Ý nghĩa của việc thực hiện an toàn giao thông

Để đảm bảo an toàn khi ra đường cho mình cũng như cho người khác, ta phải tuyệt đối chấp hành tốt các quy định về đường đi, các luật lệ an toàn giao thông bao gồm: Tín hiệu giao thông, đèn giao thông, biển báo hiệu...Và đó cũng chính là nội dung của bài học hôm nay "thực hiện trật tự, an toàn giao thông".

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

I. Thông tin, sự kiện

a) Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhậ xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hạo về người do tai nạn gây ra?

Trả lời:

  • Qua bẳng thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông có số người chế và bị thương ngày càng gia tăng, gây thiệt hạ hàng chục tỉ đồng và tính mạng của cả con người.

b) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nguyên nhân nào là phổ biến nhất?

Trả lời:

- Nguyên nhân tai nạn giao thông:

  • Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầy đi lại của nhân dân.
  • Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh và tập trung các thành phố.
  • Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây tai nạn
  • Quản lí nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

- Nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự kém ý thức của người tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…

c) Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường?

Trả lời:

  • Để tránh tai nạn giao thông trước hết phải nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Pháp luật ban hành chặt chẽ hơn các điều luật, quy định cho người tham gia giao thông, xử phạt nặng đối với người vi phạm giao thông. Đầu tư thêm cơ sở hạ tầng giao thông…

II. Nội dung bài học

1. Nguyên nhân tai nạn giao thông

  • Ý thức người tham gia giao thông chưa tốt
  • Đường xấu và hẹp
  • Người tham gia giao thông đông
  • Phương tiện giao thông không ddamr bảo

2. Quy định pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp và trẻ em.

* Đối với người đi bộ:

  • Phải đi trên hè phố hoặc lề đường, trường hợp không có hè phố, lề đường thì đi phải đi sát mép đường.
  • Chỉ được qua đường ở những nơi có tín hiệu, có kẻ vạch đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và tuân thủ sự chỉ dẫn.

* Đối với người đi xe đạp:

  • Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng
  • Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác
  • Không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển xe
  • Không kéo, đẩy xe khác, chở đồ vật cồng kềnh…

* Đối với trẻ em:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không được điều khiển xe gắn máy.

3. Biển báo giao thông và tín hiệu đèn giao thông

* Biển báo giao thông:

  • Biển báo cấm
  • Biển báo nguy hiểm
  • Biển báo hiệu lệnh

* Tín hiệu giao thông

  • Đèn xanh được đi
  • Đèn đỏ dừng lại
  • Đèn vàng chuẩn bị dừng.

4. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông:

  • Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác.
  • Đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông.

Bài tập b: Trong các biển báo giao thông dưới đây:

-   Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi ?

-   Biển báo nào cho phép người đi xe đạp được đi ?

Bài tập d: Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Bài tập đ: Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 14: Thực hiện trật tự, an toàn giao thông

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu, kéo theo đó là sự đông đúc trên đường giao thông cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của xã hội.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông, bao gồm việc chấp hành luật Giao thông đường bộ và phải có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người tham gia giao thông chủ quan, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách, đánh võng, thậm chí còn đua xe trái phép trên đường giao thông. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia dẫn đến không tỉnh táo khi điều khiển phương tiện giao thông, gây tai nạn dẫn đến thiệt hại tính mạng và tài sản của người khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường là hạn hữu, mà chủ yếu là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc.

Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.

Đáng tiếc là hiện nay, khi ta tham gia giao thông vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông đường bộ, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành Luật giao thông đường bộ, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những trường hợp như vậy nhất định cần phải bị xử phạt và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
          Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung của Luật An toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. 
          Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí và hệ lụy do tai nạn giao thông gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, Luật An toàn giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức thì nhất định xã hội ngày càng phát triển. Mỗi chúng ta để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức, trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng đừng sử dụng nó như một vật tránh cảnh sát giao thông mà đó chính là đồ bảo vệ tính mạng của chính mình khi tham gia giao thông.

Luật An toàn giao thông đường bộ được ban hành không chỉ để người tham gia giao thông chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta. Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường Luật Giao thông đường bộ để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí thích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”, hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức, trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho chính mình và người khác ở mọi lúc, mọi nơi.

Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông để người tham gia giao thông thực sự nhận thức được: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ chính mình”, “Đã uống rượu bia không lái xe”, “Nhanh một phút chậm cả đời”,.. An toàn khi tham gia giao thông là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành Luật giao thông đường bộ một cách tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.

Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao, tạo được thói quen văn hóa giao thông lành mạnh và an toàn./. Nguồn sưu tầm.