Việt Nam đã tổ chức Hội nghị APEC máy lần

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC] được thành lập năm 1989, với sự tham gia của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương nhằm mục tiêu tăng cường quan hệ về kinh tế và chính trị ở khu vực. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của APEC vào ngày 14/11/1998. Hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực, chủ động tại APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Trong vai trò chủ nhà, tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương [FTAAP]. Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực. Trọng trách đăng cai APEC lần thứ hai năm 2017, với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, ta đã chủ trì, phối hợp với các thành viên thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác lớn, khơi dậy những động lực mới cho tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và kết nối khu vực, củng cố vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế thương mại toàn cầu và ứng phó với các thách thức chung. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hội nghị Cấp cao APEC 25 và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế cùng các văn kiện kèm theo. Ta đã chủ động đề xuất và tổ chức thành công Đối thoại lần đầu tiên giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với lãnh đạo các quốc gia ASEAN và đóng góp tích cực thúc đẩy hình thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] trong dịp Tuần lễ Cấp cao APEC tại Đà Nẵng.

Quang cảnh Hội nghị Việt Nam và APEC: 20 năm và chặng đường sắp tới

Hai là, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá là thiết thực, đáp ứng sự quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

Ba là, Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC [năm 2005 - 2006], Chủ tịch, Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp...  Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, ta đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC [Hội đồng tư vấn kinh doanh của APEC], được các thành viên đánh giá cao.

Bốn là, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC ngày càng được đề cao. Doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC. Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh tế khu vực.

[Nguồn: Bản tin TBNB số 01/2019 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ngãi]


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tham dự Hội nghị có các nhà lãnh đạo và đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF], lãnh đạo Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC [ABAC], Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương [PECC], Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương [PIF] và Ban Thư ký ASEAN. 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử APEC, Hội nghị Cấp cao được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Trong vai trò chủ nhà, Malaysia chọn chủ đề của năm APEC 2020 là "Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường và thịnh vượng chung", tập trung vào 3 ưu tiên: xây dựng tầm nhìn APEC sau năm 2020; cải thiện thương mại và đầu tư; bao trùm, kinh tế số và bền vững sáng tạo. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, Malaysia tổ chức phần lớn các hội nghị trong Tuần lễ APEC theo hình thực trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Malaysia Muhyddin Yassin nhấn mạnh, trước những những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực, cũng như trước những thách thức chưa từng có, với chủ đề “Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung”, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27 khẳng định quyết tâm của các nhà Lãnh đạo APEC đưa châu Á – Thái Bình Dương phục hồi thành công, hướng đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bao trùm, sáng tạo và an toàn.

Theo ông Muhyddin Yassin, đại dịch COVID-19 đã có những tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta đặt ra những ưu tiên về thương mại và đầu tư. “Đối với APEC hôm nay chúng ta hợp tác để cùng nhau giảm thiểu những tác động của COVID-19, nhờ đó vai trò của chúng ta ngày càng trở nên nổi bật hơn”. Trong giai đoạn khó khăn nhất, thì tính nhân văn là điểm nổi trội. “Chúng ta cần hợp tác cùng nhau, thống nhất để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Hiện nay thế giới đang cố gắng tìm kiếm cách tiếp cận vaccine một cách công bằng và giúp mọi người có thể tiếp cận được. APEC chiếm 60% GDP thế giới nên đóng góp rất lớn cho việc thúc đẩy khôi phục kinh tế.

“Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì thương mại và sát cánh cùng nhau để đưa khu vực của chúng ta hướng tới phát triển và phục hồi kinh tế mạnh mẽ và bền vững”, Thủ tướng Malaysia nói. Kể từ năm 1994 đến nay, khi APEC đặt ra mục tiêu Bogor, thương mại nội khối của APEC đã tăng hơn 4 lần, hiện chiếm khoảng 50% thương mại toàn cầu, thể hiện sự liên kết kinh tế của APEC. Về mặt đầu tư, kể từ năm 2000, đầu tư vào các nền kinh tế APEC cũng đã tăng gấp 2 lần.

Thủ tướng Malaysia đề xuất 3 ưu tiên mà APEC nên hướng tới và thúc đẩy. Đó là, khẳng định cam kết hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Tính ổn định và dễ dự báo của thị trường là trụ cột quan trọng giúp cho thương mại và đầu tư tiếp tục được duy trì ngay cả trong thời gian khủng hoảng. Ưu tiên thứ hai là tăng cường và phát triển nền kinh tế số, qua đó, tạo thêm công ăn việc làm và giúp cho người lao động trở lại thị trường lao động. Thứ ba là tăng trưởng kinh tế bao trùm. Phục hồi kinh tế và sau đó là tăng trưởng kinh tế cần phải đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.


Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại Hội nghị Cấp cao APEC, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng đối với thế giới và khu vực, nhất là triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, tăng cường hợp tác ứng phó với đại dịch COVID-19, đẩy mạnh liên kết kinh tế, duy trì các chuỗi cung ứng, thúc đẩy kinh tế số và công nghệ số.

Một nội dung hết sức quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần này là thảo luận và thông qua Tầm nhìn APEC sau năm 2020, nhằm triển khai sáng kiến về xây dựng Tầm nhìn APEC sau năm 2020 do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 diễn ra vào tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng.

Lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC đang tiếp tục thảo luận sâu sắc để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất ứng phó với các khủng hoảng hiện nay, đồng thời đưa ra những định hướng hợp tác để tiếp tục duy trì vai trò của châu Á-Thái Bình Dương là khu vực đi đầu về phát triển và liên kết kinh tế, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo toàn cầu trong những thập kỷ tới.

Hội nghị lần này dự kiến thông qua 2 văn kiện là Tuyên bố Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 27 và Tuyên bố về Tầm nhìn APEC sau năm 2020.

Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội nghị này.

Đức Tuân


PV: Thưa Thứ trưởng, Năm APEC Việt Nam 2017 đã thành công tốt đẹp, ghi nhận nhiều kỷ lục của chủ nhà Việt Nam. Xin Thứ trưởng điểm lại một số kỷ lục nổi bật của kỳ APEC lần này?

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và của chính các thành viên APEC diễn biến phức tạp, nhiều thay đổi bất ngờ, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch và chủ nhà APEC 2017. Trong lịch sử gần ba mươi năm phát triển của APEC, chưa bao giờ tâm lý nghi ngại những giá trị cốt lõi mà APEC thúc đẩy, như tự do hóa thương mại và đầu tư, toàn cầu hóa, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, lại nổi lên mạnh mẽ như thời gian qua. Cùng với đó, chính trị nội bộ và chính sách của nhiều thành viên chủ chốt của APEC đang trong giai đoạn điều chỉnh.

Trong bối cảnh “lửa thử vàng, gian nan thử sức” đó, Việt Nam đã chứng tỏ bản lĩnh, trí tuệ và năng lực dẫn dắt, đưa Năm APEC 2017 tới thành công trên cả ba phương diện nội dung, tổ chức và tham dự. Năm APEC Việt Nam 2017 đã tạo được dấu ấn trong lịch sử APEC và nhất là đối với đối tác cũng như bạn bè quốc tế.

Về nội dung, chúng ta đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của ngoại giao đa phương Việt Nam với việc khởi xướng các ý tưởng, vận động sự ủng hộ, khéo léo điều hòa khác biệt và tạo dựng đồng thuận. Năm APEC 2017 mà đỉnh cao là Tuần lễ cấp cao 2017 đã thành công với hai văn kiện, đó là Tuyên bố cấp cao Đà Nẵng và Tuyên bố chung Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế, cùng sáu văn kiện quan trọng khác trên các lĩnh vực hợp tác thiết thực, qua đó tạo động lực mới cho tăng trưởng và khẳng định hợp tác, liên kết tiếp tục là dòng chảy chính của khu vực. Đặc biệt, lần đầu tiên, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC được thông qua với hai phụ lục, trong đó thể hiện hầu hết các sáng kiến của Việt Nam. Nhiều thành viên và Ban Thư ký APEC quốc tế đều khẳng định những kết quả đạt được của Năm APEC 2017 có tác động vượt tầm khu vực, thúc đẩy xu thế liên kết kinh tế toàn cầu, đề cao chủ nghĩa đa phương cũng như vai trò của hệ thống thương mại đa phương.

Về tổ chức, chúng ta đã chủ trì, điều hành 243 cuộc họp, trong đó có Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và tám cuộc họp cấp Bộ trưởng tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây cũng có thể coi là “kỷ lục” nếu so với những sự kiện quốc tế Việt Nam từng đăng cai như Năm APEC 2006, Năm ASEAN 2010. Riêng Tuần lễ cấp cao APEC 2017 đã thể hiện năng lực của bộ máy tổ chức và sự đồng lòng của nhân dân và các địa phương, khi chúng ta lần đầu tổ chức một sự kiện đa phương quốc tế lớn ở một thành phố miền trung, trong bối cảnh bão, lũ gây nhiều trở ngại. Chúng ta đã chuẩn bị công phu để đón tiếp trọng thị, chu đáo toàn bộ các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC và đón bốn nhà lãnh đạo các nền kinh tế then chốt của APEC tới thăm Việt Nam trong dịp này, với những kết quả rất quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ của Việt Nam với các đối tác.

Chúng ta cũng đạt những con số ấn tượng. Mười thành phố trong cả nước đăng cai các sự kiện APEC, đón tiếp khoảng 21 nghìn lượt người, trong đó có khoảng 11 nghìn người tham dự Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Đặc biệt, đây là lần thứ hai trong 10 năm qua, Hội nghị cấp cao APEC đã hội tụ sự tham dự đầy đủ của 21 nhà lãnh đạo và đại diện các nền kinh tế APEC ở cấp cao nhất. Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC và Hội nghị cấp cao Kinh doanh Việt Nam đã thu hút sự tham dự của tổng cộng 4.000 lượt đại diện doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Đây là những sự kiện quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử APEC cũng như đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Về truyền thông, trong cả năm APEC đã có khoảng 4.000 lượt phóng viên nước ngoài đưa tin, chỉ riêng trong Tuần lễ cấp cao APEC đã có 2.800 phóng viên báo chí trong nước và quốc tế tới tham dự. Điều này cho thấy vị thế của nước ta, cũng như sự quan tâm lớn của thế giới dành cho Việt Nam.

Với thành công Năm APEC 2017, cộng đồng quốc tế đều công nhận vị thế quốc tế mới của Việt Nam. Đó là một Việt Nam năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, một thành viên chủ động và có trách nhiệm đóng góp cho các quan tâm chung, với tâm thế “tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương”, vì một châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.

PV: Qua một năm tham gia điều hành, chỉ đạo hơn 240 hoạt động của APEC, Thứ trưởng có thể kể một vài kỷ niệm, ấn tượng sâu sắc và đáng nhớ nhất?

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn: Tôi nhớ lại cảm xúc không chỉ của cá nhân tôi mà của cả Đoàn Việt Nam khi Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 21 tại Bali, Indonesia, năm 2013 đã nhất trí ủng hộ Việt Nam đăng cai Năm APEC 2017. Là một trong những thành viên trẻ nhất diễn đàn, chúng ta vô cùng tự hào khi được lần thứ hai đảm nhiệm trọng trách này. Đó là sự tin cậy của bạn bè và đối tác dành cho chúng ta, đó là minh chứng rõ ràng về uy tín, vị thế quốc tế của chúng ta. Cùng với niềm tự hào là rất nhiều lo lắng, làm sao để tổ chức thành công các hoạt động của APEC, thể hiện sự đóng góp chủ động, tích cực của Việt Nam đối với quan tâm của khu vực và tạo những dấu ấn Việt Nam qua sự kiện này.

Sự kiện để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc nhất là Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng. Tiếp đó là cảm xúc hạnh phúc và tự hào khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên bố các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua Tuyên bố cấp cao Đà Nẵng “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Như vậy, sau 243 hoạt động trong suốt Năm APEC với tám Hội nghị và Đối thoại cấp Bộ trưởng, sáu ngày năm đêm ròng rã đàm phán, chúng ta đã đạt được thành công.

Trong trao đổi, tiếp xúc song phương với lãnh đạo nước ta, lãnh đạo các nền kinh tế APEC và nhiều đối tác đều đánh giá cao công tác tổ chức cũng như vai trò chủ nhà, điều hành hội nghị của Việt Nam. Thông điệp mạnh mẽ trong Tuyên bố cấp cao Đà Nẵng về thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương một lần nữa khẳng định vai trò then chốt của APEC là động lực của tăng trưởng, nơi khởi nguồn các sáng kiến liên kết kinh tế và là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

HỒNG HẠNH [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề