Việt đoạn văn giới thiệu về giá trị ý nghĩa của cây tre trong đời sống con người Việt Nam

- Tên khai sinh: Hà Văn Lộc.

- Quê quán: Hà Nội nhưng sinh ra ở Nam Định.

- Sáng tác nhiều thể loại: báo chí, bút kí, thuyết minh phim.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: 1955, là lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên.

- Thể loại: Kí.

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến chí khí như người): Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam.

+ Phần 2 (Tiếp đến Tiếng sáo diều tre cao vút mãi): Sự gắn bó của tre với con người Việt Nam.

+ Phần 3 (Còn lại): Tre là tượng trưng cho tâm hồn, khí chất của người Việt Nam.

III. Đọc hiểu văn bản

1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam

- Khái quát: "Cây tre là người bạn thân... nhân dân Việt Nam".

+ Là loài cây thân thuộc, có mặt ở khắp mọi nơi: tre Đồng Nai, tre Việt Bắc...

+ Có sức sống mãnh liệt: vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt.

+ Có nhiều phẩm chất đáng quý: mọc thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao giản dị, chí khí như người.

- Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh, liệt kê, sử dụng nhiều tính từ.

→ Tình yêu và sự hiểu biết sâu rộng của tác giả với tre.

2. Sự gắn bó của tre với con người Việt Nam

a) Trong đời sống và lao động sản xuất

- Trong lao động sản xuất: Tre là cánh tay của người nông dân cùng họ vượt qua năm tháng khó khăn, thử thách.

+ Nhân hóa: trùm lên âu yếm, ăn ở với người, vất vả mãi với người... → Cây tre gần gũi, thân thuộc với con người.

+ Điệp ngữ: Dưới bóng tre xanh → Gợi hình ảnh bóng tre bao trùm không gian làng quê.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian, cách thức: lâu đời, đời đời kiếp kiếp, đã mấy nghìn năm, từ nghìn đời nay → Nhấn mạnh sự đồng hành của cây tre với con người trong lao động sản xuất đã từ xa xưa.

+ So sánh: Tre là cánh tay của người dân.

- Trong đời sống:

+ Từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre.

+ Những que chuyền đánh chắt bằng tre làm nên tuổi thơ.

+ Những mối tình quê hương nỉ non dưới bóng tre, bóng nữa...

+ Tuổi già với bát nước chè xanh, điều cày tre...

+ Khi nhắm mắt xuôi tay nằm trên chiếc giường tre.

b) Trong chiến đấu: tre là người chiến sĩ anh hùng, quả cảm, cùng con người xông pha trận mạc.

- Tre được tặng 2 danh hiệu cao quý: Tre, anh hùng lao động!, Tre, anh hùng chiếc đấu!

- So sánh: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất; tre là đồng chí chiến đấu.

- Nhân hóa: cùng ta làm ăn, vì ta mà cùng ta đánh giặc,... hi sinh để bảo vệ con người.

- Điệp ngữ: giữ; Tre, anh hùng..

- Động từ mạnh: chống lại, xung phong.

c) Trong đời sống tinh thần: Là phương tiện giúp bộc lộ cảm xúc.

- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê.

- Diều lá tre bay lưng trời, sáo tre, sáo trúc vang khắp trời.

d) Trên đường tới tương lai

- Tre là biểu tượng cho sự tiếp nối các thế hệ con người:

+ Tre già măng mọc.

+ Măng mọc trên phù hiệu ở ngữ thiếu nhi Việt Nam.

- Tre mãi là người bạn đồng hành chung thủy:

+ Tre xanh vẫn là bóng mát.

+ Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình.

+ Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi.

+ Những chiếc đu tre vẫn rướn lên bay bổng.

+ Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

3. Khẳng định ý nghĩa biểu tượng của tre

- Nhân hóa + Liệt kê: Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

- Điệp ngữ: Cây tre....

→ Cây tre là biểu tượng của dân tộc, con người Việt Nam.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

2. Nghệ thuật

Bài thơ có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?

- Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp cây tre cả về hình dáng và phẩm chất: 

+ Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;

+ Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;

+ Mầm măng non mọc thẳng;

+ Màu xanh của tre tươi nhũn nhặn. 

+ Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc; 

+ Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh; 

+ Tre thẳng thắn, bất khuất cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; 

+ Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre. 

→ Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất của con người. Tre là biểu tượng cao quý cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. 

2. Những từ ngữ nào trong văn bản biểu đạt rõ nhất hình ảnh của cây tre?

- Một số từ ngữ biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre: 

+ xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,… → đặc điểm hình dáng, đặc tính của cây tre như một loài cây quen thuộc. 

+ giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, bất khuất,… → miêu tả cây tre nhưng lại gợi đến vẻ đẹp, tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam. 

3. Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài.

Những chi tiết đó trong bài: 

Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trèn giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quý khác: thẳng thắn, bất khuất. Tre dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Để tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: Vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh. 

4. Vì sao tác giả có thể khẳng định "Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam"? 

Tác giả khẳng định "Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó với thế hệ người Việt Nam từ khi kháng chiến đến hòa bình chính là sự kiên cường, bất khuất, gan dạ. Đó cũng chính là tính cách, nét đẹp cao quý của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 

5. Tìm một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

Một số chi tiết, hình ảnh cụ thể làm rõ cho lời khẳng định của tác giả "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam": Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người "bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam". Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: "Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa". Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: "Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn". Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.

6. Em đang sống ở thời điểm "ngày mai" mà tác giả nói đến trong văn bản, "khi sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa". Theo em, vì sao cây tre vẫn là hình ảnh vô cùng thân thuộc đối với đất nước, con người Việt Nam?

Hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh "măng mọc", tiếng sáo diều vi vút,... Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người. Trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị  hoá, tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh.


Page 2

Em đang ở một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, cách xa đất liền. Ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác vô cùng  hoang sơ. Nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả cát dưới đáy. Phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và 2 bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến được hòn đảo phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm. Ở đây con người sẽ xây dựng những "thủy cung", có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu. 

1. Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong chuyện?

Cây khế là một trong những câu truyện cổ tích Việt Nam được nhiều người yêu thích, đây là một trong những bài học giáo dục cho con người. Với những yếu tố thần kỳ đưa vào câu truyện, tác giả dân gian muốn đem đến một bài học nhẹ nhàng cho con người về tình yêu thương cho gia đình, sự lương thiện, thật thà.

Trong truyện, em thích nhất chi tiết: Khi chim lạ đến ăn khế, câu nói của chim chính là điểm đáng chú ý nhất để lại nhiều suy nghĩ trong người đọc: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy để được ăn khế thôi, nên cũng không suy nghĩ đến chuyện chim sẽ thực hiện đúng lời hứa của mình. Nhưng thật bất ngờ khi mấy hôm sau chim đã quay lại và đưa người em đến hòn đảo vàng bạc như đúng là lời hứa mà chim đã nói vậy. Đó là một điều đáng khen ngợi về đức tính biết giữ lời hứa và trả ơn cho người đã giúp đỡ mình.

2. Hãy tóm tắt chuyện Cây khế.

Tóm tắt chuyện Cây khế: Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết.

3. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.

Các từ ngữ đó trong truyện cây khế: Ngày xửa ngày xưa.

4. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao?

Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang là con vật kỳ ảo. Chim thần nói “ ăn một quả trả một cục vang, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Lời nói của chim tưởng đâu là bâng quơ nhưng người em tin là thật và đã thức đêm chuẩn bị chiếc túi ba gang như lời chim dặn. Sáng hôm sau, con chim đến chở người em ra đảo, một hòn đảo có rất nhiều vàng. Tác giả dân gian xây dựng tình huống truyện cùng với yếu tố kỳ ảo chim thần vi để cho người nhân vật người em được nhận một món quà vô cùng giá trị, nhưng đó cũng là những gì vợ chồng người em xứng đáng nhận được. Đây cũng là lời khẳng định cho một giá trị nhân văn rằng: người tốt nhất định sẽ được báo đáp và ở hiền chắc chăn sẽ gặp lành.

5. Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?

Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, cũng có câu như thế "Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng". Đây là câu nói của chim thần. 

6. Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó?

Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu. Đó là hòn đảo xa có rất nhiều vàng. Hai vợ chồng từ đó sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa. Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về chú chim phượng hoàng ăn khế trả vàng là một chi tiết đặc sắc trong câu chuyện. Đó là chi tiết li kỳ giúp cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn. Không những thế, thông qua chi tiết này, tác giả dân gian thể hiện một triết lý sâu sắc. Chỉ cần chăm chỉ, ở hiền ắt sẽ gặp lành. Vợ chồng người em là biểu tượng của người dân lao động xưa luôn chăm chỉ, chịu thương chịu khó và hiền lành nên đã đạt được thành quả tốt đẹp.

7. Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.

- Người anh: Nhân vật người anh trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những kẻ tham lam, ích kỉ.

Người anh là người ích kỉ và keo kiệt, khi cha mẹ qua đời anh ta đã chiếm hết mọi ruộng đất và chỉ để lại cho người em mỗi túp lều và cây khế. Bao nhiêu ruộng đất chiếm được, anh ta cho cày thuê nên ngày càng giàu có hơn. Bộ dáng tham lam của anh ta khi tranh ruộng đất với em mình thật khác hẳn với bộ dáng anh ta xun xoe, nịnh nọt người em đổi cho cây khế ngọt để lấy vàng. Anh ta mặc bộ quần áo thùng thình, vai khoác chiếc túi mười hai gang cùng cái bụng phệ loay hoay leo lên lưng chim ra đảo lấy vàng. Nhìn thấy nhiều vàng trên đảo, đôi mắt híp của anh ta sáng rực lên, bộ dạng hấp tấp, tham lam vơ vét, cố ních, cố nhét vào túi và ì ạch vác túi vàng nặng trĩu trên vai leo lên lưng chim để trở về. Nhưng rồi cuối cùng con người tham lam, ích kỉ ấy đã chới với trên lưng chim rồi lăn xuống biển.

Cái chết của người anh là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam, chỉ muốn ăn mà không muốn làm, sống cạn tình nghĩa.

- Người em: Nhân vật người em trong câu chuyện cổ tích Cây khế là hình ảnh tiêu biểu cho những người tốt bụng, thật thà, lương thiện.

Người em hiền lành, tốt bụng và rất yêu mến anh trai của mình. Khi cha mẹ qua đời, nhà cửa ruộng vườn đều thuộc về anh. Người em chỉ có một túp lều nhỏ và một cây khế ở cuối vườn. Biết phận mình là em nên không dám đòi hỏi gì hơn, người em chỉ ngày ngày chắm chút cho cây khế, mong cây đơm quả ngọt. Điều may đến, người em được chim lạ đưa đi lấy vàng và có một cuộc sống sung túc. Vì tốt bùng, thật thà nên người em đã chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người và đặc biệt là anh trai của mình. Khi anh trai nổi long tham muốn đổi gia tài của mình để lấy cây khế ngọt, người em cũng sẵn sàng chia sẻ điều đó với anh trai của mình. 

Hai vợ chồng người em được sống sung túc hơn, có ruộng vườn nhà cửa là cái kết có hậu cho những người "ở hiền gặp lành".

8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người. Câu truyện ăn khế trả vàng còn mang tính giáo dục cho trẻ nhỏ để hình thành những đức tính tốt cho cuộc sống sau này.

Tưởng tượng ra một kết thúc khác cho chuyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể về kết thúc đó.

     Một hôm người anh nghe mọi người trong vùng bàn tán xôn xao về sự giàu có bất ngờ của người em.. Sau khi nghe ngóng được toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, anh vội vàng  đề nghị người em đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế của. Người anh làm đúng như người em đã làm, chăm sóc cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Người anh ngồi dưới gốc cây giả vờ than khóc. Quả nhiên con chim đầu đàn bảo người anh hãy mang túi ba gang để đựng vàng. Người anh chợt nghĩ, dại gì không may túi lớn hơn để đựng được nhiều vàng. Do đó, người anh đã may túi 12 gang. Đến đảo, hắn thấy vàng bày la liệt, hắn tha hồ hốt đầy túi và nhét thêm vào người. Trên đường về giữa biển,  chim mỏi cánh van nài người anh bỏ bớt. Hắn tiếc  quá không bỏ được, chim không thể gượng nổi chao nghiêng cánh. Thế là người anh cùng túi vàng rơi xuống và không còn biết gì nữa cả.

Tỉnh lại người anh thấy mình nằm trên một hòn đảo. Có lẽ hắn đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Trải qua sự việc này, người anh thấy mình thật dại dột đã để lòng tham làm mờ lí trí, hắn đã rút ra được bài học đích đáng cho mình. Từ đó, hắn phải sống cô đơn, lẻ loi trên hoang đảo đến suốt đời.