Xét nghiệm máu hct là gì

HCT là gì? Như thế nào là HCT bình thường? Làm sao để biết chỉ số HCT đang ở mức nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh về chỉ số xét nghiệm HCT. Bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây:

1. HCT là gì?

HCT [Hematocrit] là tỉ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Đây là phần trăm thể tích máu mà các tế bào máu [chủ yếu là hồng cầu] chiếm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu, thiếu máu biểu hiện bởi HCT thấp và nghi ngờ một số bệnh lý về phổi, tim mạch hay chứng tăng hồng cầu khi HCT cao.

HCT phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần có trong cơ thể. [ảnh minh họa]

2. Chỉ số HCT như nào là bình thường?

Sau khi nắm được chỉ số HCT là gì, bạn cần biết như nào là chỉ số HCT bình thường. Tùy theo độ tuổi, giới tính mà mỗi người có chỉ số HCT khác nhau. Dười đây là thông tin về chỉ số HCT ở mức bình thường. Tức là một người không mang bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số HCT nằm trong khoảng sau:

– Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: chỉ số HCT trong khoảng từ 35%-39%

– Đối với người trưởng thành: chỉ số HCT ở nữ khoảng 37%-48%, ở nam HCT khoảng 45%-52%

HCT bình thường dao động từ 37-52 và còn tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi của người bệnh [ảnh minh họa]

3. Chỉ số HCT tăng, giảm khi nào?

Bên cạnh việc hiểu được HCT là gì? bạn cũng cần nắm được chỉ số HCT tăng giảm báo hiệu bệnh lý nào?

– HCT tăng trong trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu[ sốt, nôn, tiêu chảy…].

– HCT giảm có thể bạn đang gặp các vấn đề về máu như bệnh tan máu bẩm sinh [Thlassemia], bệnh thiếu máu do xuất huyết hay đang trong thời kỳ mang thai chỉ số HCT cũng có thể giảm. Nếu chỉ số HCT thấp sẽ không đủ cung cấp máu đáp ứng nhu cầu nuôi các cơ quan trong cơ thể, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn.

4. Phương pháp đánh giá chỉ số HCT cao hay thấp

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá mức độ HCT trong cơ thể. Từ kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ tăng hay giảm của HCT để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm máu giúp đánh giá chỉ số HCT có trong cơ thể để có biện pháp xử trí tốt nhất và giúp người bệnh hiểu HCT là gì?

Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào chỉ số HCT là kết quả để đưa ra kết luận ngay về bệnh được, mà ngoài ra bạn có thể phải làm thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm khối lượng hemoglobin trong hồng cầu [MCH] và nồng độ của hồng cầu [MCHC], thể tích trung bình của hồng cầu [ MVC]. Hay tính số lượng hồng cầu bằng chỉ số RBC. Các kết quả này sẽ có trong xét nghiệm máu của bạn và nó sẽ giúp bác sĩ có đầy đủ căn cứ để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và bệnh lý bạn đang gặp phải từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là những kiến thức y khoa về chỉ số HCT là gì và cách đánh giá HCT. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu được về chỉ số HCT cũng như kết luận bệnh liên quan đến HCT. Chúc bạn luôn kiểm soát tốt nhất sức khỏe chính mình!

HCT là một trong những chỉ số dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người. Khi khám sức khỏe tổng quát, có người được chỉ định làm xét nghiệm này. Thế nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn không biết HCT là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm này. Chính vì thế, BVĐK Phương Đông có bài viết chuyên sâu về vấn đề này để mọi người cùng hiểu rõ và hiểu đúng.

Chỉ số HCT là gì?

Chỉ số HCT trong máu là gì? HCT [viết tắt của thuật ngữ Hematocrit] là tỷ lệ lượng hồng cầu có trong thể tích máu toàn phần. HCT còn được gọi với tên khác là dung tích của hồng cầu. Nhiệm vụ của các tế bào hồng cầu là mang oxy đi khắp cơ thể. Khi oxy được tế bào sử dụng để sản xuất năng lượng thì các tế bào hồng cầu sẽ vận chuyển chất thải, carbon dioxide từ các tế bào trở ngược về phổi.

Xét nghiệm máu hct là gì?

Chắc hẳn nhiều người vẫn đang thắc mắc ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số hematocrit. Câu trả lời đó là, chỉ số hematocrit cho biết tỷ lệ phần trăm của hồng cầu trong thể tích máu. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng mất máu, thiếu máu của người bệnh. Đồng thời còn có thể chẩn đoán được các bệnh lý về tim mạch, phổi, tăng hồng cầu.

Công thức tính chỉ số hematocrit là thể tích hồng cầu chia cho thể tích máu, đơn vị tính là phần trăm:

HCT= [ V [Hồng cầu] : V [Toàn phần]] x 100%

Chỉ số HCT thế nào là bình thường?

Chỉ số Hematocrit HCT bình thường tức là người đó có tình trạng sức khỏe tốt, khống mắc các bệnh liên quan đến hồng cầu. Vậy như thế nào là chỉ số HCT bình thường?

Nhiều người được thực hiện xét nghiệm HCT nhưng không biết HCT là gì.

Tùy vào độ tuổi, giới tính mà mỗi người sẽ có chỉ số HCT khác nhau. Dưới đây sẽ là thông tin về chỉ số HCT ở mức bình thường, tức là người không mang bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số HCT trong khoảng sau:

  • Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: HCT trong khoảng từ 35% - 39%
  • Đối với người trưởng thành: HCT của nữ khoảng từ 37% - 48%, còn nam là từ 45% - 52%.

Quy trình Xét nghiệm đo chỉ số HCT diễn ra thế nào?

Xét nghiệm Hematocrit nằm trong bộ xét nghiệm công thức máu. Cụ thể, khi làm xét nghiệm công thức máu, bệnh nhân sẽ phải làm các xét nghiệm như đo nồng độ hemoglobin, hematocrit, xét nghiệm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Trong đó 3 tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu được sản xuất bởi các tủy xương.

Trong xét nghiệm đo chỉ số HCT, sau khi lấy mẫu máu từ bệnh nhân, kỹ thuật viên sẽ dùng máy chuyên dụng tự động để đo HCT cùng với thực hiện các xét nghiệm khác. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được bác sĩ chỉ định dùng phương pháp sử dụng máy ly tâm để đo lượng hematocrit.

Quy trình xét nghiệm đo chỉ số HCT bằng máy ly tâm có 3 bước

Xét nghiệm đo chỉ số HCT bằng máy ly tâm chỉ diễn ra trong khoảng vài phút với 3 bước sau đây:

  • Bước 1: bệnh nhân được lấy khoảng 0.05 ml - 0.1ml máu. Sau đó đặt vào bên trong một ống dẫn nhỏ được bọc kín bằng đất sét hoặc sáp.
  • Bước 2: kỹ thuật viên xét nghiệm đặt một máy quay ly tâm vào ống dẫn. Các tế bào hồng cầu sẽ bị đọng lại ở đáy ống và tạo nên cột hồng cầu. Cột hồng cầu phía dưới phân tách với cột huyết thanh phía trên.
  • Bước 3: chiều cao phần hồng cầu được chia đều cho chiều cao của dịch chứa trong ống dẫn.

Ý nghĩa của chỉ số HCT trong xét nghiệm máu

HCT giảm thấp

Lượng hematocrit HCT thấp dưới mức bình thường là biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Nguyên nhân làm chỉ số HCT thấp có thể là do:

  • Chấn thương, xuất huyết trong, viêm loét… gây mất máu
  • Hồng cầu bị phá hủy [hồng cầu hình liềm, lách to].
  • Mức bệnh ung thư, suy tủy xương hoặc dùng nhiều thuốc Tây làm giảm thể tích hồng cầu.
  • Chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt các chất như sắt, folate, vitamin B12.
  • Dư thừa nước trong cơ thể do uống quá nhiều nước hoặc truyền tĩnh mạch quá mức gây.

Chỉ số HCT cho thấy sức khỏe có đang bình thường hay không

HCT tăng cao

Cho thấy tỷ lệ phần trăm của tế bào hồng cầu trong máu chiếm tỷ lệ cao hơn mức bình thường. Đặc biệt khi so sánh với giới tính, độ tuổi, yếu tố tác động khác như môi trường sống thiếu oxy, phụ nữ mang thai. Trường hợp chỉ số HCT cao trên 55% thì rất có thể là biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não.

Một số nguyên nhân làm chỉ số hematocrit tăng cao như:

  • Cơ thể bị mất nước.
  • Thiếu hụt oxy do sống ở nơi có độ cao lớn, hút thuốc lá, xơ hóa phổi.
  • Mắc bệnh tim bẩm sinh.
  • Tăng hồng cầu thứ phát do tủy xương sản xuất quá mức hoặc hồng cầu tăng không rõ nguyên nhân.
  • Mắc bệnh thuyên tắc phổi hoặc hội chứng khó, ngưng thở khi ngủ.

Làm gì để ổn định chỉ số HCT?

Để đưa chỉ số HCT về mức bình thường thì việc quan trọng nhất đó là điều trị dứt điểm nguyên nhân, bệnh lý dẫn tới chỉ số HCT tăng hoặc giảm bất thường. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tránh các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Ăn uống khoa học là một trong những cách để ổn định chỉ số Hematocrit

Bên cạnh đó thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Người bệnh nên chọn những thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để cung cấp dinh dưỡng, giúp cơ thể sớm bình phục. Tránh những đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Sau khi hồi phục thì vẫn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.

Ngoài ra thì việc duy trì lối sống lành mạnh như tập thể dục mỗi ngày cũng rất có ích trong việc ổn định chỉ số HCT. Tập thể dục chính là cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất mà còn giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ. Đồng thời bạn cũng cần tránh việc thức khuya, ngủ đủ giấc và loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường thiếu oxy,...

Xét nghiệm HCT tại bệnh viện Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện xét nghiệm HCT cho khách hàng trong gói khám sức khỏe, khách hàng ngoài gói khi có nhu cầu đảm bảo kết quả chuẩn xác trong thời gian ngắn.

Xét nghiệm đo chỉ số HCT tại BV Phương Đông đảm bảo nhanh chóng, chính xác

  • Nhân viên lấy máu chuyên nghiệp, thao tác nhanh chóng, chính xác
  • Quy trình lấy máu an toàn, sử dụng kim tiêm dùng 1 lần đảm bảo tránh lây nhiễm chéo.
  • Phòng xét nghiệm trang bị đầy đủ trang thiết bị, máy móc tự động hóa cao cấp, nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc,...
  • Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, luôn có nhân viên hỗ trợ
  • Bệnh viện được Bộ Y tế đánh giá an toàn trong phòng chống dịch
  • Khuôn viên bệnh viện xanh tạo nên sự thoải mái cho người bệnh khi đến viện.

Ngoài xét nghiệm chỉ số HCT trong máu thì BVĐK Phương Đông còn là địa chỉ tin cậy cho mọi khách hàng khi cần chăm sóc sức khỏe. Mọi thông tin cần tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

HCT trọng máu bao nhiêu là bình thường?

- Đối với nam giới, chỉ số HCT bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 41% đến 50%. - Với nữ giới, chỉ số HCT được đánh giá là bình thường khi đạt 36% đến 44%. - Chỉ số HCT bình thường ở trẻ nhỏ sẽ là 32% đến 42%.

Chỉ số HCT trọng máu thấp là gì?

Nếu chỉ số HCT thấp có nghĩa là bạn đang gặp tình trạng thiếu máu, lượng hồng cầu thấp hơn bình thường, nguyên nhân khiến chỉ số HCT thấp có thể do mất máu, các vấn đề về xương, thiếu sắt, vitamin B12, vitamin B6, hoặc cơ thể bị thừa nước...

Chỉ số hematocrit tăng khi nào?

– HCT tăng trong trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu[ sốt, nôn, tiêu chảy…].

Chỉ số HgB và HCT là gì?

Chỉ số HgB là một trong ba chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đó là: RBC - Red Blood Cell cho biết số lượng hồng cầu, HCT - Hematocrite cho biết dung tích hồng cầu và HGB - Hemoglobin cho biết lượng huyết sắc tố. Nếu hai trong ba chỉ số trên thấp hơn so với bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu.

Chủ Đề