Xã hà tiến huyện hà trung tỉnh thanh hóa năm 2024

Sau khi nhận được phản ánh liên quan tới 13 hộ xây dựng trái phép trên đất trang trại, đất được giao thầu chân núi, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã mục sở thị và nhận thấy phản ánh của công dân là có cơ sở.

Theo phản ánh của người dân thôn Bái Sơn, xã Hà Tiến, thời gian vừa qua nhiều hộ dân có đất giao thầu làm trang trại hoặc được UBND cho thuê ở chân núi đã xây dựng mới những ngôi nhà hàng trăm mét vuông kiên cố hoặc cơi nới sửa chữa khang trang.

Các hộ dân thôn Bái Sơn bất bình, trong khi những gia đình mình phải mua đất xây dựng nhà tốn hàng trăm triệu đồng. Còn những hộ được Nhà nước cho thuê làm trang trại lại xây dựng những ngôi nhà kiên cố, khang trang như là đất ở. Trên địa bàn xã Hà Tiến không chỉ xảy ra một vài trường hợp mà tràn lan khiến dư luận càng thêm bức xúc.

Ông Hoàng Ngọc Toàn, trưởng thôn Bái Sơn cũng xây dựng nhà kiên cố và các công trình phụ trợ trên đất được thuê làm trang trại

Đơn cử như trường hợp hộ ông Hoàng Ngọc Toàn, trưởng thôn Bái Sơn. Mặc dù đang giữ chức trưởng thôn, trong các biên bản kiểm tra vi phạm của các hộ, ông Hoàng Ngọc Toàn đang là thành phần tham gia trong đoàn kiểm tra. Thế nhưng, hộ ông Hoàng Ngọc Toàn cũng xây dựng một ngôi nhà kiên cố cả trăm mét vuông, lợp mái thái trên đất được thuê với mục đích sản xuất kinh tế trang trại.

Theo đó, ngày 08 tháng 07 năm 2009, ông Hoàng Ngọc Toàn được UBND xã Hà Tiến cho thuê đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại tại khu vực Bái Đỗi Bái Sơn với diện tích đất 8.704 m2. Thời gian thuê đất kể từ ngày 08 tháng 07 năm 2009 đến ngày 08 tháng 07 năm 2028. Việc cho bên B thuê đất làm trang trại không làm mất quyền sở hữu của nhà nước đối với khu đất và mọi tài nguyên nằm trong lòng đất.

Thay vì sử dụng đất đúng mục đích, phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình, hộ gia đình ông Hoàng Ngọc Toàn đã xây dựng một ngôi nhà mái thái kiên cố to đẹp trên đất và nhiều công trình phụ trợ khác.

Theo biên bản kiểm tra của UBND xã Hà Tiến, hộ ông Hoàng Ngọc Toàn đã tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp với tổng diện tích là 287,9 m2 gồm 01 nhà mái ngói hè thượng diện tích 98,4 m2 và các công trình phụ trợ như nhà tắm, nhà bếp.

Hay như trường hợp của ông Vũ Văn Phược, cũng xây dựng nhà kiên cố gần trăm mét vuông trên đất giao thầu lưu không chân núi.

.jpg]Đất chân núi có hợp đồng thầu 05 năm cũng mọc lên ngôi nhà khang trang.

Theo đó, ngày 21 tháng 09 năm 2015, ông Vũ Văn Được đại diện bên giao thầu là UBND xã Hà Tiến ký hợp đồng số 03/HĐKT giao thầu đất lưu không chân núi và bảo vệ tài nguyên, môi trường khu vực phía tây núi Mí với diện tích 1.559 m2 để trồng cây hàng năm và các loại cây ngắn ngày khác nhưng không làm ảnh hưởng đến ruộng canh tác. Trong hợp đồng cũng yêu cầu rõ: không được làm ảnh hưởng đến việc đi lại và sản xuất của các hộ xung quanh, nghiêm cấm việc xây dựng các công trình trên khu đất thầu.

Trường hợp ông Phạm Văn Nghị cũng được cho thuê đất với mục đích sản xuất kinh tế trang trại nhưng cũng đã xây dựng một ngôi nhà kiên cố hai tầng và các công trình phụ trợ khác trên đất. Tuy nhiên, khi lập danh sách báo cáo lên UBND huyện Hà Trung theo Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 14/10/2021 của Chủ tịch UBND huyện Hà Trung về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý sử dụng đất công ích, đất nông nghiệp do UBND xã, quản lý và xử lý vi phạm xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp; UBND xã Hà Tiến lại báo cáo trường hợp ông Phạm Văn Nghị xây dựng nhà cấp 4, diện tích 78 m2 trong khi thực tế là ngôi nhà 2 tầng khang trang.

Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Được, Chủ tịch UBND Hà Tiến cho biết: Các trường hợp xây dựng nhà kiên cố trên đất nông nghiệp, đất được giao thầu làm kinh tế trang trại UBND xã đã kiểm tra, lập biên bản giữ nguyên hiện trạng và báo cáo UBND huyện. Chủ yếu là các trường hợp xây dựng trước năm 2014?

Ở xã Hà Tiến có hàng chục ngôi nhà kiên cố như thế này "mọc" trên đất nông nghiệp

Khi được hỏi, vì sao hàng chục trường hợp phát sịnh xây dựng, cơi nới, sửa chữa nhà kiên cố trên đất nông nghiệp trong thời gian vừa qua, chứ không phải trước năm 2014 như báo cáo. Ông Được cho biết, nhiều trường hợp mới cơi nới, xã cũng không cho phép, nhưng lợi dụng ngày nghỉ hoặc ngoài giờ làm việc để làm nên chưa kiểm soát hết được.

Dư luận đang đặt câu hỏi về việc có hay không sự tiếp tay, hợp thức hóa cho việc xây dựng, cơi nới hàng chục ngôi nhà kiên cố trên đất nông nghiệp của cán bộ UBND xã Hà Tiến?

Tỉnh lộ 522B có chiều dài gần 23km đi qua các xã Hà Tân, Hà Bình, Hà Long, Hà Lĩnh và Hà Tiến, huyện Hà Trung. Có thể nói trước khi làm đường cao tốc Bắc - Nam tuyến đường này đẹp đẽ êm thuận, là con đường huyết mạch luu thông phát triển kinh tế của các xã phía Tây huyện. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này khi dự án cao tốc Bắc- Nam đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 đang thi công, hàng ngày nhiều xe tải trọng lớn chở nguyên vật liệu lưu thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu đường. HNhiều đoạn qua xã Hà Tiến đã sụt lún, vỡ nát tạo thành các hố sâu. Vào những ngày mưa, đường biến thành ao lầy lội, trơn trượt, còn ngày nắng thì mụi bay mù mịt đã ảnh hưởng không nhỏ đế cuốc sống sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Ông Phạm Đức Thọ - Xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá: “Dự án ao tốc Bắc- nam đi qua nhân dân chúng tôi rất phấn hởi vui mừng vì có con đường đẹp ủng hộ công trình thi công, tuy nhiên cũng từ đó cuộc sống của người dân vô cùng vất vả do đường xuống cấp nghiêm trọng lại không được đầu tư sửa chữa đi lại rất khó khăn, kiến nghị…”

Ông Nguyễn Văn Hùng - xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá: “Đường hư hỏng, xấu đi lại khó khăn nhất là các em học sinh, đã có tai nạn ngã xe do đường trơn trời mưa sa vào các hố sâu. Kiến nghị các đơn vị thi công cần có phương án đảm bảo giao thông cho người dân trong qua trình thi công cao tốc…”

Trước thực trạng hư hỏng của tuyến đường, chính quyền xã Hà Tiến đã nhiều lần có văn bản kiến nghị lên UBND huyện Hà Trung về việc cần có các giải pháp khắc phục đảm bảo giao thông trong quá trình mượn đường chở nguyên vật liệu để thi công cao tốc. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại các đơn vị thi công vẫn chưa có động thái khắc phục, và như vậy hàng ngày người dân nơi đây vẫn phải đi lại sinh hoạt trên con đường lầy lội ô nhiễm môi trường và rất nhiều nguy cơ gây tai nạn luôn rình rập.

Được biết, UBND huyện Hà Trung đã cho các phòng ban chuyên môn kiểm tra, đánh giá hiện trạng tỉnh lộ 522B đoạn qua xã Hà Tiến, lập báo cáo bằng văn bản gửi UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu thi công sủa chữa kịp thời hư hỏng và có phương án hoàn trả tuyến đường theo cam kết đã thực hiện.

Mong muốn được đi lại trên con đường đảm bảo an toàn, sạch đẹp thiết nghĩ là nhu cầu chính đáng của người dân. Rất mong các ban, ngành chức năng có liên quan sớm có biện pháp khắc phục nhằm ổn định đời sống nhân dân sinh sống nơi đây.

Chủ Đề