Việc thay đổi tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế ảnh hưởng ra sao đến các biến số kinh tế vĩ mô

Mục lục bài viết

  • 1. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giả
  • 2.Cách thể hiện tỉ giá hối đoái
  • 2.1 Phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp
  • 2.2 Phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp
  • 3.Các loại tỉ giá
  • 3.1 Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng
  • 3.2 Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hổi
  • 3.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế
  • 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái
  • 4.1 Mức chênh lệch lạm phát của hai nước
  • 4.2 Mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước
  • 4.3 Các yếu tố khác
  • 5.Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế
  • 5.1 Ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng hóa
  • 5.2 Ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài
  • 5.3 Ảnh hưởng tới nợ nước ngoài và dịch vụ thu ngoại tệ của các quốc gia
  • 6.Các chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái
  • 6.1 Chính sách chiết khấu (discountpolicy)
  • 6.2 Chỉnh sách hối đoái (exchangepolicy)
  • 6.3 Phá giá tiền tệ (Devaluation, Depreciation)
  • 6.4 Nâng giá tiền tệ (Revaluation, Appreciation)

Ví dụ:1 USD = 23.000 Việt Nam đồng (VND), nghĩa là giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1 USD có giá là 23.000 VND.

1. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giả

- Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị.

- Đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.

Ví dụ:1 USD = 23.000 VND, trong đó đồng tiền yết giá là đồng USD, đồng tiền định giá là đồng VND.

2.Cách thể hiện tỉ giá hối đoái

2.1 Phương pháp yết giá ngoại tệ trực tiếp

Là phương pháp quy định giá ngoại tệ khi niêm yết được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Nói cách khác, cách niêm yết này cho biết 1 đơn vị ngoại tệ tương đương bao nhiêu đơn vị nội tệ. Cách này áp dụng phổ biến ở các nước có đồng nội tệ có khả năng thanh khoản thấp.

Ví dụ:Tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam niêm yết tỉ giá giữa USD và VND ngày 03/4/2017 như sau: USD/VND = 22.700 - 22.770. Tỉ giá mua USD bằng 22.700 VND và tỉ giá bán USD bằng 22.770 VND.

2.2 Phương pháp yết giá ngoại tệ gián tiếp

Là phương pháp quy định giá ngoại tệ khi niêm yết không thể hiện trực tiếp ra bên ngoài, mà chỉ thể hiện gián tiếp, muốn biết giá một ngoại tệ là bao nhiêu, người ta phải làm phép chia. Nói cách khác, đây là cách thể hiện 1 đon vị nội tệ bằng bao nhiêu đon vị ngoại tệ. Cách này thường được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ, Australia.

Ví dụ:Tại Anh, Ngân hàng Standard Chartered niêm yết tỉ giá giữa USD và GBP như sau: GBP/USD = 1.4530 - 1.4520. Như vậy, 1 GBP = 1.4530 USD là tỉ giá mua USD bằng GBP, còn 1 GBP = 1.4520 là tỉ giá bán USD thu về GBP. Để tính ra 1 USD (ngoại tệ với nước Anh) bằng bao nhiêu GBP, ta phải làm phép chia ngược lại và ra kết quả: USD/GBP = 0.6882 - 0.6887.

-> Đe tránh nhầm lẫn, khi ta nói tỉ giá giảm hay tăng là nói đến tỉ giá trực tiếp. Tỉ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ tăng giá, và ngược lại khi tỉ giá tăng đồng nghĩa với việc mất giá đồng tiền nội tệ.

3.Các loại tỉ giá

3.1 Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng

-Tỉ giá mua vào, tỉ giá bản ra (Buying rate/selling rate)

+ Tỉ giá mua vào là tỉ giá ngân hàng mua vào đồng tiền yết giá.

+ Tỉ giá bán ra là tỉ giá ngân hàng bán ra đồng tiền yết giá.

Tại ngân hàng, khi yết tỉ giá bao giờ cũng yết song song hai tỉ giá mua và bán. Tỉ giá mua vào đứng trước và luôn thấp hofn tỉ giá bán ra. Chênh lệch giữa tỉ giá mua vào và tỉ giá bán ra là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

-Tỉ giá giao ngay, tỉ giá kì hạn (Spot rate/Forward rate)

+ Tỉ giá giao ngay là tỉ giá của các khoản giao dịch ngoại tệ mà ngày kí kết hợp đồng và ngày thanh toán, giao nhận ngoại tệ xảy ra đồng thời với nhau. “Đồng thời” ở đây tuỳ theo luật và tập quán của mỗi quốc gia mà N có thể là T+l, 2 hoặc 3 (trong đó N là thời hạn thanh toán, T là ngày phát sinh giao dịch).

+ Tỉ giá kì hạn là tỉ giá của các khoản giao dịch ngoại tệ mà ngày kí kết họp đồng và ngày thanh toán, giao nhận ngoại tệ không xảy ra đồng thời.

-Tỉ giá mở cửa, tì giả đóng cửa (Opening rate/Closỉng rate)

+ Tỉ giá mở cửa là tỉ giá của hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.

+ Tỉ giá đóng cửa là tỉ giá của hợp đồng giao dịch cuối cùng trong ngày.

Tỉ giá mở cửa/đóng cửa nói lên sự biến động tỉ giá trong một ngày. Cặp tỉ giá này thường được dùng làm căn cứ để xác định tỉ giá thanh toán trong các hợp đồng xuất nhập khẩu.

-Tỉ giá mua tiền mặt và tỉ giả mua chuyển khoản (Cash rate/Transfer rate)

+ Tỉ giá tiền mặt là loại tỉ giá áp dụng cho các ngoại tệ tiền mặt, séc, thẻ tín dụng.

+ Tỉ giá chuyển khoản là tỉ giá áp dụng cho các giao dịch thanh toán ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Loại tỉ giá này thường thấp hơn tỉ giá tiền mặt do khi sử dụng tỉ giá chuyển khoản không cần phải có sự xuất hiện của một lượng tiền mặt thực sự, do vậy giảm được chi phí lưu thông tiền mặt.

3.2 Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hổi

-Ti giá cố định, tỉ giá thả nổi (Fixed rate/Floating rate)

+ Tỉ giá cố định là tỉ giá do ngân hàng trung ương công bố cố định trong một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỉ giá cố định, buộc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.

+ Tỉ giá thả nổi tự do là tỉ giá được hình thành hoàn toàn theo cung cầu trên thị trường, ngân hàng trung ương không can thiệp.

+ Tỉ giá thả nổi có điều tiết là tỉ giá được thả nổi, nhưng ngân hàng trung ương tiến hành can thiệp để tỉ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.

Hiện tại Việt Nam đang thực hiện quản lý tỉ giá hối đoái theo phương thức này.

-Tỉ giá chỉnh thức, tỉ giả thị trường (Official rate/Market rate)

+ Tỉ giá chính thức là tỉ giá mà Nhà nước thường thông qua ngân hàng trung ương quy định, làm cơ sở cho thanh toán quốc gia. Thông thường, tỉ giá cố định sẽ đồng thời là tỉ giá chính thức nhưng chiều ngược lại thì chưa chắc đúng.

+ Tỉ giá thị trường là tỉ giá được hình thành trong các giao dịch trực tiếp. Các nguồn hàng thương mại sẽ căn cứ vào tỉ giá chính thức và biên độ dao động do ngân hàng trung ương công bố để xác định tỉ giá mua vào hay bán ra của mình. Tỉ giá thị trường có thể là tỉ giá trên thị trường ngoại hối chính thức nhưng cũng có thể là tỉ giá thị trường ngoại hối tự do (thị trường ngầm).

-Tỉ giá cơ bản, tỉ giá giao dịch (Prime rate/commercỉal rate)

+ Tỉ giá cơ bản là tỉ giá của ngân hàng trung ương quy định dựa vào đó mà các ngân hàng thương mại mua vào hay bán ra ngoại tệ = tỉ giá cơ bản + X %.

Có thể coi tỉ giá cơ bản là một dạng của tỉ giá chính thức. Tuy nhiên, tỉ giá chính thức còn bao gồm tỉ giá cố định. Tỉ giá cơ bản được điều tiết hàng ngày theo biến động của thị trường trên cơ sở tỉ giá hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

+ Tỉ giá giao dịch cũng chính là tỉ giá thị trường, là tỉ giá của các hợp đồng giao dịch ngoại hối cụ thể.

-Tỉ giá phổ thông (thường), tỉ giá ưu đãi (Common rate/ Preference rate)

+ Tỉ giá thường hay tỉ giá ưu đãi là phụ thuộc vào chính sách quản lý ngoại tệ.

+ Tỉ giá ưu đãi thường nhằm thực hiện phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế. Hiện nay, Việt Nam không thực hiện cơ chế này. Nhưng Thái Lan, để khuyến khích khách du lịch đến các vùng sâu, vùng xa thì quy định tỉ giá cao hơn (đánh tụt sức mua của đồng Baht (THB)) ở những vùng khuyến khích phát triển du lịch.

3.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế

Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế có thể chia thành 5 loại: tỉ giá điện hối, tỉ giá thư hối, tỉ giá séc, tỉ giá hối phiếu trả tiền ngay và tỉ giá hối phiếu trả tiền chậm.

- Tỉ giá điện hổi (Telegraphic Transfer rate)

Tỉ giá điện hối là tỉ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là tỉ giá được niêm yết tại các ngân hàng.

+ Tỉ giá này là cơ sở để xác định các loại tỉ giá khác như tỉ giá thư hối, tỉ giá séc, tỉ giá hối phiếutrảtiền chậm. Tỉ giá chính thức ở các nước áp dụng cũng thường là tỉ giá chuyển tiền bằng điện.

+ Tốc độ thanh toán nhanh

Điện phí trước đây tương đối cao, vì vậy phải tính toán trước là tiền lãi tạo ra đủ để trả tiền bằng phương thức chuyển tiền bằng điện hay không. Hiện nay, phí chuyển tiền bằng điện ra nước ngoài của các ngân hàng vào khoảng 0,2% trị giá tiền được chuyển + điện phí (nếu bằng SWIFT thì có thể từ 5 USD đến 25 USD tuỳ thuộc vào biểu phí của mỗi ngân hàng). Các ngân hàng cũng thường quy định mức phí tối thiểu và tối đa.Ví dụ,phí chuyển tiền tối thiểu của Vietinbank là 20 USD, tối đa là 200 USD; của Vietcombank tối thiểu là 5 USD, tối đa là 200 USD; Techcombank tối thiểu là 10 USD, tối đa là 300 USD...

+ Hạn chế rủi ro biến động tỉ giá đối với ngoại tệ do tốc độ thanh toán nhanh

City Bank và Vietcombank kí với nhau một hợp đồng đại lý để thực hiện việc uỷ thác thanh toán trong đó có điều khoản mở tài khoản cho nhau gọi là tài khoản Nostro. Quan hệ đại lý như thế gọi là quan hệ đại lý tài khoản. Nostro của City Bank mở tại Vietcombank và Nostro của Vietcombank mở tại City Bank gọi là tài khoản song biên (Bilateral Account).

-Tỉ giá thư hối (Mail Transfer rate)

Tương tự tỉ giá điện hối nhưng ngoại hối được chuyển bằng thư. Trước đây, tỉ giá này thường được dùng dù tốc độ thanh toán chậm hơn nhưng chi phí cũng rẻ hơn.

về nguyên tắc, người ta sẽ tính toán nếu nhận tiền bằng điện sớm hơn, ví dụ một tháng thì so sánh số lãi nếu đem tiền nhận được gửi vào ngân hàng so với điện phí phải trả.

- Neu lợi tức lớn hơn hoặc bằng điện phí thì rõ ràng là chuyển tiền bằng điện sẽ có lợi hơn.

- Điện phí - lợi tức < thư phí thì chuyển tiền bằng điện vẫn có lợi.

Tuy nhiên, hiện nay thư hối hầu như không còn được dùng do chi phí chuyển tiền bằng điện đã giảm đi rất nhiều nên lợi thế về chi phí của việc chuyển tiền bằng thư không còn nữa.

-Tỉ giả séc (Check rate)

Tỉ giá séc là tỉ giá được mua hoặc bán trên cơ sở tỉ giá điện hối trừ đi số tiền lãi của một đơn vị ngoại tệ trong thời gian chuyển séc từ nước người mua sang nước người bán.

Giữa ngân hàng nhập khẩu và ngân hàng xuất khẩu (NHXK) có quan hệ đại lý. Người nhập khẩu bỏ nội tệ ra mua một tờ séc ngoại tệ. Ngân hàng nhập khẩu (NHNK) phát séc và trao cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu xuất trình séc với NHXK để thu tiền. Trong thời gian chuyển séc, NHNK chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, do đó trong tỉ giá séc phải trừ đi phần lợi tức trên 1 đồng ngoại tệ mang lại trong thời gian chuyển séc.

-Tỉ giá hổi phiếu trả tiền ngay

+ Cách tính giống như tỉ giá séc. Thời gian tính lãi là thời gian chuyển hối phiếu.

+ Quy trình lưu thông hối phiếu: Người xuất khẩu bỏ nội tệ mua một tờ hối phiếu ngoại tệ của ngân hàng - NHNK bán tờ hối phiếu cho người nhập khẩu - Người nhập khẩu kí hậu hối phiếu trả cho người xuất khẩu - Người xuất khẩu xuất trình hối phiếu với NHXK - NHXK trả tiền cho người xuất khẩu.

-Tỉ giá hổi phiếu trả tiền chậm

Cách tính như tỉ giá hối phiếu trả tiền ngay.

Thời gian = Thời gian chuyển hối phiếu + thời gian trả chậm của hối phiếu.

4.Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái

4.1 Mức chênh lệch lạm phát của hai nước

Khi lạm phát của một quốc gia tăng tương đối so với mức lạm phát của một quốc gia khác (tức là có sự chênh lệch lạm phát), sức mua đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ, giá trị của đồng nội tệ giảm đi (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), tức là tỉ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với nội tệ tăng (hay tỉ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ giảm) và ngược lại.

1A = mB(01 đồng tiền A bằng m đồng tiền B)là tỉ giá trước lạm phát —*Tức tỉ giá hối đoái củaA/B=m

Nếu lạm phát ở quốc gia có đồng tiền A tăng là a% và lạm phát ở quốc gia có đồng tiền B tăng là b% thì:

Tỉ giá sau lạm phát là: 1A + 1A * a% = mB 4- mB * b%

A(l+a%) = mB(l+b%) -> A/B=m(l+b%) / (l+a%)

Vi dụ:Có tỉ giá 1 USD = 23.000 VND

Khi lạm phát Mỹ tăng 5%

Và lạm phát Việt Nam tăng 20%

-► 1 USD X (1+5%) = 23.000 VND X (1+20%) 1USD= 26.285,7 VND

—> Như vậy, sau khi có sự chênh lệch mức lạm phát giữa hai nước (lạm phát ở Việt Nam cao hơn ở Mỹ), VND đã giảm giá so với USD. Vì lúc trước để mua 1USD chỉ cần 23.000 VND, nhưng bây giờ để mua 1 USD phải cần nhiều VND hơn (26.285,7 VND). Tức là tỉ giá hối đoái của USD/VND tăng lên.

4.2 Mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước

Quá trình hội nhập các nền kinh tế trên thế giới tạo ra sự di chuyển vốn. Có hai dòng vốn là dòng vốn dài hạn (đầu tư trực tiếp và cho vay dài hạn) và dòng vốn ngắn hạn (tiền gửi ngắn hạn và các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn) được di chuyển giữa các quốc gia.

Dòng vốn dài hạn chịu tác động của nhiều nhân tố mang tính dài hạn như môi trường đầu tư (bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, mức độ ổn định chính trị, các ưu đãi về thuế, về đất đai, các điều kiện sản xuất...).

Dòng vốn ngắn hạn cũng có thể chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố tác động trực tiếp nhất chính là mức lãi suất giữa các quốc gia.

Khi lãi suất của một quốc gia tăng tương đối so với các nước khác (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi) sẽ làm nhu cầu về đồng tiền nội tệ của quốc gia đó tăng lên —> nội tệ tăng giá, dẫn đến tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm đi.

Ví dụ:Năm 2008, lãi suất huy động của tiền gửi ngân hàng ở Việt Nam tăng mạnh dẫn đến tỉ giá giữa USD và VND cũng giảm mạnh. Tỉ giá USD/VND có lúc tăng đến mức 19.000, nhưng do ảnh hưởng của cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi và giảm mạnh lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các ngân hàng thương mại đã làm cho tỉ giá này giảm xuống còn 16.600.

4.3 Các yếu tố khác

-Tình trạng dư thừa, thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế là bảng thống kê ghi lại các khoản thu, chi bằng tiền của một nước với thế giới bên ngoài. Có thể được lập cho một thời điểm hay cho một năm.

Sự dư thừa cán cân thanh toán quốc tế (surplus) cũng đồng nghĩa với nguồn cung ngoại tệ tăng, do đó tỉ giá có xu hướng ổn định và có khả năng giảm (đồng nội tệ mạnh lên).

Sự thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (deficit) ngược lại sẽ làm tăng cầu về ngoại tệ và do đó tỉ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ yếu đi).

Những yếu tố tác động đến cán cân thanh toán có thể là các yếu tố tác động đến cán cân thương mại (xuất khẩu hay nhập khẩu), hay các yếu tố tác động đến cán cân vốn (đầu tư, vay nợ)...

-Thu nhập GNP thực tế tăng lên

Thu nhập quốc dân tăng lên, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì có thể làm tăng nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại (du lịch nước ngoài, du học nước ngoài...) do đó làm tăng nhu cầu ngoại tệ dẫn đến có thể làm cho giá ngoại tệ tăng.

-Nhu cầu ngoại hổi bất thường

Thiên tai, chiến tranh, đình công làm gián đoạn sản xuất có thể gây ra giảm hàng xuất khẩu, tăng nhu cầu nhập khẩu để tài trợ cho sản xuất hay tiêu dùng, đồng tiền mất giá làm cho tỉ giá tăng. Thực ra, những sự kiện đó được coi như những cú sốc và nó thường gây ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường ngoại hoi do yếu tố tâm lý và các yếu tố đầu cơ trên thị trường ngoại hối.

-Các yếu tố khác mang tinh chất chính sách, biện pháp

Sự biến động tỉ giá của một quốc gia tất nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào bản thân chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của quốc gia đó.Ví dụnhư trong điều kiện một quốc gia thực hiện chế độ tỉ giá cố định có biên độ thì rõ ràng sự biến động của tỉ giá không thể như ở các nước thực hiện chế độ thả nối tự do. Tuỳ thuộc vào các mục tiêu của mình mà các quốc gia có thể thực hiện các chính sách tiền tệ khác nhau để tác động đến tỉ giá.

Chính sách thuế quan, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu nhằm điều tiết lượng hàng nhập khẩu cũng có tác động đến tỉ giá. Hoa Kỳ đã dùng hạn ngạch SA 8000 để quản lý hàng nhập khẩu dẫn đến sự phát triển của các hàng rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước. Việc hạn chế hàng nhập khẩu có thể làm tỉ giá tăng lên trên cơ sở giảm khối lượng hàng nhập khẩu, do đó làm giảm cầu về ngoại tệ.

5.Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế

5.1 Ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng hóa

- Tỉ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng nghĩa là đồng nội tệ giảm giá, giá sản phẩm của quốc gia đó trên thị trường quốc tế giảm, kích thích xuất khẩu, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

- Tỉ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng nghĩa là đồng nội tệ giảm giá, giá sản phẩm của quốc tế trên thị trường nội địa tăng (tức là chi phí hàng hóa nhập khẩu bằng nội tệ sẽ tăng) làm hạn chế nhập khẩu, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

- Ngược lại, khi tỉ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ so với nội tệ giảm nghĩa là đồng nội tệ tăng giá, lúc đó sẽ hạn chế xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, trong điều kiện tất cả các yếu tố khác không đổi.

Như vậy, khi đồng tiền giảm giá khuyến khích xuất khẩu vì lúc đó, xuất khẩu sẽ có lợi hơn, nhung lại mang lại bất lợi cho nhập khẩu do vậy sẽ hạn chế nhập khẩu. Khi đồng tiền tăng giá sẽ hạn chế xuất khẩu vì lúc đó xuất khẩu sẽ bị bất lợi nhưng lúc đó nhập khẩu sẽ có lợi hơn.

5.2 Ảnh hưởng tới đầu tư nước ngoài

- Khi tỉ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ tăng —> nội tệ giảm giá trị —> kích thích đàu tư nước ngoài vào trong nước và hạn chế đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, trong điều kiện tất cả các nhân tố khác không đổi.

- Ngược lại, khi tỉ giá hối đoái giữa ngoại tệ so với nội tệ giảm, tức là nội tệ tăng giá —> kích thích đầu tư ra nước ngoài và hạn chế đầu tư vào trong nước.

5.3 Ảnh hưởng tới nợ nước ngoài và dịch vụ thu ngoại tệ của các quốc gia

Khi đồng tiền giảm giá làm cho số nợ của quốc gia tính bằng ngoại tệ tăng lên và ngược lại khi đồng tiền quốc gia tăng giá sẽ làm giảm số nợ của quốc gia.

Các dịch vụ thu ngoại tệ như khách du lịch, khi đồng tiền giảm giá sẽ khuyến khích các khách du lịch vì họ có thể tiêu dùng nhiều hơn các loại hàng hóa và dịch vụ. Ngược lại, khi đồng tiền tăng giá sẽ hạn chế trong thu hút khách du lịch vì họ sẽ tiêu dùng ít hơn các loại hàng hóa và dịch vụ.

Qua phân tích trên đây, chúng ta đã thấy được sự thay đổi của tỉ giá hối đoái có tác động mạnh đến hai lĩnh vực được xem xét, đó là thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Sự tác động đó khi lợi về mặt này thì lại bất lợi về mặt kia. Song, tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các quốc gia có những biện pháp điều chỉnh thích hợp sao có lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

6.Các chính sách điều chỉnh tỉ giá hối đoái

6.1 Chính sách chiết khấu (discountpolicy)

Chính sách chiết khấụ là một trong những chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương (NHTW) sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất cấp vốn) để điều chỉnh lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm điều chỉnh lãi suất trong thị trường.

Như vậy, chính sách chiết khấu chỉ có thể được thực hiện ở các quốc gia thực hiện Hệ thống ngân hàng 2 cấp. Theo đó, cấp I là NHTW. Cấp 2 là các NHTM và các tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Các NHTM và các TCTD là những tổ chức cung cấp tín dụng trực tiếp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Lãi suất chiết khấu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều của lãi suất trên thị trường, hệ quả là sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái.

Trong trường hợp thiếu vốn, các NHTM và các tổ chức tín dụng có thể được phép vay lại NHTW với lãi suất,ví dụ9%. Thông qua việc nâng/hạ mức lãi suất chiết khấu, NHTW sẽ khiến các NHTM nâng/hạ lãi suất cho vay và do đó tác động đến lãi suất của toàn bộ nền kinh tế.

- Khi tỉ giá có xu hướng tăng (đồng nội tệ mất giá) thì NHTW của một nước có thể thực hiện nâng lãi suất chiết khấu qua đó nâng lãi suất thị trường ở mức cao hơn mức lãi suất thế giới (thông thường hay so sánh với lãi suất trên thị trường tiền tệ lớn trên thế giới), qua đó sẽ thu hút luồng vốn ngắn hạn ở nước ngoài đổ về (trên cơ sở của quy luật ngang giá lãi suất) dẫn đến tăng cung ngoại hối. Kết quả là làm cho tỉ giá tăng.

- Ngược lại, khi tỉ giá có xu hướng xuống thấp sẽ bất lợi cho xuất khẩu. Nhằm duy trì mức xuất khẩu, NHTW thực hiện chính sách chiết khấu thấp, hạ lãi suất của đồng nội tệ. Điều này một mặt dẫn đến việc dòng vốn ngoại tệ ngắn hạn chảy ra bên ngoài làm cung ngoại hối giảm, dẫn đến ngoại tệ tăng giá. Kết quả là làm cho tỉ giá tăng.

Chính sách chiết khấu thường chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, với điều kiện tình hình kinh tế, chính trị của nước đó ổn định, đồng tiền nước đó không có nhiều khả năng bị mất giá cao. Việc nâng hay hạ lãi suất chiết khấu phải tạo ra được sự chênh lệch về lợi tức dự tính của đồng tiền nước mình so với đồng ngoại tệ thì mới có tác dụng.

6.2 Chỉnh sách hối đoái (exchangepolicy)

- Là chính sách mà NHTW thông qua các cơ quan ngoại hối của nhà nước tác động trực tiếp vào cung cầu ngoại hối bằng việc mua bán ngoại hối trên thị trường để điều chỉnh tỉ giá. Chính sách hối đoái là chính sách can thiệp trực tiếp.

+ Khi tỉ giá bị tăng lên quá cao, NHTW có thể tham gia thị trường mở, mua một lượng giấy tờ có giá bằng ngoại hối lớn cho các NHTM, qua đó, “bơm” ngoại hối vào thị trường, làm tăng cung ngoại tệ góp phần ổn định tỉ giá.

+ Khi tỉ giá xuống thấp, thì các NHTW có thể mua lại ngoại hối của các NHTM thông qua việc bán các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, giảm cung ngoại hối và do đó làm tăng tỉ giá trở lại.

+ Điều kiện để thực hiện chính sách hối đoái:

Thứ nhất,để thực hiện được chính sách hối đoái hiệu quả, đòi hỏi NHTW của một nước phải có một lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh vì mức độ can thiệp sâu hay nông, lâu hay nhanh phụ thuộc vào dự trữ ngoại tệ.

Thứ hai,có thị trường ngoại hối tự do, có sự điều tiết của Nhà nước. Trong từng thời kì, NHTW sẽ quyết định dùng loại ngoại tệ nào, số lượng bao nhiêu, thời gian và thời điểm can thiệp...

6.3 Phá giá tiền tệ (Devaluation, Depreciation)

Khái niệm Devaluation chỉ tồn tại trong cơ chế tỉ giá cố định. Còn Depreciation là sản phẩm của cơ chế tỉ giá thả nổi.

Phá giá tiền tệ là đánh sụt sức mua của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó.

Phá giá không phải là lúc nào cũng có hại, trên thực tế nó còn có những hiệu quả tốt cho nền kinh tế như: tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu; tăng nhập khẩu vốn, giảm xuất khẩu von; tăng nhập khẩu dịch vụ (du lịch), giảm xuất khẩu dịch vụ (du lịch) và do đó làm tăng cung ngoại tệ, duy trì sự ổn định tỉ giá trong dài hạn. Tuy nhiên, việc phá giá cũng tước đoạt một phần của cải của những người nắm giữ đồng tiền mất giá.

Để thực hiện phá giá có hiệu quả, cần phải có các điều kiện như: phải có sẵn hàng hóa dự trữ để phục vụ cho xuất khẩu, có môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn và có các giải pháp cho những đối tượng chịu thiệt hại do phá giá (các nhà nhập khẩu), nếu chúng ta nhập khẩu lớn thì có thể gây ra sự tăng giá hàng hóa nhập khẩu, do đó có thể gây ra lạm phát...

Việc phá giá thường phải tiến hành bí mật vì sẽ có một số nước khác bị bất lợi do giá hàng hóa của nước phá giá có thể rẻ tường đối trên thị trường quốc tế, gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh.

6.4 Nâng giá tiền tệ (Revaluation, Appreciation)

Nâng giá tiền tệ là việc nâng cao giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Tác dụng hoàn toàn ngược với phá giá.

Tuy nhiên, một số nước vẫn thực hiện việc nâng giá đồng tiền của nước mình.Vi dụnhư trường hợp của Nhật Bản.

- Nền kinh tế của Nhật Bản đã từng ở vào thời kì phát triển quá nóng (nền kinh tế bong bóng). Thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ rất lớn => nước Nhật Bản phải giảm sốt cho nền kinh tế, giảm thặng dư thưomg mại với Mỹ để giữ thị tr­ường. Ngày nay, Nhật Bản đang giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ bằng cách mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á.

- Nhật Bản rất thiếu tài nguyên, việc nâng giá đồng JPY sẽ có lợi trong việc nhập khẩu. Nhật Bản đã thực hiện phân luồng nhập khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng việc nhập khẩu các nguyên nhiên liệu chiến lược.

- Mỹ ép Nhật Bản còn vì Mỹ đang đặt căn cứ quân sự trên đất nước Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhặt Bân không được phép xây dựng quân đội, chỉ có lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

- Nhật Bản có thể trút được gánh nặng đồng JPY lên giá cho các nước khác bằng cách yêu cầu các nước khác khi mua hàng của Nhật Bản phải trả bằng JPY. Vì vậy, những nước như Việt Nam với thu nhập ngoại tệ chủ yếu là USD (70%) sẽ gặp nhiều bất lợi khi nhập khẩu hàng của Nhật Bản mà phải trả bang JPY.

Luật Minh KHuê (tổng hợp)