Xe máy vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền 2022

Việt Nam đang thực hiện việc xử phạt nguội khi phát hiện ra các hành vi vi phạm giao thông, thông qua các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vì có đủ các phương tiện, kỹ thuật để thực hiện xử phạt kịp thời, đúng người, đúng hành vi vi phạm. Vậy, phạt nguội vượt đèn đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành quy định ra sao?

1. Phạt nguội vượt đèn đỏ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 165/2013/NĐ-CP, Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT và Điều 25 Thông tư 65/2020/TT-BCA, việc xử phạt nguội sẽ được thực hiện như sau:

– Bước 1: Sau khi phát hiện hình ảnh, phương tiện vi phạm sẽ được ghi lại và chuyển sang bộ phận trích xuất để lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm… và trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm. Hình ảnh được chuyển cho lực lượng cảnh sát giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính.

Việc chuyển giao được ghi chép rõ ràng để tránh những sai sót về sau.

– Bước 2: Sau khi nhận được hình ảnh và thông tin về phương tiện vi phạm, Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành thông báo đến cá nhân, tổ chức vi phạm và yêu cầu họ đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc.

– Bước 3: Sau khi xác nhận vi phạm, cảnh sát giao thông sẽ tiến hành lập biên bản kèm theo hình ảnh và thông tin phương tiện vi phạm.

Mức phí phạt được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ.

Xử phạt nguội vi phạm giao thông là gì?

Việc xử phạt nguội không làm theo đổi bản chất của vi phạm mà chỉ liều thời gian xử phạt lại. Vì vậy việc người vi phạm vượt đèn đỏ thì vẫn bị xử phạt giống như lỗi vi phạm bị bắt trực tiếp.

Sau khi xác minh hành vi vi phạm thông qua các tài liệu được cung cấp, người có thẩm quyền tiếp tục xử lý theo các trường hợp sau:

  • Trường hợp thông tin, hình ảnh phản ánh đúng, xác định có hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính và ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
  • Trường hợp thông tin, hình ảnh có dấu hiệu làm giả thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp thông tin, hình ảnh của tổ chức, cá nhân cung cấp mà qua xác minh, xác định không có hành vi vi phạm hoặc không đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm thì tiến hành kết thúc hồ sơ vụ việc và lưu theo quy định.

Quy trình xử lý phạt nguội do vi phạm lỗi vượt đèn đỏ thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Phạt nguội vượt đèn đỏ như thế nào?

Ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng. 

Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng [Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng [Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau:

Quyền sử dụng GPLX [khi điều khiển máy kéo].

Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng].

Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng [Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7].

Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng [điểm đ khoản 2 Điều 8].

Phạt nguội vượt đèn đỏ như thế nào?

Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng [điểm b khoản 1 Điều 9].

Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp.

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Phạt nguội vượt đèn đỏ 2022 trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Luật Sư Tố Tụng:

Chủ Đề