sau, trừ trường hợp người bị hạn chế quyền đại diện theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

Xem thêm: Biên bản thương thảo hợp đồng có cần chữ ký người đại diện của nhà thầu không?

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo hai trường hợp trên.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Từ những nội dung được nêu ở trên thì có thể khẳng định một điều rằng người đại diện theo pháp luật được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi đại diện trong quá trình tham gia tố tụng dân sự.  Bên cạnh đó, cũng theo như quy định tại bộ luật này thì người đại diện theo ủy quyền của các nhân bao gồm cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để có thể được xác lập là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Như vậy, trong quá trình tham gia vào tố tụng thì người đại diện cho đương sự được xác định là có vai trò rất lớn, vai trò này đã được khẳng định nghĩa vụ của người đại diện trong việc giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy  nhiên, trong quá trình diễn ra tố tụng để đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét xử, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành có những quy định hạn chế quyền đại diện trong những trường hợp nhất định theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Video liên quan

Chủ Đề