Y học dự phòng học lên bác sĩ

Đó là nhận định của PGS-TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế.

Quan tâm, đãi ngộ tốt hơn cho y tế dự phòng, y tế cơ sở

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2, là người từng công tác lâu năm trong lĩnh vực y tế dự phòng và hiện vẫn tham gia giảng dạy, đào tạo, PGS-TS Nguyễn Huy Nga, chia sẻ: "Người làm trong lĩnh vực tế bây giờ khá khó khăn không chỉ về là đãi ngộ mà là lương cơ bản chưa xứng đáng".

Như các nước, y bác sĩ, người làm trong ngành y có mức thu nhập cao hơn mức chung. Còn chúng ta, hiện, một bác sĩ mới ra trường lương cứng khoảng 4 triệu đồng/tháng, dù thi vào khó, thời gian học lại kéo dài hơn. Trước đây bao cấp, ai cũng thu nhập cũng thấp. Hiện, mặt bằng chung, thì thu nhập của thầy thuốc là khó khăn.

Y học dự phòng học lên bác sĩ

Bác sĩ y tế dự phòng có thể khó khăn hơn một số chuyên khoa khác ngành y do họ không thể làm thêm để tăng thu nhập

Thực tế tham gia giảng dạy và đào tạo, TS Nga cho biết "Một số chuyên khoa hầu như không tuyển sinh được, do đầu vào thi tuyển yêu cầu điểm cao mà đầu ra thì thu nhập thấp và không thể làm thêm được, như với bác sĩ y tế dự phòng".

Theo TS Nga, bình thường, bác sĩ y tế dự phòng đã khó khăn, khi có dịch thì càng vất vả. Họ trực đêm, trực ngày, thậm chí đi làm liên tục nhiều ngày. "Họ lựa chọn ngành học mình yêu thích và có thể cũng xác định có những hy sinh thiệt thòi, nhưng lúc khó khăn quá thì cũng rất khó để kêu gọi họ tham gia. Và điều đó, mình cũng cần chia sẻ với nhân viên y tế" TS Huy Nga bày tỏ.

Chuyên gia cũng cho rằng: "Với những người đã làm nghề, rồi họ bỏ nghề, chắc chắn đó là lựa chọn sau cùng, không thể đừng. Bởi vì, mức lương thấp trong khi làm việc quá sức, kéo dài, đặc biệt, trong dịch Covid-19 như thế này. Tất nhiên, có thể ngành khác cũng có thể mức lương thấp nhưng họ làm việc đỡ vất vả hơn".

Thu nhập phụ thuộc bệnh nhân

Ngoài ra, TS Huy Nga cũng băn khoăn khi hệ thống y tế của mình tại xã, huyện nhiều nơi gần như khoán thu nhập. Nghĩa là nguồn thu nhập phụ thuộc vào bệnh nhân.

Nếu không có bệnh nhân thì không có nguồn thu nhập. Đặc biệt là cơ chế thông tuyến, người bệnh có thể lên thẳng tuyến trên, không qua y tế cơ sở khám chữa bệnh ban đầu. Đau bụng có thể vào tuyến trên chứ không cần qua tuyến dưới, do đó, y tế tuyến dưới không có bệnh nhân, thì lại không có thu, không có thu thì không có để chi trả lương, hoặc thu nhập tăng thêm, vì vậy nhân viên y tế có thể bị nợ lương hoặc không có thu nhập tăng thêm.

Tuyến dưới có mức thu dịch vụ cũng thấp hơn tuyến trên. Cùng môt dịch vụ nhưng tuyến trên lại được thu cao hơn; trong khi đó, nên chấp nhận theo hướng, nếu y tế cơ sở mạnh, đủ điều kiện về nhân lực, thiết bị thì cho họ làm kỹ thuật cao, tạo cho họ có nguồn thu và người dân thì thuận lợi tiếp cận dịch vụ tốt.

Chuyên gia cho hay: "Như tôi thấy, điều dưỡng mới ra trường lương cứng 3 triệu đồng/tháng; bác sĩ mới khoảng 4 triệu đồng/tháng, thạc sĩ khoảng 5 triệu đồng/tháng rất khó để họ yên tâm với nghề".

Ngay với điều dưỡng cũng vậy, chúng ta có cơ chế để đào tạo chất lượng và mức thu nhập tương xứng. Tại bệnh viện, có thể 70% nhân lực là điều dưỡng, họ tham gia chăm sóc, hỗ trợ bác sĩ điều trị, và công việc cũng nặng nhọc. Nếu điều dưỡng không thể sống bằng thu nhập thì họ rất khó có thể theo nghề. Khi thiếu hụt nhân lực, bệnh nhân sẽ chịu thiệt thòi.

"Với bác sĩ y tế dự phòng thì càng khó vì họ không được hành nghề (làm thêm) để thêm nguồn thu nhập. Khi khó khăn quá thì có khi cũng bị cám dỗ. Do đó, một số chuyên khoa như y tế dự phòng, y tế công cộng khó tuyển sinh viên, và như vậy sẽ tiếp tục thiếu hụt nhân lực", TS Huy Nga chia sẻ.

Do đó, ông Huy Nga nêu ý kiến, cần có chính sách lương, đãi ngộ đảm bảo đời sống, yên tâm công tác đồng thời rà soát hệ thống y tế cơ sở để có chế độ tốt hơn; nhân lực củng cố về chất lượng và số lượng đảm bảo cũng như có chế huy động nhân lực trong các tình huống đặc biệt như qua thực tế chống dịch Covid-19.

Ngoài ra, ông Nga cũng đề xuất y tế tuyến xã, phường cần được quan tâm. Nếu thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ cung cấp dịch vụ y tế thì nguồn thu phụ thuộc vào bệnh nhân. Nếu một ngày họ chỉ có 1 - 2 bệnh nhân, cả tháng 15 - 20 bệnh nhân thì thu nhập rất thấp.

"Một số nước như Thái Lan, phụ cấp cho người công tác tại y tế tuyến dưới được hưởng cao hơn người công tác tại y tế tuyến trên. Chúng ta cũng cần rà soát, có chính sách tốt hơn cho y bác sĩ y tế tuyến cơ sở", TS Nga nêu ý kiến.

Tin liên quan

Skip to content

            Không phải đợi đến lúc dịch bệnh Covid-19 bùng phát người ta mới thấy rõ vai trò của Ngành Y học dự phòng. Là một lĩnh vực y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh, Y học dự phòng ngày càng có vai trò trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ con người. Hiện nay, số lượng  bác sĩ ngành y học dự phòng vẫn còn thiếu,chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội. Vì thế theo học ngành học này cơ hội việc làm rất rộng mở.

Y học dự phòng là gì?

Y học dự phòng (Preventive Medicine) là một lĩnh vực y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Mục tiêu hàng đầu của Y học Dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Ngành y học dự phòng gồm hai mảng chính là thực hiện các chương trình y tế công cộng, các chương trình y tế quốc gia, tham gia các tổ chức phi chính phủ về y tế, phát triển cộng đồng và tham gia quản lý, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng với các bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng; xử lý cấp cứu, điều trị các bệnh thường gặp ở các bệnh viện tuyến cơ sở…

 Chức năng chính của ngành này là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe cộng đồng; dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch; xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

Ngành Y học dự phòng học gì?

Chương trình đào tạo của ngành y học dự phòng là sự kết hợp của 3 chuyên ngành y học lâm sàng, y tế công cộng và y học gia đình để trang bị cho sinh viên:

  • Một số kỹ năng về chẩn đoán và xử trí thành thạo các bệnh thường gặp;
  • Đánh giá các xét nghiệm, thăm dò chức năng phục vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp;
  • Phát hiện và xử trí bệnh thường gặp theo quan điểm và phương pháp y học gia đình (chăm sóc toàn diện, tư vấn sức khỏe);
  •  Thực hiện được một số kỹ thuật, xét nghiệm trong y học dự phòng;
  •  Thu thập và phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng;
  •  Phát hiện và tổ chức phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại địa phương;
  • Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  •  Tham gia công tác quản lý và đào tạo cán bộ y tế.

Ngành Y học dự phòng ra trường làm gì?

Theo nghiên cứu nếu muốn thực hiện tốt công tác y tế dự phòng thì số lượng các bác sĩ dự phòng phải chiếm tỷ lệ từ 25% đến 30%. Nhưng theo thống kê số lượng bác sĩ y học dự phòng của nước ta chỉ đạt 14% tổng nhân lực toàn ngành. Vì thế tốt nghiệp ngành này người học rất rộng cơ hội việc làm.

Bác sĩ y học dự phòng có thể làm công tác tư vấn, khám chữa bệnh tại: 

  • Các cơ sở y tế thuộc lĩnh vực YTDP và YTCC.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế: Bộ y tế, Sở y tế, Phòng y tế.
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về y tế.
  • Các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu sức khỏe.
  • Các khoa/phòng chức năng của bệnh viện: phòng kế hoạch, tổ chức-hành chính, quản trị giáo tài, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến; kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý chất lượng.
  • Các hội, hiệp hội nghề nghiệp như hội y học dự phòng, hội y tế công cộng, hội y học, hội kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ, phi chính phủ.

Ngành Y học dự phòng học xét tuyển khối gì?

  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

Trong đó khối B00 là phổ biến nhất.

Ngành Y học dự phòng học ở đâu? Điểm chuẩn bao nhiêu?

Các trường có ngành Y học dự phòng khu vực miền Bắc
  1. Đại học Y Hà Nội- 24,25 (Năm 2020)
  2. Đại học Y dược Hải Phòng-21,4 (năm 2020)
  3. Đại học Y dược Thái Bình-19,75 (năm 2020)
  4. Đại học Y dược Thái Nguyên : 20.9 (năm 2020)
Các trường có ngành Y học dự phòng khu vực miền Trung- Tây Nguyên
  1. Đại học Y dược Huế: 19,75 (Năm 2020)
  2. Đại học Y khoa Vinh: 19 (năm 2020)
Các trường có ngành Y học dự phòng khu vực miền Nam
  1. Đại học Y dược TPHCM: 21,95 (năm 2020)
  2. Đại học Y Dược Cần Thơ: 23,4 (năm 2020)
  3. Đại học Trà Vinh: 19 (năm 2020)
  4. Đại học Nguyễn Tất Thành: 19 (năm 2020)

Y học dự phòng học lên bác sĩ

Mai Mai

Mình là Mai, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hướng nghiệp. Truongvietnam là một blog hướng nghiệp về ngành, nghề và việc làm cho các bạn học sinh sinh viên và những người chuẩn bị đi làm.

Nhận bài viết mỗi ngày    Nhận Lần khác