Xét nghiệm máu không có bảo hiểm bao nhiêu tiền

“Xét nghiệm máu tại nhà bao nhiêu tiền?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Với tình hình dịch bệnh nguy hiểm, xu hướng y tế số phát triển, dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà cũng ngày càng được ưa chuộng. Vậy thực hiện xét nghiệm máu tại nhà có chi phí ra sao? Chất lượng có đảm bảo như khi xét nghiệm máu trực tiếp tại bệnh viện hay không?  Hãy cùng ISOFHCARE tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. 

  • 1. Xét nghiệm máu tại nhà – Xu hướng được ưa chuộng hiện nay 
  • 2. Xét nghiệm máu tại nhà phát hiện bệnh lý gì? 
  • 3. Xét nghiệm máu tại nhà hết bao nhiêu tiền? 
  • 4. Nên xét nghiệm máu tại nhà ở đâu? 

1. Xét nghiệm máu tại nhà – Xu hướng được ưa chuộng hiện nay 

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và an toàn giúp người bệnh tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý. Đặc biệt, ngày nay dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà được nhiều cơ sở y tế triển khai, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám ngày càng tốt hơn cho bệnh nhân. 

Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và lan rộng, dịch vụ lấy máu tại nhà đã đem lại hiệu quả tích cực, đáp ứng tốt cho nhu cầu thăm khám và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho người dân.

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những phương pháp giúp người bệnh tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý.

Lấy máu tại nhà xét nghiệm đem đến nhiều lợi ích nhưng lại không làm giảm chất lượng thăm khám như xét nghiệm trực tiếp tại bệnh viện. Khác biệt duy nhất là bệnh nhân không cần trực tiếp đến phòng khám, bệnh viện. Các kỹ thuật viên, điều dưỡng viên sẽ tự đến nhà và lấy mẫu cho bạn. Ngoài ra, quy trình lấy máu, thông báo kết quả xét nghiệm vẫn đảm bảo độ chính xác, tin cậy như nhau. Chính vì vậy, phương pháp thăm khám này đã và đang được đông đảo người dân tin dùng. 

2. Xét nghiệm máu tại nhà phát hiện bệnh lý gì? 

Lựa chọn xét nghiệm máu tại nhà, bệnh nhân có thể đảm bảo phát hiện, tầm soát sớm các bệnh lý nguy hiểm đối với sức khoẻ như: 

  • Các bệnh lý liên quan về máu như: bệnh tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, suy tuỷ, ung thư máu, rối loạn đông máu,…
  • Phát hiện sớm bệnh lý tiểu đường.
  • Phát hiện các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ máu 
  • Phát hiện nguy cơ các bệnh lý về thận và chức năng thận 
  • Các bệnh lý về gan như viêm gan A, viêm gan B, xơ gan, tăng men gan… 

Phát hiện sớm bệnh lý tiểu đường.

Đặc biệt, xét nghiệm máu tại nhà cũng là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ phát hiện và phòng ngừa các bệnh liên quan đến ung thư nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn đang lăn tăn có nên sử dụng dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà hay không thay hãy an tâm lựa chọn cho bản thân và gia đình. 

3. Xét nghiệm máu tại nhà hết bao nhiêu tiền? 

Trên thực tế, dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà có chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Loại xét nghiệm, đơn vị thực hiện, số lần thực hiện… Các bệnh viện công sẽ có chi phí ưu đãi và thấp hơn so với các phòng khám và bệnh viện tư. Tuy nhiên, chi phí giao động từ khoảng 40.000 – 500.000 đồng tuỳ thuộc vào danh mục xét nghiệm máu mà bệnh nhân được chỉ định. 

Ngoài ra, với một số loại xét nghiệm máu phục vụ thăm khám chuyên sâu, mức chi phí có thể cao hơn một chút. 

Trên thực tế, dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà có chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

4. Nên xét nghiệm máu tại nhà ở đâu? 

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám ngày càng cao của bệnh nhân, rất nhiều cơ sở y tế áp dụng dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà để phục vụ lợi ích tốt nhất cho người bệnh. IVIE - Bác sĩ ơi là cầu nối giúp bạn dễ dàng đặt lịch lấy máu xét nghiệm tại nhà tại các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện. 

Kết quả xét nghiệm sẽ được trả online hoặc linh động theo nhu cầu người bệnh nên rất thuận tiện trong việc theo dõi tình hình sức khoẻ. Nếu bạn và gia đình đang có nhu cầu xét nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tốt nhất. 

Xét nghiệm máu là bước quan trọng để chẩn đoán và chữa trị bệnh, bên cạnh đó, nhiều xét nghiệm máu còn phục vụ nhiều mục đích khác nhau như cứu người, nghiên cứu, phân loại máu… Vậy, xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể xác định việc xét nghiệm máu có được đóng bảo hiểm y tế không.

1. Các loại xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng, dựa trên mẫu máu thu được các bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm sẽ phân tích nhằm xác định được hàm lượng một số chất nhất định trong máu, đếm các loại tế bào máu. Xét nghiệm máu là căn cứ quan trọng, vì dựa trên kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, loại bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải và từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm máu có hai loại chính gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu. Mỗi loại được phân tích gồm có rất nhiều chỉ số khác nhau. Dựa trên kết quả của các chỉ số xét nghiệm máu thu được, bác sĩ có thể chẩn đoán được các vấn đề về máu, các rối loạn liên quan đến thành phần của máu và rất nhiều bệnh lý thông qua sự thay đổi chỉ số xét nghiệm máu như: bệnh ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch và rất nhiều bệnh lý khác.

Tùy vào mục đích khám chữa bệnh hoặc yêu cầu của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ thực hiện các loại xét nghiệm máu khác nhau. Theo đó mà việc xác định có được hưởng BHYT không.

2. Xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không

Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế không phải tất cả các trường hợp người tham gia BHYT khám bệnh, chữa bệnh đều được hưởng bảo hiểm y tế. Căn cứ vào từng trường hợp khám bệnh, chữa bệnh và mục đích của việc thực hiện xét nghiệm máu người ta sẽ xác định xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế hay không.

[1] Trường hợp được hưởng Bảo hiểm y tế

Căn cứ theo quy định tại Điều 21, Luật Bảo hiểm y tế có quy định về phạm vi được hưởng của Bảo hiểm y tế. Người tham gia BHYT sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh chữa bệnh trong các trường hợp sau:

  • Chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chi phí phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con.

  • Chi phí trong quá trình vận chuyển bệnh nhân từ tuyến huyện lên tuyến trên theo quy định của luật bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang trong quá trình điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo chỉ định của y bác sĩ.

  • Thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi bảo hiểm y tế chi trả.

Như vậy khi bệnh nhân thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi nêu trên sẽ được hưởng BHYT theo quy định.

Các trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế và các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế.

[2] Trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

Bên cạnh việc quy định phạm vi được hưởng của BHYT, Luật Bảo hiểm y tế cũng quy định các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế hưởng bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh. Cụ thể, căn cứ theo Điều 23, Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi và bổ sung tại Khoản 16, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định 12 trường hợp không được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả, trong đó có 9 điều được nêu cụ thể như sau:

[1] Chi phí KCB [trong trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 21, Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 14, Điều 1, Luật bảo hiểm y tế 2014] đã được ngân sách nhà nước chi trả. 

[2] Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

[3] Đi khám sức khỏe.

[4] Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

[5] Khi sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.

[6] Người bệnh sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

[7] Bệnh nhân điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.

[8] Bệnh nhân sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong KCB và phục hồi chức năng.

[9] Bệnh nhân KCB, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.

[10] Bệnh nhân KCB nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.

[11] Thực hiện giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

[12] Bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng hoặc nghiên cứu khoa học.

Căn cứ theo các quy định tại mục [1] và mục [2] thì việc xét nghiệm máu có được hưởng BHYT không, điều này còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu mà bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân và trường hợp nào cần thực hiện xét nghiệm máu.

Trường hợp xét nghiệm máu được bảo hiểm y tế chi trả:

  • Xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ nhằm mục đích tiến hành điều trị một số bệnh lý, hoặc chẩn đoán bệnh.

  • Xét nghiệm máu nhằm hỗ trợ cho quá trình điều trị các bệnh lý về máu.

  • Xét nghiệm máu phục vụ quá trình cứu chữa bệnh nhân khác

Một số trường hợp xét nghiệm máu không được bảo hiểm y tế chi trả:

  • Xét nghiệm máu do bệnh nhân yêu cầu một cách tự phát không do bác sĩ chỉ định;

  • Xét nghiệm máu tự phát để tiến hành kiểm tra DNA;

  • Xét nghiệm máu phục vụ cho quá trình phẫu thuật thẩm mỹ;

  • Xét nghiệm máu phục vụ chẩn đoán thai. 

Như vậy, xét nghiệm máu có được hưởng bảo hiểm y tế không tùy từng trường hợp cụ thể. Có thể cùng là loại xét nghiệm máu giống nhau nhưng mục đích xét nghiệm khác nhau thì sẽ có trường hợp được hưởng BHYT có trường hợp không được hưởng BHYT. Bệnh nhân khi đi xét nghiệm máu cần xác định rõ mình thuộc trường hợp nào thì mới xác định được có được hưởng bảo hiểm y tế không.

Chủ Đề