Xét nghiệm đứt gãy tinh trùng bao nhiêu tiền

Bạn có thể thực hiện các bước đơn giản sau đây để tăng cơ hội sản xuất ra những tinh trùng khỏe mạnh, bao gồm:

Duy trì cân nặng hợp lý:

Một số nghiên cứu cho thấy việc tăng chỉ số khối cơ thể [BMI] có liên quan đến việc giảm số lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của tinh trùng;

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

Chọn ăn nhiều loại trái cây và rau quả, giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh trùng;

Ngăn ngừa nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục:

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, như giang mai, lậu, có thể gây vô sinh ở nam giới. Để bảo vệ bản thân, hãy giới hạn số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục – hoặc duy trì mối quan hệ một vợ một chồng với bạn đời không bị nhiễm bệnh;

Hạn chế căng thẳng:

Lo âu, căng thẳng quá mức có thể làm giảm chức năng tình dục và ảnh hưởng xấu vào quá trình bài tiết ra các hormone cần thiết để sản xuất tinh trùng;

Tập luyện thể chất, tập yoga

Các hoạt động thể chất, tập yoga vừa phải có thể hỗ trợ làm tăng mức độ của các enzyme chống oxy hóa mạnh mẽ, gián tiếp giúp bảo vệ tinh trùng.

Phân mảnh DNA tinh trùng được biết đến những những bất thường vật chất di truyền có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người nam. Việc xác định được mức độ đứt gãy tinh trùng sẽ giúp ích nhiều trong việc đánh giá và hỗ trợ sinh sản cho nam giới.

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ – Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh.

Phân mảnh DNA tinh trùng là gì?

Phân mảnh DNA tinh trùng [Sperm DNA fragmentation – SDF] là sự đứt gãy các mạch đơn hoặc mạch đôi của sợi DNA tinh trùng, khiến sợi DNA bị tách rời hoặc bị tổn thương cấu trúc và phá vỡ thành các mảnh nhỏ. [1]

Các giao tử đực trưởng thành thiếu khả năng sửa DNA vì vậy các bất thường của sợi DNA có xu hướng tích lũy dần theo thời gian. Sau khi thụ tinh, các tổn thương này có thể được sửa chữa phần nào bởi tế bào trứng tuy nhiên mức độ sửa chữa chỉ ở ngưỡng nhất định. Nếu đứt gãy DNA tinh trùng ở vị trí chưa gen liên quan đến khả năng sinh sản hay sự phát triển và làm tổ của phôi thì điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả thụ tinh và sự phát triển của thai kỳ.

Mức độ phân mảnh DNA tinh trùng

Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ cho biết, phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng đến sự thụ tinh, mức độ phân mảnh được biểu hiện thông qua những xét nghiệm dựa trên chỉ số DFI.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy:

  • DFI < 15% là mức độ bình thường
  • DFI ≤ 30% là phân mảnh tinh trùng ở mức trung bình
  • DFI >30% là phân mảnh tinh trùng ở mức nhiều

Hiện nay, ước tính khoảng 25% bệnh nhân nam bị vô sinh có mức độ phân mảnh DNA tinh trùng cao. Đặc biệt trong số này có đến 10-15% trường hợp có tinh dịch đồ bình thường. Theo bác sĩ Triệu Vỹ chỉ số phân mảnh tinh trùng trên 15% được xem là nhiều, trên 20% thì khả năng mang thai tự nhiên ở nam giới được tiên đoán là giảm và nếu chỉ số trên 30% thì khả năng mang thai tự nhiên sẽ khó khăn hơn.

Độ phân mảnh tinh trùng có ảnh hưởng lớn đến quá trình mang thai, nếu độ phân mảnh quá cao có thể đem lại những rủi ro lớn cho việc thụ thai, mang thai và sinh con khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây đứt gãy DNA tinh trùng

DNA tinh trùng bị phân mảnh ngày càng có xu hướng gia tăng, các nguyên có thể đến từ tác động của môi trường, thói quen sinh hoạt cá nhân hoặc các bệnh lý nam giới bao gồm: [2]

  • Môi trường: Nam giới làm việc trong môi trường có tiếp xúc với chất hóa học độc hại, chất phóng xạ.
  • Quá trình chết của tế bào: Hay còn được gọi là Apoptosis, đây là chương trình kiểm soát tổng quát cho sự chết của tế bào và rất cần thiết cho quá trình sinh tinh. Trong quá trình sản sinh tinh trùng, apoptosis có tác dụng giới hạn kích cỡ của quần thể tế bào mầm và giúp cho tỷ lệ tế bào Sertoli, các tế bào mầm ở mức tối ưu. Vì vậy nếu quá trình này có bất thường thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
  • Bệnh lý tại hệ sinh dục nam: Các nhiễm trùng tuyến sinh dục, viêm đường tiết niệu, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
  • Nam giới hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia, hay sử dụng các thực phẩm chưa hóa chất…
  • Bệnh nhân đang điều trị ung thư có hóa trị;
  • Thói quen trong sinh hoạt như thường xuyên để vùng bìu bị nóng, hay để máy tính hay các thiết bị điện tử gần “cậu nhỏ”…
  • Tích tụ các gốc oxy hóa;
  • Có sai sót về khả năng tái tổ hợp nhiễm sắc thể ở giai đoạn hình thành tinh trùng;
  • Tinh trùng phát triển nhưng không có cơ chế sửa lỗi DNA.

Phân mảnh DNA ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản và IVF?

Phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa vô sinh nam, tình trạng giảm khả năng mang thai tự nhiên với tỷ lệ phân mảnh.

Một số nghiên cứu cho rằng mức độ phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng lên sự thành công của chu kỳ điều trị TTTON. Nam giới với DFI dưới 30% có khả năng có thai tự nhiên hoặc bằng phương pháp IUI, DFI trên 30% nên chỉ định IVF/ICSI. DFI cao làm tăng nguy cơ sảy thai. [3]

Năm 2018, Esbert và các cộng sự đã đánh giá tác động của SDF lên hình thái động học của phôi dựa trên việc đánh giá các nhân tố bao gồm thời gian phân chia của tế bào, tỷ lệ phôi tốt, tỷ lệ hình thành phôi nang,… Kết quả cho rằng DNA tinh trùng bị phân mảnh có thể gây ảnh hưởng đến thời điểm phân chia của phôi từ noãn của những bệnh nhân trẻ tuổi.

Gần đây, trong nghiên cứu của Edson và cộng sự [2019] có thực hiện đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng lên kết quả điều trị ICSI ở nhóm bệnh nhân vô sinh không do yếu tố nam giới; nghiên cứu cho thấy nhóm có chỉ số SDF>30% cho thấy tốc độ phát triển phôi ngày 3, chất lượng phôi, tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ làm tổ thấp hơn và tỷ lệ sảy thai cao hơn so với nhóm có chỉ số SDF

Chủ Đề