Xét nghiệm máu có thai bao lâu có kết quả

THỬ THAI: XÉT NGHIỆM MÁU VÀ NƯỚC TIỂU

Có hai loại xét nghiệm để kiểm tra có thai là xét nghiệm mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu. Cả hai xét nghiệm này đều dựa trên việc phát hiện sự hiện diện của một nội tiết tố [còn gọi là hormone] là hCG [Human Chorionic Gonadotropin]. Hormone này được sản xuất ở nhau thai sau khi phôi bám vào nội mạc tử cung và được sản sinh nhanh chóng trong cơ thể vào những ngày đầu tiên của thai kì. Các hormone thay đổi nhanh chóng gây nên phần lớn các triệu chứng trong khi mang thai.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại phòng khám. Bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên kết quả mang lại sẽ chính xác hơn nếu bạn thử vào buổi sáng. Thời gian cho kết quả của mỗi xét nghiệm là khác nhau, tùy thuộc vào loại que thử thai mà bạn sử dụng. Bạn sẽ phải tìm sự thay đổi trong màu sắc, một đường kẻ hoặc một ký hiệu [dương tính hay âm tính]. Tất cả các xét nghiệm đều đi kèm với hướng dẫn, điều quan trọng là bạn phải làm theo các hướng dẫn để có được kết quả chính xác.

Với que thử thai nhanh quick stick, thường được thực hiện theo các bước sau:

  • Cho nước tiểu vào lọ.
  • Lấy que thử thai và cầm theo hướng mũi tên chỉ xuống.
  • Đặt que thử vào lọ, tránh để nước tiểu ngập quá mũi tên rồi đợi đọc kết quả.

Sau khoảng 5 phút, nếu có 2 vạch ngang trên que thử thì chứng tỏ kết quả dương tính, báo hiệu bạn đã có thai. Ngược lại, kết quả âm tính sẽ xuất hiện khi chỉ có một vạch ngang trên que thử, cho thấy bạn không có thai. Nếu không thấy có vạch nào, có thể que thử bị hư hỏng hoặc nước tiểu không đảm bảo thì bạn nên thử lại vào một lần khác.

Phần lớn bác sĩ đều khuyên bạn nên xét nghiệm nước tiểu vào sau khoảng 2 tuần tính từ thời điểm bạn có kinh cuối hoặc 2 tuần sau khi chuyển phôi. Tuy nhiên, với các que thử thai có độ nhậy cao, bạn có thể xét nghiệm sớm hơn. 

Xét nghiệm nước tiểu có độ chính xác khoảng 97% khi thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Xét nghiệm này có nhiều ưu điểm do chúng có thể được thực hiện tại nhà, giá thành thấp, cho kết quả nhanh và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng chỉ dẫn hoặc thực hiện quá sớm thì kết quả có thể không chính xác.

Nếu bạn nhận được kết quả là âm tính nhưng vẫn có những triệu chứng khi mang thai [mất kinh, buồn nôn, căng ngực và mệt mỏi] thì hãy chờ thêm 1 tuần và làm một xét nghiệm khác hoặc liên lạc với bác sĩ để làm xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu

Có 2 loại xét nghiệm máu. Xét nghiệm định lượng đo lường chính xác lượng hCG trong máu và xét nghiệm định tính hCG cho câu trả lời đơn giản là có hoặc không có thai. So với xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu có ưu điểm hơn là có thể phát hiện mang thai sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu khoảng 7-12 ngày kể từ ngày có thể thụ thai [nhưng nếu bạn nhận được kết quả là âm tính thì nên làm xét nghiệm lại nếu bị mất kinh] và có thể đo lường nồng độ hormone hCG trong máu [đây là thông tin hữu ích để cơ sở khám sức khỏe cho bạn theo dõi và  biết được các vấn đề nhất định trong thời kì mang thai]. Tuy nhiên xét nghiệm máu cũng có hạn chế là đắt hơn xét nghiệm nước tiểu, thời gian cho kết quả lâu hơn và phải thực hiện ở phòng khám.

Nếu kết quả xét nghiệm thử thai là dương tính cho thấy có hormone hCG trong cơ thể bạn. Khi phôi bám vào tử cung của người phụ nữ, hormone hCG bắt đầu phát triển và nhân rộng. Đây là triệu trứng đã có thai. Trong trường hợp kết quả âm tính thì có thể là không có thai hoặc do làm xét nghiệm quá sớm hoặc thực hiện sai chỉ dẫn. 

Các loại que thử thai khác nhau về độ nhạy [cách chúng có thể phát hiện hormone hCG], nếu chưa đủ thời gian sản xuất đủ lượng hormone hCG hoặc không đợi đúng thời gian để kết quả hiển thị thì xét nghiệm đó coi như vô hiệu. Tốt nhất là làm theo đúng hướng dẫn và chờ cho tới lúc mất kinh trước khi làm xét nghiệm. 

Nên đợi cho tới khi mất kinh rồi hãy kiểm tra. Mất kinh thường là triệu trứng đầu tiên của sự mang thai. Nếu không thể chờ đợi để tìm hiểu và biết được ngày có thể thụ thai thì sau đó trong thời gian sớm nhất có thể thử thai vào ngày thứ 14 kể từ ngày thụ thai. Trường hợp các kết quả không giống nhau giữa các xét nghiệm thử thai thì nên làm xét nghiệm máu để cho câu trả lời chính xác hơn.

CNSH Tăng Kim Hoàng Văn

Nguồn: americanpregnancy.org

HCG là một hormone đặc biệt quan trọng tiết ra ở phụ nữ mang thai, phản ánh gián tiếp tình trạng sức khỏe của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nồng độ beta HCG được định lượng trong máu hoặc nước tiểu là căn cứ xác định người phụ nữ có mang thai hay không?

1. Xét nghiệm hCG là gì?
HCG là tên viết tắt của loại hormone Chorionic gonadotropin trong cơ thể con người và được sản xuất ra trong thai kỳ. Loại hormone này được tạo ra trong nhau thai sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Chính vì thế con số chỉ nồng độ HCG cho biết rằng cơ thể phụ nữ đang mang thai.

2. Khi nào thì xuất hiện hormone HCG?Ngay sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung, nồng độ beta hCG bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong máu. Sau khoảng 7 – 11 ngày từ khi thụ thai thì nồng độ HCG có thể được phát hiện bằng que thử thai, sau khoảng 11 ngày thì có thể xét nghiệm máu để phát hiện và sau 12 – 14 ngày thì xét nghiệm bằng nước tiểu.Khi thai mới hình thành, lượng HCG còn khá thấp, tuy nhiên chúng sẽ tăng nhanh sau một thời gian ngắn. Thông thường, nồng độ HCG trong máu sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ. Nồng độ này sẽ đạt đỉnh điểm trong khoảng 8 đến 11 tuần đầu của thai kỳ, sau đó nó sẽ giảm dần và chững lại ở phần sau của thai kỳ.Xin lưu ý rằng, không phải chỉ ở phụ nữ mới xuất hiện hormone beta hCG. Một số bác sĩ chỉ định xét nghiệm beta hCG ngay cả ở nam giới để xác định những khối u tế bào mầm như ung thư tinh hoàn. Ngoài ra, khi tầm soát các dị tật bẩm sinh của thai nhi trong quá trình mang thai, xét nghiệm beta hCG trong máu người mẹ cũng là một xét nghiệm vô cùng quan trọng.

3. Một số điều cần biết về nồng độ HCG


Xét nghiệm beta hCG được thực hiện trên máu hoặc nước tiểu. Đây là xét nghiệm dễ thực hiện, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai lệch kết quả nên kỹ thuật xét nghiệm thực hiện nhanh chóng, cho kết quả chính xác.

Nồng độ HCG ở các thai phụ cũng rất khác nhau, không nên so sánh chỉ số này với một ai khác đang mang thai bởi vì không ai có nồng độ HCG giống ai. Sau mỗi ngày mỗi giờ nồng độ này đã thay đổi và rất khác nhau.
Đối với người phụ nữ bình thường và không mang thai thì nồng độ hCG dưới 5 mIU/mL được coi là âm tính. Đối với phụ nữ mang thai thì nồng độ này đạt trên 25 mIU/mL. Nếu nồng độ HCG ở trong khoảng 6 – 24 mIU/mL thì cần được kiểm tra và theo dõi nồng độ HCG có tăng lên hay không và xác định có thai hoặc không. Nồng độ HCG cũng thay đổi theo tuổi thai và bạn có thể tham khảo các mức HCG dưới đây:

  • 3 tuần: 5 – 50 mIU/mL
  • 4 tuần: 5 – 426 mIU/mL
  • 5 tuần: 18 – 7.340 mIU/mL
  • 6 tuần: 1.080 – 56.500 mIU/mL
  • 7 – 8 tuần: 7.650 – 229.000 mIU/mL
  • 9 – 12 tuần: 25.700 – 288.000 mIU/mL
  • 13 – 16 tuần: 13.300 – 254.000 mIU/mL
  • 17 – 24 tuần: 4.060 – 165.400 mIU/mL
  • 25 – 40 tuần: 3.640 – 117.000 mIU/mL

Trong 3 tháng đầu tiên, nồng độ HCG vẫn tăng thì đó là một dấu hiệu bình thường. Nếu nồng độ HCG thấp, cần phải theo dõi và kiểm tra xem nó có tăng trở lại trong 48 – 72 giờ trong vòng 3 tháng đầu hay không. Nồng độ HCG thấp có thể bị sảy thai hoặc rụng trứng cũng có thể là thai ngoài tử cung. Nồng độ HCG cao có thể mang thai hoặc mang thai nhiều lần. 

Sau khi sinh nở hoặc sẩy thai thì nồng độ HCG sẽ trở lại bình thường sau khoảng 4 – 6 tuần, tức là trở lại mức ≤ 5 mIU/mL.

Xét nghiệm beta hCG chỉ giúp xác định có thai và theo dõi sự phát triển của thai nhi chứ không phản ánh được giới tính hay trí tuệ của thai nhi.Chính vì vậy, bà mẹ không nên quá lo lắng về nồng độ beta HCG, không nên theo dõi xét nghiệm liên tục, trong khi sức khỏe của bé còn có thể được đánh giá qua những chỉ số khác, những phương tiện khác. Theo đó, mẹ bầu nên chăm sóc bản thân, khám thai định kỳ, kết hợp ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón con ra đời.

Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu bởi đây là một xét nghiệm quan trọng của thai kỳ. Vậy trước khi làm xét nghiệm beta hCG cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin bổ ích để mẹ giải đáp thắc mắc.

Xét nghiệm beta hCG là một xét nghiệm nhằm kiểm tra phụ nữ có đang mang thai hay không. Đây cũng là một xét nghiệm để chẩn đoán dị tật thai nhi. Xét nghiệm beta hCG có vai trò rất quan trọng. Vì thế, để có kết quả chính xác nhất, nhiều mẹ đang rất thắc mắc cần kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG.

Xét nghiệm beta hCG là định lượng nồng độ hCG trong máu hoặc kiểm tra sự tồn tại của hormone này trong cơ thể. Đây là hormone được chính nhau thai tạo ra trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, hormone hCG vẫn tồn tại trong một số khối u. Nhất là những khối u có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng. 

Nồng độ hCG trong cơ thể sẽ phản ánh những tình trạng sau:

  • Thai trứng: Là trường hợp trứng chỉ phát triển thành một nang, không phát triển thành phôi thai. Sau đó, phần gai nhau dần dần bị thoái hóa, trở thành túi dịch dính chùm như trứng ếch.
  • Khối tăng sinh đang bất thường trong tử cung.
  • Ung thư tử cung.

Thông thường, nếu những phụ nữ đang có một thai kỳ ổn định thì không áp dụng xét nghiệm này mà thường được áp dụng sau khi sảy thai. Đối với nam giới, xét nghiệm beta hCG có thể đánh giá, tìm kiếm ung thư tinh hoàn.

Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG là câu hỏi của nhiều mẹ bầu

Khi trứng bắt đầu làm tổ, nhau thai bắt đầu hình thành và tiết ra hormone hCG. Một phần hormone sẽ hòa vào máu, phần còn lại được thải ra ngoài qua đường nước tiểu. 

Nồng độ hCG có ảnh hưởng đến thai nhi, duy trì thai nhi ổn định trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ. Nồng độ hCG sẽ tăng cao từ tuần 14 – 16 sau kỳ kinh chót. Nếu lượng hormone này tăng sớm, bác sĩ sẽ tìm kiếm thêm về tình trạng sức khỏe thai nhi cũng như người mẹ. Ngay sau khi sinh con, nồng độ này sẽ không còn tồn tại trong máu.

Nếu mẹ mang đa thai, hormone này sẽ phóng thích nhiều hơn. Ngược lại, nếu mang thai ngoài tử cung hoặc trong vòi trứng sẽ phóng thích ít hơn.

Bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm beta hCG khi:

  • Kiểm tra có đang mang thai hay không hoặc xác định có mang thai ngoài tử cung hay không.
  • Kiểm tra tình trạng thai trứng.
  • Kiểm tra nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Kiểm tra những loại ung thư có nguồn gốc từ trứng hoặc tinh trùng.
  • Dự đoán tuổi thai.
  • Chẩn đoán nguy cơ sảy thai ở thai phụ.

Để có một kết quả chính xác nhất, bạn cần lưu ý về những vấn đề trước khi xét nghiệm như thời điểm làm xét nghiệm, kiêng gì trước khi xét nghiệm hay có cần nhịn ăn trước khi làm hay không. Vậy cần làm gì trước khi xét nghiệm beta hCG và đâu là thời điểm nên thực hiện?

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm beta hCG sau 7 – 10 ngày quan hệ. Bởi lúc này là thời điểm nồng độ hCG tăng cao. Để chắc chắn hơn, bạn có thể thực hiện sau khi thấy mình bị chậm kinh. Mẹ nên thực hiện ngay ở giai đoạn đầu ở thai kỳ để có thể kiểm soát tình hình thai kỳ. Đồng thời nếu có vấn đề bất thường xảy ra, kiểm tra sớm sẽ giúp bác sĩ có hướng giải quyết sớm để tránh nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nếu bạn thắc mắc xét nghiệm beta hCG vào thời điểm nào trong ngày thì câu trả lời là vào buổi sáng. Theo các bác sĩ khoa Sản, việc xét nghiệm vào buổi sáng thường cho kết quả đúng nhất.

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để xét nghiệm beta hCG

Được khuyến khích nên thực hiện vào sáng sớm nên khá nhiều mẹ thắc mắc xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn. Câu trả lời là có. Việc ăn sáng có thể cho kết quả không chính xác.

Ngoài ra, trước khi xét nghiệm beta hCG, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Không uống đồ ngọt có ga, nước hoa quả hay uống sữa trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Không uống cafe, trà vì thức uống này có thể làm sai kết quả chẩn đoán.

Kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG – Không nên uống cà phê trước khi làm xét nghiệm

Bên cạnh câu hỏi kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG còn có một số thông tin mẹ cần lưu ý khi xét nghiệm beta HCG như sau.

Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ có ngay sau 1 – 2 giờ lấy máu xét nghiệm. Do đó, nếu chị em vẫn băn khoăn xét nghiệm beta hCG bao lâu có kết quả thì cũng không nên quá hồi hộp. Chị em có thể hỏi luôn nhân viên lấy mẫu xem bao lâu thì có kết quả, và quyết định chờ hoặc về nhà rồi nhận kết quả sau.

Đây là tình trạng vẫn thường xuyên xảy ra bởi không phải lúc nào kết quả cũng chính xác 100%. Nguyên nhân xảy ra chủ yếu do:

  • Mẹ tiến hành xét nghiệm quá sớm: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, nồng độ hormone hCG sẽ không ổn định. Do đó, nếu mẹ làm xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả không chính xác. Thời điểm tốt nhất là sau 2 tuần.
  • Sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc an thần,… có thể làm sai kết quả xét nghiệm do nồng độ hCG trong máu bị ảnh hưởng. Do đó, đôi khi kết quả âm tính hoặc kết quả xét nghiệm beta hCG 0.1 nhưng vẫn có thai.  
  • Nội mạc tử cung mỏng: Nếu mẹ có nội mạc tử cung mỏng, thai nhi rất khó để bám chắc vào tử cung. Ngoài ra, nếu mẹ không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, hormone này cũng sẽ sản sinh chậm hơn, làm sai kết quả xét nghiệm. Khi xảy ra tình trạng này, nếu mẹ không kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng thì có thể bị động thai hoặc sảy thai.
  • Xét nghiệm tại những cơ sở không đạt chất lượng: Nếu mẹ tiến hành thủ thuật này tại những có sở y tế kém chất lượng, cơ sở vật chất y tế không đảm bảo, bác sĩ thiếu chuyên môn thì kết quả sai cũng là điều có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc an thần có thể khiến nồng độ hCG trong máu bị ảnh hưởng

Đây là thắc mắc chung cần được giải đáp của nhiều chị em. Nồng độ hCG trung bình trong máu thông thường là bằng 0 nếu không mang thai. Nồng độ này sẽ nằm vào khoảng 10 – 25 U/L nếu chưa chắc chắn có thai hay không và sẽ hơn 25 U/L nếu chắc chắn mang thai.

Khi mới thụ tinh, chỉ số hCG khá thấp nên khi thử thai có thể cho 1 vạch hoặc 2 vạch mờ. Tuy nhiên, khi mẹ mang thai được khoảng 5 tuần thì nồng độ hCG trong máu sẽ rơi vào khoảng 200 – 7000 U/L. Lúc này, nếu thử thai đúng cách, que thử thai đạt chất lượng thì sẽ cho kết quả 2 vạch.

Trong trường hợp xét nghiệm bằng nước tiểu thì cách đọc kết quả xét nghiệm beta hCG như sau:

  • Một vạch hoặc dấu trừ [-]: Bạn không có thai.
  • Hai vạch hoặc dấu cộng [+]: Bạn đang có thai.
  • Không hiển thị vạch nào: Không chắc chắn bạn đang có thai hay không.

Thử thai sau 5 tuần sẽ cho kết quả chính xác nhất

Bên cạnh câu hỏi kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG thì dường như đây cũng là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Mẹ không nên quá lo lắng vì chi phí này không quá nhiều tiền. 

Tùy vào cơ sở y tế mẹ lựa chọn, chất lượng máy móc và trình độ chuyên môn của bác sĩ mà mỗi cơ sở sẽ có một mức giá khác nhau. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm xét nghiệm beta hCG ở đâu Hà Nội chính xác, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng thì Bệnh viện Hồng Ngọc là một địa điểm nên tham khảo. 

Bệnh viện Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – cơ sở thứ 7 thuộc hệ thống y tế Hồng Ngọc

Trải qua 18 năm hoạt động và phát triển, Bệnh viện Hồng Ngọc đang là 1 trong 3 bệnh viện có chất lượng cao tại Thủ đô Hà Nội. Đẳng cấp của bệnh viện được khẳng định qua cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc hiện đại. Do đó, ngày càng có nhiều người lựa chọn đây là địa điểm để chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Bệnh viện Hồng Ngọc – địa điểm tin cậy để tiến hành xét nghiệm beta hCG

Ngoài ra, không thể không kể đến đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm đang công tác tại bệnh viện, trong đó có Khoa sản của Bệnh viện Hồng Ngọc. Do đó, khi nghi ngờ mình đã mang thai, hãy đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được xét nghiệm beta hCG.

Bạn cũng không cần quá lo lắng bởi thủ tục xét nghiệm beta HCG ở Bệnh viện Hồng Ngọc vừa đơn giản, nhanh chóng lại có giá thành hợp lý. Cùng những trải nghiệm tuyệt vời về dịch vụ nên các mẹ hoàn toàn yên tâm. Đến đây, nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào hay băn khoăn kiêng gì trước khi xét nghiệm beta hCG, mẹ có thể liên lạc với bệnh viện theo thông tin liên hệ sau để được hỗ trợ:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề