Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời nước CHND Trung Hoa năm 1949 là gì

'Lãng mạn cách mạng' thời chính quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh chống Pháp

Chụp lại hình ảnh,

Chính phủ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1948, Bác sỹ Trần Duy Hưng ngồi giữa, hàng đầu, đeo kính

Sinh hoạt thời kháng chiến chống Pháp của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có sự 'lãng mạn cách mạng' và người ta đối xử với nhau chân tình, tử tế.

Không khí khi ấy khác, không khắc nghiệt như thời sau này, ông Trần Tiến Đức, con trai của cố Bác sỹ Trần Duy Hưng, cựu Thị trưởng đầu tiên của thành phố Hà Nội nhận xét trong Chương trình 'Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng' của BBC News Tiếng Việt hôm 21/10/2021.

Đặc biệt, khi còn nhỏ có lúc ở cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Trần Tiến Đức chứng kiến nhà lãnh đạo Việt Nam "nghe đài Pháp, Anh, như đài BBC" để lấy tin tức quốc tế cho chính phủ hoạt động.

Lý do là bộ máy chính quyền còn đơn giản, chưa hề có các cơ quan truyền thông lớn của VNCDCH như sau này.

BS Trần Duy Hưng và cách VNDCCH dùng trí thức thời kỳ đầu

'Đảng và Bác Hồ' qua ký ức con trai cố Thị trưởng Hà Nội

Lê Đức Thọ và bài học sử dụng người tài cho Việt Nam

Khi ông Hồ Chí Minh từ Việt Bắc trở về Hà Nội sau một trận sốt rét rất nặng, Bác sỹ Trần Duy Hưng thường xuyên được mời đến chăm sóc, thăm khám sức khỏe cho ông Hồ, theo lời kể của ông Đức.

Trong Chương trình 'Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng', chia sẻ những hồi ức về cha mình là Bác sỹ Trần Duy Hưng, nhà báo Trần Tiến Đức cho biết hồi bé ông hay được theo chân cha đi dự các cuộc họp Hội đồng Chính phủ.

Chính vì vậy, ông Đức có nhiều kỷ niệm về chính phủ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ VNDCCH rút lên Việt Bắc chống Pháp.

Lãng mạn cách mạng

Từng có thời gian theo cha lên An toàn khu (ATK) từ năm 1948 đến 1951, tức là từ lúc 7 tuổi đến năm 10 tuổi, Nhà báo Trần Tiến Đức nhớ lại cuộc sống sinh hoạt ở ATK khi đó:

"Không khí của chính phủ lúc bấy giờ nó mang tính chất theo tôi nói là tiểu tư sản lắm. Tức là cuộc sống rất là thân thiện, có tính chất gia đình."

"Tôi nhớ ở cơ quan Bộ Nội vụ có khoảng 20-30 người thôi, mỗi một phòng chỉ có khoảng độ 5-6 nhân viên, toàn là những thanh niên và chắc chắn phải có học hành, là những người xuất thân từ thành thị mà bây giờ chúng ta vẫn gọi là tiểu tư sản, thì các chú ấy lãng mạn lắm.

"Tức là tối đến bao giờ cũng đốt lửa trại ngồi đánh đàn hát với nhau những bài tiền chiến và cả những bài kháng chiến lãng mạn. Các chú ấy hát rât là vui vẻ thoải mái.

"Lúc bấy giờ họ ở ATK không được đưa gia đình theo, có những người có vợ con có những người chưa có nhưng một năm chỉ được về phép về thăm gia đình ở chỗ khác chứ không ở trong ATK cho nên họ sống với nhau rất thân thiết.

"Tôi nghĩ rằng cuộc sống người ta đối với nhau rất chân tình, tử tế và thời đấy tất nhiên vẫn có chi bộ Đảng Cộng sản, nhưng nó không khắt khe, khắc nghiệt như thời sau này."

Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời nước CHND Trung Hoa năm 1949 là gì

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Ấn tượng về ông Hồ Chí Minh

Kể về ấn tượng của mình với ông Hồ Chí Minh, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Ủy Ban Nhà nước về Dân số, Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, dùng câu chuyện bản thân và gia đình Bác sỹ Trần Duy Hưng kể lại.

"Tôi có cảm giác là cụ Hồ là cụ ấy thiếu một cái gia đình riêng mà cụ rất thèm có một gia đình riêng, được hưởng không khí gia đình, cho nên là cụ mới thường khi đến Bộ Nội vụ bao giờ cụ cũng rẽ qua nhà tôi, khi thì uống ly cà phê, có hôm có thời gian thì ngồi ăn cơm."

Ông Đức cho biết hồi nhỏ đã nhiều lần đến nơi ở của ông Hồ để chơi. Ông nhớ lại lần đầu tiên đến chơi:

"Tôi nhớ rằng lần đầu tiên tôi đến là phải đi mảng qua sông, khi mà người bảo vệ cụ đưa tôi đến bên này sông thì ông đứng ra hú mấy tiếng thì bên kia có tiếng hú lại.

"Cái bến cảm thấy vắng lặng lắm. Thế là bên kia một cái mảng chèo sang và đưa chúng tôi sang. Và đi khoảng một cây số nữa thì đến khu nhà của cụ Hồ.

"Cụ ấy ở nhà sàn đơn sơ, tầng dưới để cụ ngồi làm việc và tầng trên để cụ ngủ. Cũng chỉ để cho một người ngủ. Tôi đến thì cũng nhiều lần cụ bảo lên ngủ với cụ."

"Tối thì cụ ấy nghe các đài của Pháp, của Anh... thì tôi lúc bấy giờ cũng lõm bõm được tiếng Pháp thì tôi cũng nghe. Tôi nghe như bây giờ người ta hay nói là trẻ con không được nghe nhưng mà cụ vẫn để cho nghe và sau đó cụ mới hỏi tôi là 'Thế cháu nghe thì cháu hiểu như thế nào?'. Thì tôi hiểu thế nào thì tôi nói, cụ thấy cái nào nói đúng thì cụ nói cháu hiểu đúng, còn cái kia người ta nói thế thì cháu phải hiểu thế này."

Ý nghĩa quan trọng nhất của sự ra đời nước CHND Trung Hoa năm 1949 là gì

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

Cố Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh và các thiếu niên, học sinh

Khi được hỏi ông Hồ Chí Minh có nghe đài BBC lúc đó không, ông Đức trả lời:

"Có. Lúc bấy giờ BBC thì cụ có đài Phillip mà bắt được tất cả các sóng. Cụ nghe được tiếng Anh, tiếng Pháp, và kể cả đài Hirondelle của quân đội Pháp ở Hà Nội, cụ bật lên và tôi cũng được nghe.

"Tức là tôi được nghe tất cả loại đài mà người ta bây giờ, nhất là sau này người ta cấm, nhưng thời tôi ở với cụ Hồ thì tôi vẫn được nghe hàng đêm.

"Tôi nghĩ cụ lấy thông tin ở đấy là chính bởi vì lúc bấy giờ trong kháng chiến thì kkhông có những bộ phận xử lý thông tin như Thông tấn xã rồi gửi những tin mật cho các ông hàng ngày vì Thông tấn xã ở xa lắm cho nên cụ phải tự xử lý thông tin.

"Và tôi nghĩ rằng nguồn tin mà cụ biết về tình hình thế giới như thế này thế kia là cụ qua những nguồn tin nước ngoài. Những nguồn tin tình báo thì tôi không được biết, nhưng chắc là những nguồn tin mà cụ tử xử lý cũng đóng phần quan trọng giúp cụ ra những quyết sách cụ ấy đề ra."

Tuy thế, sau khi CHND Trung Hoa ra đời năm 1949 và Việt Minh nhận viện trợ quân sự, kinh tế và nhân sự của Mao Trạch Đông, tính lãng mạn cách mạng đã mất.

Bộ máy chính quyền VNDCCH sau đó được xây dựng lại theo mô hình Mao, như các tài liệu của Trung Quốc, Việt Nam và quốc tế cho hay.

Từ góc nhìn của mình, trong cuộc trả lời phỏng vấn với BBC cùng chương trình hôm (21/10) ông Trần Tiến Đức cũng kể về ảnh hưởng của "rất nhiều cố vấn Trung Quốc" ở Bắc Việt Nam, trong thời kỳ mà cha ông và các trí thức lứa cũ dần bị loại trừ, hoặc vô hiệu hóa trong bộ máy mới, sau các đợt Chỉnh huấn, Chỉnh quân.

Quý vị có thể xem toàn bộ Chương trình 'Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng' của BBC News Tiếng Việt hôm 21/10/2021 tại đây

Xem thêm:

Nhà văn Vũ Thư Hiên: Vụ Xét lại chống Đảng và vai trò Lê Đức Thọ

Vai trò của ông Lê Đức Thọ tại Hòa đàm Paris

Cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch: Di sản, đóng góp và bài học

Xét lại vai trò Tướng Giáp: Một quan điểm viết sử mới tại Việt Nam