Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 20, 21

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào? - Tuần 22 trang 20, 21, 22 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào?

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 20, 21, 22: Luyện từ và câu

I. Nhận xét

Câu 1: Đọc đoạn văn sau :

   Ngày 2 tháng 9 năm 1945.

   Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Những dòng người từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

Câu 2: Ghi lại vào bảng dưới đây :

a) Các câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn.

b) Gạch dưới chủ ngữ của những câu vừa tìm được.

c) Nêu nội dung mà chủ ngữ biểu thị và những từ ngữ tạo thành chủ ngữ.

Câu kể Ai thế nào? Nội dung chủ ngữ biểu thị Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ
................. ................. .................
................. ................. .................
................. ................. .................

Trả lời:

Câu kể Ai thế nào? Nội dung chủ ngữ biểu thị Những từ ngữ tạo thành chủ ngữ
Câu 1 : Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Nói về Hà Nội Danh từ riêng “Hà Nội”
Câu 2 : Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa. Nói về vùng trời Hà Nội Cụm danh từ : “Cả một vùng trời”
Câu 4 : Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Nói về các cụ già Cụm danh từ “Các cụ già”
Câu 5 : Những cô gái Thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ. Nói về những cô gái Cụm danh từ : “Những cô gái Thủ đô”

II. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn văn sau :

   Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Câu 2: Ghi lại những câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu:

Trả lời:

Câu 3 : Màu vàng trên lưng chú lấp lánh.

Câu 4 . Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.

Câu 5 : Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

Câu 6 : Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Câu 8 : Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Câu 3: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thể nào ?

Trả lời:

   Vào những ngày hè nóng rực, mẹ em thường hay mua dưa hấu - thứ trái cây mà em yêu thích - về để cả nhà ăn giải khát, vỏ dưa hấu màu xanh, thẫm đen, láng mịn. Bổ dưa hấu ra một màu đỏ mát, ngọt ngào thật hấp dẫn hiện ra. Hạt dưa hấu đen trũi, nhưng bên trong lớp vỏ đen ấy lại là một màu trắng mỡ màng...

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Chủ ngữ trong câu kể ai thế nào? - Tuần 22 trang 20, 21, 22 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Xếp các từ dưới đây vào bảng theo hai cột (cột có dấu + ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết; cột có dấu - ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết) :

nhân ái, tàn ác, bất hoà, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo

Soạn bài, Giải vở bài tập (SBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 1, tập 2, lời giải chi tiết chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn


1. Tìm các từ :

a)   Chứa tiếng hiền.

M : dịu hiền, hiền lành, hiền hòa, hiền từ, hiền hậu, hiền dịu, hiền thảo

b)  Chứa tiếng ác.

M : hung ác, ác nghiệt, ác độc, tàn ác, ác quỷ, ác thú, ác ôn, tội ác

2. Xếp các từ dưới đây vào bảng theo hai cột (cột có dấu + ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết ; cột có dấu - ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết) :

Nhân ái, tàn ác, bất hòa, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

+


Nhân hậu

M : nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ

M : độc ác, tàn ác, hung ác, tàn bạo

Đoàn kết

M : đùm bọc, cưu mang, che chở

M : chia rẽ, bất hòa, lục đục

3. Chọn từ ngữ cho trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau :

a) Hiển như bụt

b) Lành như đất

c) Dữ như cọp 

d) Thương nhau như chị em gái

4. Nối mỗi thành ngữ, tục ngữ ở bên A với ý nghĩa thích hợp ỏ bên B :

a - 4; b - 3; c - 2; d - 1

Tập làm văn - Viết thư. Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau :

TẬP LÀM VĂN - VIẾT THƯ

I - Nhận xét

Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau :

a) Người ta viết thư để làm gì ?

b) Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?

c) Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?

II. Luyện tập

Em viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

Dựa vào bài tập đọc

a) Người ta viết thư để làm gì ?

Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi thông tin.

b)  Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?

Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung sau:

+ Nêu lí do và mục đích viết thư.

+ Thăm hỏi sức khỏe, tình hình của người nhận thư.

c) Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?

Một bức thư thường mở đầu bằng việc ghi địa điểm, thời gian gửi thư và lời thăm hỏi.

* Thư gửi: Đối với người nhận. Kết thúc lá thư bằng việc ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.

* Nhận thư

- Thông báo tình hình của người viết thư.

- Nêu những vấn đề cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.

II - Luyện tập

Em viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay :

Bài làm

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2017

Trinh xa nhớ !

Đã lâu lắm rồi, mình và bạn không gặp nhau nên hôm nay mình viết thư hỏi thăm tình hình sức khỏe và việc học của bạn.

Dạo này Trinh khỏe chứ ? Gia đình Trinh chắc vẫn bình an phải không? Cho mình gửi lời chào và hỏi thăm sức khỏe ba mẹ Trinh nhé. Việc học của bạn thế nào rồi ?

Ở trường bạn năm nay có gì mới không ? Lớp bạn có đổi giáo viên chủ nhiệm không ? Trinh vẫn thích xem chương trình "Đuổi hình bắt chữ" đấy chứ ? Còn mình và gia đình vẫn khỏe. Em Mina nhà mình dạo này nghịch lắm ! Việc học của mình vẫn bình thường. À, lớp có hai bạn mới chuyển đến. Hai bạn ấy đều học khá và rất chăm chỉ. Bây giờ thì cả lớp ai cũng mến hai bạn ấy rồi. Lớp mình năm nay vẫn do cô Lan chủ nhiệm. Bọn mình rất vui vì điều đó đấy !

Trường mình năm học mới này vừa xây mới thêm một thư viện nữa. Bọn mình tha hồ mà đọc sách và học bài ở đấy.

Hai cây phượng trước lớp mình, có lần mình đã kể cho Trinh nghe đấy, đã lớn lắm rồi. Chủ nhật vừa qua, trường mình phát động: “Ngày chủ nhật xanh" lớp mình đã quét vôi cho gốc phượng đấy !

Mà mình có “huyên thuyên" lắm không nhỉ ? Trinh đừng cười nhé, vì lâu lắm chúng mình chưa gặp nhau mà. Mình có nhiều điều muốn kể cho bạn nghe lắm, nhưng thư dài rồi, mình dừng bút nhé ! Cuối thư chúc Trinh học thật tốt.

Nhận được thư nhớ trả lời mình liền nhé ! Mình mong nhiều đấy !

Tạm biệt!

Phương Trang

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 20, 21

Xem lời giải SGK - Tiếng Việt 4 - Xem ngay

Xem thêm tại đây: Tập làm văn - Viết thư - Tuần 3