Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ máy của Mỹ

Theo Forbes, năm ngoái, Việt Nam xếp thứ 28 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Năm nay, Việt Nam vượt lên vị trí 10.

Forbes vừa liệt kê danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ có nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Theo đó, xếp ở vị trí thứ nhất là Thụy Sĩ. Tính đến tháng 7/2020, kim ngạch thương mại Mỹ - Thụy Sĩ tăng 55,13% so với cùng kì năm ngoái. Vào thời điểm này năm 2019, Thụy Sĩ đứng thứ 19 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Năm nay, quốc gia này xếp ở vị trí thứ 8.

Việt Nam lọt top 2 các các đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất tính từ đầu năm đến nay. Theo Forbes, không có đối tác thương mại nào của Mỹ phát triển nhanh như Việt Nam trong vòng 2 thập kỉ qua. Năm ngoái, Việt Nam ở vị trí thứ 28 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Năm nay, Việt Nam vượt lên xếp thứ 10.

Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm qua, là điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1995, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới dừng ở mức 450 triệu USD thì kết thúc năm 2019, con số này đã đạt mốc gần 76 tỉ USD [đạt 75,72 tỉ USD], gấp khoảng 168 lần so với năm 1995.

Cập nhật theo thị trường của Tổng cục Hải quan [hết tháng 5/2020] cho thấy, dù trong bối cảnh tác động lớn của đại dịch Covid-19 nhưng về tổng thể hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn có sự tăng trưởng lạc quan.

Forbes cũng đề cập đến Campuchia - đối tác phát triển nhanh nhất trong tháng 8. Campuchia có thế mạnh là sản xuất hàng may mặc, đặc biệt là ba lô, túi xách và quần áo.

Kim ngạch thương mại Mỹ - Campuchia tăng 65,79% từ tháng 6 đến tháng 7, nhờ vậy, Campuchia cải thiện thứ hạng từ vị trí 57 lên vị trí thứ 47.

Xếp ngay sau Campuchia là Hungary. Mặt hàng chủ lực mà quốc gia này xuất khẩu vào Mỹ bao gồm xe cơ giới, máy tính, phụ tùng máy bay và pin. Trong tháng 8 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Mỹ và Hungary tăng lên 62,02%, đưa quốc gia này từ vị trí thứ 53 lên vị trí thứ 44.

Nguồn: VietnamBiz

Theo trang Forbes, dựa trên dữ liệu được công bố từ đầu năm đến tháng 4/2021, thương mại xuất khẩu của Mỹ đang tăng 4,56% so với năm 2019 và 15,45% so với năm 2020.Tốc độ kỷ lục này có sự góp mặt không nhỏ từ lĩnh vực nhập khẩu của Mỹ, tăng 7,03% so với năm 2019 và 17,40% so với năm 2021.

Kết quả từ hoạt động xuất khẩu cũng tương đối khả quan, tăng 0,89% trong 4 tháng đầu năm 2019 và 12,50% so với năm 2020.Tất nhiên, điều này có nghĩa là thâm hụt thương mại của Mỹ cũng đang ở mức kỷ lục. Trên thực tế, mức độ thâm hụt đang đạt ngưỡng 315,22 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 300 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm.

Mexico hiện được xem là một trong những đối tác thương mại lớn của Mỹ, với mức tỷ trọng đạt khoảng 2,98%, tiếp theo là Canada [2,61%] và Trung Quốc [13,57%]. Quốc gia tỷ dân này là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trong năm 2020.

Sự giao thương giữa hai nền kinh tế hàng đầu có xu hướng tăng lên vào nửa cuối của năm.Ba quốc gia nói trên hiện chiếm 43,23% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ. Thực tế, họ đã chiếm hơn 40% tổng thương mại của Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ tính đến tháng 4/2021. Năm 2020 là ngoại lệ duy nhất.

Trong năm 2020, tỷ trọng của thương mại với Trung Quốc trong tổng giá trị thương mại của Mỹ đã giảm nhanh đáng kể. Sau đó, Mỹ đóng cửa biên giới đã khiến tỷ trọng của Mexico, Canada với Mỹ giảm xuống còn 39,8%. Trong 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chỉ chiếm 11,22% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ, mức thấp nhất kể từ năm 2008, vốn là thời điểm thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính. Đến năm 2021, con số này đã có xu hướng tăng lên, đạt 14,01%, nhưng vẫn thấp hơn so với các giai đoạn tương đương trong giai đoạn từ 2015 đến 2018.

Thương mại của Mỹ đạt tổng cộng 1,41 nghìn tỷ USD tính đến đến tháng 4/2021, với giá trị xuất khẩu đạt 547,55 tỷ USD, chiếm 39% trên tổng số và nhập khẩu đạt mức 862,78 tỷ USD. So với cùng kỳ 4 tháng năm 2019, mức thu từ thương mại của Mỹ đã lập kỷ lục 61,53 tỷ USD. Trong tổng số đó, thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc chiếm 23,6 tỷ USD, tương đương 38,35%.

Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia duy nhất ghi nhận mức tăng giá trị thương mại hơn 10 tỷ USD với Mỹ, tương đương 45,82%, nhanh hơn khoảng 10 lần so với mức trung bình 4,56% của Mỹ. Hiện nay, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, Thụy Sĩ, Ireland, Hà Lan... để đứng thứ 8 trong danh sách các đối tác thương mại của Mỹ, tăng 5 bậc so với năm 2020.

  • Việt Nam tiến gần tới mục tiêu 150 triệu liều vaccine

  • Máy bay chở vaccine Covid-19 về Việt Nam được phép bay tắt

  • Vải thiều Việt Nam chính thức “chinh phục” thị trường EU

  • Kinh tế số Việt Nam khởi sắc, vốn tiếp tục chảy vào thanh toán và bán lẻ

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Báo điện tử Chính Phủ

Hội nghị do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam [VCCI], Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội [AmCham] và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Washington [US Chamber] phối hợp tổ chức.

Tiềm năng của Việt Nam là rất lớn

Thủ tướng cho biết Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa, phát triển quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, góp phần vào hòa bình, thịnh vượng, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. 

Trong đó, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư là trụ cột, động lực mạnh mẽ trong quan hệ hai nước và còn tiềm năng, dư địa phát triển rất lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số thực chất, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề mà Việt Nam có điều kiện phát triển và là thế mạnh của Hoa Kỳ; hệ sinh thái chuyển đổi năng lượng chủ động thích ứng biến đổi khí hậu toàn cầu và thực hiện các cam kết của Việt Nam; xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm logistics; nâng cao năng lực hệ thống y tế…

Các đại biểu đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế sáng tạo… - Ảnh: Báo điện tử Chính Phủ

Thủ tướng đề nghị phía Hoa Kỳ tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường thuận lợi, tránh các biện pháp phòng vệ thương mại có thể gây tổn hại cho người dân Việt Nam và người tiêu dùng Hoa Kỳ; tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về thuốc, vắc xin, nâng cao năng lực y tế…

Các diễn giả, đại diện các tập đoàn của Hoa Kỳ đều đánh giá cao tiềm năng phát triển lớn của Việt Nam, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế sáng tạo… 

Ông Dean Garfield - phó chủ tịch toàn cầu về chính sách công của Netflix - tin tưởng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia sáng tạo nhất ở khu vực châu Á và sẽ thành công trong mục tiêu tăng tỉ trọng của công nghiệp sáng tạo.

Bà Virginia Foote - phó chủ tịch AmCham - bày tỏ ấn tượng với những cam kết mạnh mẽ tại COP26 và lộ trình triển khai của Việt Nam. 

Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry cho rằng Việt Nam đang tích cực tham gia và có thể trở thành một "hình mẫu" trên thế giới về thích ứng biến đổi khí hậu.

Thương mại song phương tăng khoảng 250 lần

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Song song với sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam, sau hơn 26 năm bình thường hóa quan hệ [từ năm 1995], quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển rất nhanh, đạt nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực.

Thủ tướng vui mừng trước kết quả gần 80% thành viên AmCham Việt Nam tham gia khảo sát đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam - Ảnh: Báo điện tử Chính Phủ

Đặc biệt, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế với việc ký kết Hiệp định thương mại song phương [năm 2000]; Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam [năm 2006]; hai nước ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư [năm 2007]; xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ [năm 2013]...

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỉ USD năm 2021. Đặc biệt, kim ngạch song phương năm 2021 tăng gần 21 tỉ USD so với năm 2020 bất chấp đại dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỉ USD với Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Hoa Kỳ luôn là một trong những đối tác có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với gần 1.150 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 10,3 tỉ USD, xếp thứ 11/141 nền kinh tế có đầu tư tại Việt Nam.

"Tôi vui mừng trước kết quả khảo sát về đầu tư kinh doanh năm 2021 của AmCham, theo đó, có gần 80% thành viên AmCham Việt Nam tham gia khảo sát đánh giá rất tích cực hoặc tích cực về triển vọng trung và dài hạn tại thị trường Việt Nam. Giai đoạn vừa qua một lần nữa khẳng định tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ và sự năng động của doanh nghiệp hai nước", Thủ tướng phát biểu.

Việt Nam nhận 29 triệu liều vắc xin từ Hoa Kỳ

Cho đến nay, Việt Nam đã nhận được gần 220 triệu liều vắc xin, khoảng một nửa trong số đó đến từ các nguồn tài trợ, trong đó có khoảng 29 triệu liều từ Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng tích cực chia sẻ với Việt Nam về phương tiện, trang thiết bị phòng, chống dịch.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Chính phủ, nhân dân và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời gian qua trong công tác phòng, chống dịch.

Mỹ chấp nhận mở cửa thị trường cho bưởi Việt Nam

Theo Báo điện tử Chính Phủ

Video liên quan

Chủ Đề