Ý nghĩa của các con đường thải trừ thuốc

Thuốc được thải trừ ra khỏi cơ thể theo nhiều đường khác nhau nhưng trong đó có một đường chính, tốc độ thải trừ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tính chất của thuốc
  • Đường đưa thuốc vào có thể
  • Tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương

Thải trừ thuốc qua thận là đường thải trừ quan trọng nhất, có khoảng 90% thuốc thải trừ qua thận. Phần lớn các thuốc hay sản phẩm chuyển hóa dễ tan trong nước sẽ thải trừ chủ yếu qua đường này.

Khả năng thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sức lọc của cầu thận
  • Lưu lượng máu đến thận
  • Sự bài tiết và tái hấp thu ở ống thận
  • Độ pH của nước tiểu

Trong các yếu tố trên, yếu tố pH nước tiểu có vai trò quan trọng, khi pH của nước tiểu thấp các thuốc có tính kiềm dễ thải trừ, khi pH của nước tiểu cao thì các thuốc có tính acid dễ thải trừ.

Dựa vào mỗi liên quan giữa pH nước tiểu với tốc độ thải trừ thuốc qua thận, người ta có thể áp dụng để tăng hay giảm tốc độ thải trừ thuốc ra khỏi cớ thể

Hầu hất các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng không hấp thu qua đường uống đều được thải trừ qua đường tiêu hóa, vi dụ than hoạt, Streptomycin sulfat, dầu parafin,..

Có nhiều thuốc được thải trừ từ gan, qua mật rồi theo đường tiêu hóa ra ngoài. Một số thuốc qua mật xuống ruột non, lại bị chuyển hóa ở ruột, rồi qua tĩnh mạch cửa để trở lại gan theo chu kỳ gan- ruột. Những thuôc tham gia vào chu ký gan- ruột sẽ tồn tại lâu trong cơ thể.

Đường hô hấp là đường thải trừ nhanh nhất một số thuốc dễ bay hơi như rượu, tinh dầu thảo mộc, Cloroform, Ether, Dinitrogen oxyd…

Một số thuốc khác có khả năng thải trừ qua dịch phế quản như: Natri benzoat, muối Iodid

Tuy nhiên có những thuốc có khả năng bay hơi nhưng khi vào cơ thể lại được chuyển hóa thành các hợp chất không thải trừ được qua đường hô hấp mà lại thải trừ qua thận như long não.

Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ ở thời kì cho con bú đang dùng thuốc thì trong 24 giờ có khoảng 1% lượng thuốc do người mẹ sử dụng trong ngày có thể được tiết vào sữa của trẻ em. Lượng thuốc tiết vào sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Bản chất lý hóa của thuốc đang dùng
  • Liều lượng dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách đưa thuốc
  • Lượng sữa con đã bú, thời gian và khoảng cách các lần cho con bú,..

Một số thuốc cần phải tránh sư dụng cho phụ nữ cho con bú vì ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa con.

Ngoài các đường đã nêu trên thì thuốc có thể thải trừ qua các đường khác như:

  • Tuyến mồ hôi : Asen, kim loại nặng, Quinin, long não, các tinh dầu, bromid, iod, rượu..
  • Qua da, lông, tóc : các hợp chất của asen, flour, gricin,..
  • Qua niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, nước mắt: Sulfamid, Rifampicin

Việc nghiên cứu và nắm vững các đường thải trừ thuốc có ý nghĩa rất quan trọng đối với người thầy thuốc trong việc chỉ định dùng thuốc cho người bệnh một cách hợp lý và có hiệu quả.

coy ghi nguồn: ////healthyeatingforums.com/

link bài viết: Những vấn đề về thải trừ thuốc trong cơ thể

Rate this post

Con đường thải trừ thuốc

Thuốc được thải trừ dưới dạng nguyên chất hoặc dưới dạng đã bị chuyển hóa.

Thải trừ qua thận: Đây là đường thải trừ quan trọng nhất của các thuốc tan trong nước, có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 300.

Quá trình thải trừ

 Quá trình Lọc thụ động qua cầu thận: dạng thuốc tự do, không gắn vào protein huyết tương.

Quá trình bài tiết tích cực xảy ra chủ yếu ở ống lượn gần, có 2 hệ vận chuyển khác nhau, một hệ cho các anion [các acid carboxylic như penicilin, các chất glucuro – và sulfo- hợp], và một hệ cho các cation [các base hữu cơ như morphin, thiamin].

 Quá trình Khuếch tán thụ động qua ống thận: một phần thuốc đã thải trừ trong nước tiểu ban đầu lại được tái hấp thu vào máu, các thuốc tan trong lipid, không bị ion hóa ở pH nước tiểu [pH = 5 -6] như phenobarbital, salicylat. Các base yếu không được tái hấp thu.

Quá trình này xẩy ra ở ống lượn gần và cả ở ống lượn xa do bậc thang nồng độ được tạo ra trong quá trình tái hấp thu nước cùng Na+ và các ion vô cơ khác. Quá trình tái hấp thu thụ động tại đây phụ thuộc nhiều vào pH nước tiểu. Khi base hóa nước tiểu, thì các acid yếu như: acid barbituric sẽ bị thải trừ nhanh hơn vì bị ion hóa nhiều nên tái hấp thu giảm. Ngược lại, khi acid hóa nước tiểu nhiều hơn thì các base sẽ bị thải trừ nhiều hơn. Điều này được ứng dụng trong điều trị nhiễm độc thuốc.

Ý nghĩa trong lâm sàng

Làm giảm thải trừ để tiết kiệm thuốc như penicilin và probenecid  là hai thuốc có chung hệ vận chuyển tại ống thận. Thận thải probenecid [ít tác dụng điều trị] và giữ lại penicilin [ có tác dụng điều trị].

Làm tăng thải trừ thuốc để điều trị nhiễm độc: base hóa nước tiểu, làm tăng độ ion hóa của phenobarbital, tăng thải trừ khi bị nhiễm độc phenobarbital do tự tử hoặc bị đầu độc.

Trong trường hợp suy thận, cần giảm liều thuốc dùng

Thải trừ của thuốc qua thận

Thải trừ thuốc qua mật

Sau khi chuyển hóa ở gan, các chất chuyển hóa sẽ thải trừ qua  một phần qua mật để theo phân ra ngoài. Phần lớn sau khi bị chuyển hóa thêm ở ruột  thuốc sẽ được tái hấp thu vào máu để thải trừ qua thận.

Một số hợp chất chuyển hóa glucuronid của thuốc có trọng lượng phân tử trên 300 sau khi thải trừ qua mật xuống ruột có thể bị thuỷ phân bởi enzym glucuronidase rồi lại được tái hấp thu về gan theo đường tĩnh mạch gánh để lại vào vòng tuần hoàn, được gọi là thuốc có chu kỳ gan-ruột. Những thuốc này tích luỹ trong cơ thể, làm kéo dài tác dụng [ tetracyclin, digitalis trợ tim…].

Thải trừ qua phổi

Các chất bay hơi như rượu, tinh dầu: menthol

Các chất khí: protoxyd nitơ, halothan

Thải trừ qua sữa mẹ

Các chất tan mạnh trong lipid [barbiturat, chống viêm phi steroid, tetracyclin], có trọng lượng phân tử dưới 200 thường dễ dàng thải trừ qua sữa. sữa có pH hơi acid hơn huyết tương nên các thuốc là base yếu có thể có nồng độ trong sữa hơi cao hơn huyết tương và các thuốc là acid yếu thì có nồng độ thấp hơn.

Thải trừ qua các đường khác

Thuốc có thể còn được thải trừ qua mồ hôi, qua nước mắt, qua tế bào sừng [lông, tóc, móng] và tuyến nước bọt và gây tác dụng không mong muốn [diphenyl hydantoin gây tăng sản lợi khi bị bài tiết qua nước bọt] . Hoặc dùng phát hiện chất độc [có giá trị về mặt pháp y].

Các nguyên tắc đi qua màng kiểm soát thuốc đến thận. Các thuốc ở dạng liên kết với protein huyết tương vẫn ở trong tuần hoàn; chỉ có thuốc ở dạng không liên kết qua được lọc cầu thận. Các dạng thuốc chưa được ion hoá và các chất chuyển hóa của chúng có khuynh hướng dễ dàng bị tái hấp thu từ dịch ống.

pH trong nước tiểu, thay đổi từ 4,5 đến 8,0, có thể ảnh hưởng rõ rệt đến sự hấp thụ và bài tiết thuốc do nước tiểu quyết định trạng thái ion hóa của một axit hoặc bazơ yếu [ xem Khuếch tán thụ động Khuếch tán thụ động ]. Việc axit hóa nước tiểu làm tăng khả năng hấp thu lại và giảm sự bài tiết các axit yếu, và ngược lại làm giảm sự hấp thu lại các bazơ yếu. Bazơ hóa nước tiểu có tác dụng ngược lại. Trong một số trường hợp quá liều, các nguyên tắc này được sử dụng để tăng cường bài tiết các bazơ hoặc axit yếu; ví dụ, nước tiểu được kiềm hóa để tăng cường bài tiết axit acetylsalicylic. Mức độ thay đổi pH trong nước tiểu làm thay đổi tốc độ loại bỏ thuốc phụ thuộc vào mức độ thải trừ qua thận trong toàn bộ sự thải trừ của cơ thể, mức độ phân cực của dạng không bị ion hóa và mức độ ion hóa của phân tử.

Sự bài tiết tích cực trong ống thận tại ống lượn gần rất quan trọng trong việc loại bỏ nhiều loại thuốc. Quá trình phụ thuộc vào năng lượng này có thể bị ức chế bởi các chất ức chế chuyển hóa. Khi nồng độ thuốc cao, vận chuyển được tiết ra có thể đạt đến giới hạn trên [vận chuyển tối đa]; mỗi chất có một đặc tính vận chuyển tối đa.

Anion và cation được vân chuyển bởi các cơ chế vận chuyển riêng biệt. Thông thường, hệ thống bài tiết anion loại bỏ các chất chuyển hóa liên hợp với glycin, sulfat hoặc acid glucuronic. Các anion cạnh tranh với nhau để được bài tiết. Sự cạnh tranh này có thể được sử dụng trong điều trị; ví dụ, probenecid ngăn chặn việc bài tiết nhanh penicillin trong ống thận, dẫn đến nồng độ penicillin trong huyết tương cao hơn trong một thời gian dài. Trong hệ thống vận chuyển cation, các cation hoặc bazơ hữu cơ [ví dụ, pramipexol, dofetilid] được bài tiết bởi các ống thận; quá trình này có thể bị ức chế bởi cimetidin, trimethoprim, prochlorperazin, megestrol, hoặc ketoconazol.

Video liên quan

Chủ Đề