Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Theo thống kê từ 27 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 (Agribank là kết quả sơ bộ), tổng tài sản của các nhà băng tính đến thời điểm 31/12/2021 đã đạt gần 12,5 triệu tỷ đồng, tăng 15% so với cuối năm trước.

Trong đó, xu hướng tăng chiếm chủ đạo với 26 ngân hàng có tổng tài sản tăng và duy nhất một ngân hàng ghi nhận giảm.

Sự thay đổi lớn nhất có thể thấy đó là BIDV đã vượt qua Agribank, trở thành nhà băng có quy môt tài sản lớn nhất toàn hệ thống với hơn 1,76 triệu tỷ đồng, tăng 16,2%. Trong khi đó, tăng trưởng tổng tài sản của Agribank năm qua chỉ chưa bằng một nửa (+7,1%), đạt 1.68 triệu tỷ đồng.

Vị trí thứ 3 và thứ 4 vẫn lần lượt là hai "ông lớn" VietinBank và Vietcombank với quy mô tổng tài sản là hơn 1,53 triệu tỷ đồng (tăng 14,2%) và hơn 1,41 triệu tỷ đồng (tăng 6,7%).

Ngoài nhóm big4 kể trên, TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến cuối năm 2021 còn có nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân bao gồm MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank và SHB.

Riêng khối tài sản của 10 ngân hàng trên đã lên tới gần 9,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng tài sản của 27 nhà băng được thống kế.

Ở chiều ngược lại, 5 nhà băng có quy mô tài sản bé nhất hệ thống gồm có Kienlongbank, Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Quốc dân, PG Bank và Saigonbank. Tổng tài sản của 5 ngân hàng này đều chưa chạm tới con số 100.000 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng, Kienlongbank là ngân hàng ghi nhận mức tăng tài sản lớn nhất tới 46,3% chủ yếu nhờ khoản mục tiền, vàng gửi và cho vay tại các TCTD khác tăng mạnh hơn 150% trong năm qua; khoản mục chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận cao gấp đôi so với hồi đầu năm.

Xếp thứ hai về tốc độ tăng trưởng là TPBank với mức tăng ấn tượng lên tới 41,9% so với đầu năm, nhờ dư nợ cho vay khách hàng tăng gần 18%, các khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác và tại NHNN cũng tăng mạnh.

Những cái tên nổi trội khác trong cuộc đua về tổng tài sản không thể không nhắc đến Techcombank, VPBank hay VIB.

Trong năm qua, Ngân hàng Quốc dân (NCB) là cái tên duy nhất có quy mô tổng tài sản tăng trưởng âm (-17,7%).

Khoản mục tiền, vàng gửi các TCTD khác và cho vay các TCTD của ngân hàng này tính đến 31/12/2021 chỉ bằng 1/4 trước đó một năm, với 3.201 tỷ đồng (giảm hơn 8.900 tỷ đồng). Tuy vậy, cho vay khách hàng của NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,2% đạt 41.615 tỷ đồng.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Tổng tài sản của của các ngân hàng tính đến cuối năm 2021 và 2020 (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC)

Linh Đan (TH)

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán   

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Nhu cầu di chuyển quốc tế của người dân tăng cao sau đại dịch covid 19. Dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến vừa nhanh, vừa an toàn, vừa hợp ...

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Các nhà băng đang đẩy mạnh mảng bán lẻ để cải thiện biên lãi ròng (NIM) và phân tán rủi ro. Vì thế, cuộc đua trên thị trường tín dụng ...

Dữ liệu tổng hợp của chúng tôi từ 28 ngân hàng trong hệ thống (gồm 27 ngân hàng giao dịch trên thị trường chứng khoán và Agribank), so với 6 tháng đầu năm 2021, bảng xếp hạng top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất đã thay đổi đang kể khi có sự xuất hiện của gương mặt mới, thứ tự xếp hạng cũng đã khác.

Mặc dù Vietcombank đã tạm để mất vị trí dẫn đầu về tay VPBank trong quý 1, nhưng "ông lớn" này đã trở lại nắm giữ vị trí đầu bảng xếp hạng với lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 gần 17.400 tỷ đồng (tăng gần 30% so với cùng kỳ).

Quán quân không đổi, song vị trí á quân lợi nhuận trong nửa đầu năm nay đã gọi tên 1 ứng viên mới là VPBank. Nhà băng này đã tăng thêm 2 bậc so với bảng xếp hạng cùng kỳ năm 2021, và chính thức vượt Techcombank. Sở dĩ có sự thay đổi thứ hạng như vậy là bởi trong quý 1 năm nay, VPBank ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ do ngân hàng ghi nhận khoản thu nhập đột biến thỏa thuận độc quyền với bảo hiểm AIA. Trải qua 1/2 chặng đường năm 2022, LNTT của ngân hàng này đã đạt 15.232 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc VPBank đã rút ngắn khoảng cách với Vietcombank chỉ còn khoảng hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận.

Một "ông lớn" khác là Agribank cũng ghi nhận mức LNTT 6 tháng 2022 đạt hơn 15.000 tỷ đồng, đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng. Vị trí 4 và thứ 5 trong bảng xếp hạng thuộc về 2 ngân hàng là Techcombank và MB. Trong đó, Techcombank đạt lãi ròng hơn 14.000 tỷ đồng lợi nhuận sau 6 tháng năm 2022, còn MB ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 49% so với cùng kỳ lên gần 11.900 tỷ, giúp nhà băng này cải thiện vị trí của mình trong bảng xếp hạng, tăng thêm 2 bậc kể từ lần trước.

Ngoài Vietcombank và Agribank, các ngân hàng khác trong khối ngân hàng TMCP nhà nước vẫn luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 10. BIDV và VietinBank tiếp tục lãi cao trong kỳ này với VietinBank đạt hơn 11.600 tỷ đồng và BIDV đạt 11.084 tỷ đồng.

Top 10 trong kỳ này còn có thêm gương mặt mới là ngân hàng SHB thay cho VIB. Nửa đầu năm 2022, LNST của SHB đạt hơn 5.800 tỷ đồng và hiện đang đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Trong số 28 ngân hàng được khảo sát, xu hướng tăng chiếm ưu thế khi hầu hết các nhà băng công bố lãi tăng trưởng khả quan so với 6 tháng 2021. Trong đó, Eximbank là ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo sau đó là SHB, SeABank và LienViet Post Bank với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt là 83,5%; 80,3%; 76,1%.

Nhìn chung, lũy kế 6 tháng đầu năm nay, chỉ có 3 ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm. Mặc dù lợi nhuận trước thuế quý 2/2022 của KienlongBank tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ, nhưng ngân hàng lại có mức sụt giảm lợi nhuận sâu trong quý trước đó, dẫn đến lợi nhuận bán niên giảm. Còn trường hợp của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) là ngân hàng duy nhất báo lỗ trong quý này do các mảng kinh doanh chính bị sụt giảm và việc ngân hàng tăng trích lập dự phòng gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước đã góp phần làm giảm lợi nhuận.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Bảng xếp hạng lợi nhuận các ngân hàng nửa đầu năm 2022

https://cafef.vn/bang-xep-hang-loi-nhuan-cac-ngan-hang-6-thang-dau-nam-2022-202208070019333.chn

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất và thông tin công bố từ 28 ngân hàng trong nước, tổng tài sản của các ngân hàng tính tới hết quý 1 năm nay đạt gần 10,148 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ 0,187% so với thời điểm cuối năm 2019.

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất vẫn ổn định, thứ hạng của 3 ngân hàng cuối thay đổi

Nhóm các ngân hàng quốc doanh vẫn tiếp tục dẫn đầu với giá trị tài sản đều trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm tỉ trọng gần 51% tổng tài sản của 28 ngân hàng được khảo sát. Trong đó, BIDV là ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất với gần 1,45 triệu tỷ đồng, theo sau là Agribank (theo báo cáo tài chính tính đến hết tháng 6/2019), VietinBank và Vietcombank.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Tổng tài sản của 10 ngân hàng lớn nhất tại 31/03/2020 (Đơn vị: tỷ đồng)- (*) Agribank: tính đến tháng 6/2019

Ở nhóm các ngân hàng tư nhân, SCB vẫn là nhà băng có tổng tài sản lớn nhất với hơn 581,2 nghìn tỷ đồng. 5 ngân hàng còn lại trong top 10 lần lượt là Sacombank, MBBank, VPBank, Techcombank và ACB.

So với cuối năm 2019, top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất nhìn chung vẫn được giữ nguyên nhưng có sự hoán đổi vị trí giữa 3 ngân hàng cuối. Cụ thể, VPBank tăng 2 bậc từ cuối bảng lên vị trí thứ 8, trong khi đó, Techcombank và ACB đều tụt 1 hạng, lần lượt xếp ở hai vị trí cuối cùng.

Ngoài top 10 nói trên, nhóm các ngân hàng có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng gọi tên SHB (368.981 tỷ), HDBank (231.773 tỷ), LienVietPostBank (202.930 tỷ), VIB (193.314 tỷ), TPBank (176.632 tỷ), Eximbank (157.170 tỷ), MSB (154.766 tỷ),…

Tuy vậy, tính tới hết quý I năm nay, vẫn còn khoảng gần 10 ngân hàng có tổng tài sản dưới 100.000 tỷ đồng. Những ngân hàng như Saigonbank, PGBank, quy mô tài sản chỉ vỏn vẹn hơn 20.000 tỷ và 31.000 tỷ, tức chỉ bằng 1,4% và 2,1% so với BIDV – ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất.

Trong số 28 ngân hàng được khảo sát, TPBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất, với 7,42%. Xếp ngay sau là VIB, VPBank, Kienlongbank và Nam A Bank với mức tăng lần lượt là 4,76%, 4,24%, 3,88% và 3,71% so với đầu năm.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Bảng xếp hạng tổng tài sản các ngân hàng tại 31/03/2020 (Đơn vị: triệu đồng) – (*) Agribank: tháng 6/2019

Trong khi đó, có đến 10/28 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tổng tài sản âm. Đáng chú ý, tổng tài sản của ba “ông lớn” gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV đều sụt giảm đáng kể, mạnh nhất là Vietcombank với mức giảm 6,42% (gần 78,5 nghìn tỷ đồng – tương đương với tổng tài sản của Viet A Bank).

Ngoài ra, Saigonbank, ABBank, Eximbank và SeABank là những ngân hàng tư nhân ghi nhận sự sụt giảm lớn, lần lượt giảm 10,98%, 7,01%, 6,19%, và 5,65% so với số liệu đầu kỳ.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm mạnh trong tổng tài sản của các ngân hàng này chủ yếu là do khoản mục tiền gửi tại NHNN và tiền gửi và cho vay các TCTD khác đã giảm đột ngột từ 30 – 80% trong 3 tháng đầu năm nay.

Xếp hàng tổng tài sản các ngân hàng

Top 6 ngân hàng có tổng tài sản sụt giảm mạnh nhất (Đơn vị: triệu đồng)

Theo Nhịp sống kinh tế