Ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường của học sinh

Đứng trước tình trạng Trái đất đang nóng dần lên khi phải đối mặt với nhiều thiên tai và biến đổi khí hậu thì từ khóa “bảo vệ môi trường” luôn được toàn cầu quan tâm. Mỗi một đất nước đều có trách nhiệm và nghĩa vụ chung tay để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất của chúng ta. Điển hình là trong nhiều năm gần đây, các nước đang tích cực góp sức vào sứ mệnh bảo vệ mẹ thiên nhiên thông qua  các ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường sau.

Chia sẻ cốc uống nước

Thực tế, có tới 50% tỷ lệ hộp đựng, cốc uống sử dụng một lần rồi vứt. Điều này vừa gây lãng phí tiền bạc vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Để khắc phục triệt để tình trạng này, tại Canada đã triển khai chương trình CUPPY. Chương trình này sẽ đem lại cho người dùng những chiếc cốc xinh xắn có thể tái sử dụng nhiều lần có giá 5 USD/năm.

Cách thức tham gia ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường này rất đơn giản. Bạn chỉ việc trả tiền để tham gia chương trình CUPPY. Sau đó, bạn hãy đặt hàng tại quán cafe rồi mang theo chiếc cốc đó. Sau khi uống xong, tất cả những gì bạn cần làm đó chính là tìm quán cafe hoặc cửa hàng đang tham gia chương trình để trả lại cốc.

Nghe có vẻ khá là thú vị đúng không vì đây là một sáng tạo rất hay và mới lạ. Đây cũng là một cách hay để giúp mọi người bỏ được thói quen xả rác bừa bãi. Thói quen tốt cũng chính là điều cần thiết giúp ta bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe mỗi người.

Chia sẻ cốc nước là một trong những ý tưởng bảo vệ môi trường tốt nhất

Tại đất nước Tây Ban Nha, người dân đã hưởng ứng ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường từ chiến dịch thu thập nắp chai nhựa tại các tổ chức Chính phủ, siêu thị, nơi công cộng, nhà ở. Chiến dịch này đã được bắt đầu từ câu chuyện của cô bé 7 tuổi cần phải phẫu thuật tim gấp để níu kéo sự sống nhưng không có đủ kinh phí.

Lúc đó, một công ty xử lý nhựa ở Tây Ban Nha đã chia sẻ rằng nếu họ nhận được 200 tấn nhựa, họ sẽ đồng ý giúp đỡ cô bé. Điều này đã nhanh chóng lan tỏa ra cộng đồng, người dân đã đặt các thùng đựng nhựa ở mọi ngóc ngách. Kết quả là sau vài tuần họ đã có được lượng nhựa cần thiết.

Ý tưởng này ngay lúc đó đáp ứng cho mục đích từ thiện nhưng về lâu dài là phương pháp góp phần bảo vệ cuộc sống xung quanh chúng ta. Vì thế, đến nay, người dân Tây Ban Nha vẫn tiếp tục hưởng ứng chiến dịch này một cách sôi nổi.

Chiến dịch thu thập nắp chai nhựa

Đồ sử dụng 1 lần từ hạt quả bơ

Một công ty tại Mexico có tên là Biofast đã sản xuất bộ đồ dùng dao, thìa, dĩa, ống hút sinh học từ hạt quả bơ. Đây là loại nhựa sinh học bảo vệ môi trường, có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên từ 1-2 năm mà không thải ra chất độc hại. Vì thế, ý tưởng sáng tạo này được các chuyên gia đánh giá cao về chiến dịch bảo vệ môi trường.

Sử dụng sản phẩm hữu cơ:

Khăn ướt hữu cơ thân thiện với môi trường

Đại đa số các thương hiệu khăn ướt bày bán trên thị trường hiện nay đều được làm từ chất liệu polypropylene [chất dẻo]. Loại khăn ướt này sẽ không thể phân rã hay phân hủy khi người dùng xả nước ở trong nhà vệ sinh.

Nếu người dùng không biết cách xử lý đúng, chúng rất dễ làm tăng nguy cơ bị tắc nghẹt cống. Để khắc phục triệt để tình trạng này, công ty Natracare của nước Anh đã sáng tạo ra một loại giấy ướt hữu cơ. Chúng dễ dàng bị phân rã khi người dùng xả nước, đồng thời đảm bảo tính thân thiện với môi trường sống xung quanh.

Khăn ướt hữu cơ thân thiện với môi trường

Chiến dịch cửa hàng không túi đựng

Hiện nay, các quốc gia trên toàn cầu đang hưởng ứng chiến dịch không chất thải, nói không với túi đựng. Theo đó, các cửa hàng sẽ không sản xuất túi đựng sản phẩm, vật phẩm cho khách hàng như trước khi nữa. Thay vào đó, họ sẽ đựng sản phẩm của mình trong thùng chứa lớn.

Còn khách hàng khi đi mua sắm sẽ phải mang túi riêng/hộp đựng lớn đi theo để đựng các đồ dùng, thực phẩm về nhà. Phong trào này ngay từ khi khởi xưởng đã được nhiều người quan tâm và tích cực hưởng ứng. Cụ thể, không chỉ cửa hàng thực phẩm, các cửa hàng sản phẩm khác như: Xà phòng, dầu gội, chất tẩy rửa,…đều thực hiện chiến dịch này. Nhờ đó, trong mấy năm gần đây, lượng rác thải đổ ra môi trường được giảm tải đáng kể.

Chổi mascara cũ dành cho động vật

Thêm một ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường hay ho mà chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn tham khảo. Đó chính là chiến dịch thu thập các đầu chổi mascara bỏ đi rồi tái chế để làm chổi làm sạch lông cho động vật nhỏ tại các trạm cứu hộ.

Ý tưởng này đang được áp dụng rộng rãi tại các khu bảo tồn động vật hoang dã có tên là Appalachian ở Mỹ và tổ chức động vật hoang dã tại Anh. Nhờ đó, hạn chế được một lượng lớn rác thải vứt ra ngoài môi trường từ các cây chổi mascara mà phái đẹp đang làm đẹp hàng ngày.

Chổi mascara cũ dành cho động vật

Sản xuất máy thu gom rác tự động

Đối với các quốc gia tiên tiến thì sự hiện diện của máy thu gom rác tự động có lẽ đã quá quen thuộc với người dân nơi đây. Bạn dễ dàng nhìn thấy các chiếc máy này hoạt động ở các siêu thị, nơi công cộng tại Anh, Đức, Mỹ, Singapore,…

Đặc biệt, tại Trung Quốc, Bắc Kinh, Istanbul,…còn sử dụng máy tích lũy điểm vào thẻ tàu điện ngầm. Tức người đi tàu chỉ cần nhét một lon nhôm/ chai nhựa đã qua sử dụng, máy sẽ tích điểm và tiến hành nghiền nát vật phẩm đó để bảo vệ môi trường.

Chiến dịch trồng cây từ giấy báo

Theo số liệu thống kê, dù báo giấy đang dần bị thay thế bởi báo điện tử nhưng mỗi ngày vẫn có hàng ngàn tấn giấy bị vứt ra môi trường. Để khắc phục tình trạng này, nhà thiết kế Nhật tên là Yoshinaka Ono đã phát minh ra loại giấy đặc biệt. Vừa đảm bảo tính thân thiện với môi trường vừa có thể mang hạt giống cây và phân hủy sinh học.

Người dùng sau khi không sử dụng, hãy chôn tờ báo xuống đất và tưới nước thường xuyên. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu sinh ra dưới lòng đất chôn tờ báo đó.

Chiến dịch trồng cây từ giấy báo

Sử dụng mì ống làm ống hút

Chiến dịch sử dụng mì ống làm ống hút pasta được một công ty tại Anh sản xuất thay thế cho các loại ống hút nhựa độc hại. Thành phần chính của loại ống hút này chính là nước và bột. Chúng có thể để lâu trong thức uống lạnh tối đa 1 tiếng và lâu hơn nếu đồ uống thật lạnh.

Sử dụng sợi mì ống để làm ống hút giúp bảo vệ môi trường

Tuy nhiên, ống hút này không được khuyến khích dùng cùng với đồ uống nóng bởi nước nóng chúng sẽ làm chín các sợi mì Bucatini.Ống hút bằng mì ống sẽ bị hỏng và phân hủy chỉ sau 3 tháng, trong khi đó ống hút nhựa phải mất tới 200 năm. Vì thế, sản phẩm này đang được nhiều cửa hàng tại các nước phát triển áp dụng.

Chiến dịch sản xuất xe máy, ô tô chạy bằng điện

Để giảm thiểu tối đa lượng khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông, nhiều quốc gia trên thế giới khuyến khích người dân hạn chế đi phương tiện cá nhân. Ưu tiên đi xe bus công cộng, đồng thời sản xuất ra nhiều ô tô, xe máy điện để bảo vệ môi trường.

Xe điện Vinfast là một trong những ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường mới nhất

Trong đó, tại Việt Nam, tập đoàn Vingroup đã ra mắt dòng xe máy điện Vinfast vào năm 2018. Đánh dấu kỷ nguyên mới về sự thay đổi nhiên liệu sử dụng tại hoạt động giao thông vận tải. Nhờ đó, hạn chế tối đa tình trạng khói bụi thải ra từ việc dùng xăng dầu trong quá trình di chuyển.

Trân đây là 10 ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường trên thế giới cho các bạn cùng tham khảo. Hãy cùng với Sohava chung tay góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta ngày một sạch và đẹp hơn bạn nhé! Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

Nhóm học sinh sử dụng hạt bơ để làm ống hút

4 học sinh cấp ba ở TP Buôn Ma Thuột là Thanh Mai - trưởng nhóm, Hoàng Thân Tưởng, Nguyễn Viết Sơn và Nguyễn Thị Hồng Hân đã chế tạo ống hút từ loại cây thực vật, thành phần chính là hạt bơ và có thể ăn được.

Cả nhóm đã thực hiện ý tưởng khi thấy phế phẩm nông nghiệp từ cây bơ ở Tây Nguyên quá nhiều. Hạt bơ chiếm khoảng 1/2 khối lượng quả, trong khi người dùng thường bỏ phí.

Hơn 3 tháng miệt mài, nhóm học sinh đã tạo ra sản phẩm ống hút được chiết xuất 100% từ các loại cây thực vật như lá rau ngót, lá cẩm, nghệ... và thành phần chính là hạt bơ.

Hạt bơ tươi được sơ chế để loại bỏ vị đắng, phơi khô xay thành bột, sau đó pha trộn bột gạo, màu tự nhiên, nước và đưa vào máy ép để định hình ống hút. Qua lồng hấp nhiệt bằng hơi nước, nhằm tăng độ kết dính của nguyên liệu và đảm bảo độ bền cho ống hút.

Hạn sử dụng là 12 tháng và có thể ăn được. Sản phẩm được kiểm định đạt chuẩn về các tiêu chí vi sinh vật, kim loại nặng theo quy định của Bộ Y tế.

Ống hút sẽ phân hủy hoàn toàn sau 2-3 tháng trong môi trường tự nhiên, tốt cho đất và cây trồng. Sản phẩm có giá thành rẻ hơn so với các loại ống hút tương tự.

Mai và nhóm bạn mong muốn sắp tới sản phẩm sẽ được sản xuất với quy mô công nghiệp, tận dụng được nguồn hạt bơ chưa được khai thác và sử dụng hợp lý; tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân trồng bơ.

Chế túi giấy từ cây chuối của nhóm sinh viên TP.HCM

Nhận thấy giá trị hữu ích của cây chuối sau khi thu hoạch trái còn có thể tận dụng phần thân để tạo ra những chiếc túi sinh học và phân bón hữu cơ, sản phẩm vừa có khả năng tự phân hủy giúp bảo vệ môi trường và giá thành rẻ.

Nhóm gồm 4 sinh viên khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Văn Lang đã nghiên cứu trong vòng 1 năm để có thể đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Để có một chiếc túi sinh học phải mất gần 1 tuần làm bằng phương pháp thủ công, qua các công đoạn như: chọn chuối, tách bẹ, đập giập, phơi khô, cắt nhỏ, ngâm qua dung dịch NaOH, nấu sôi, xay nhuyễn, vô khuôn, gia công túi.

Ngoài tận dụng thân cây chuối tách bẹ làm túi [giá từ 6.000 - 21.000 đồng/chiếc tùy kích cỡ], phần bên trong cây chuối còn được nhóm tận dụng làm phân bón hữu cơ [giá 2.500 đồng/kg].

Bạn Huỳnh Anh Bảo, trưởng nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Toàn bộ công đoạn nghiên cứu nhóm sử dụng phương pháp thủ công làm tất cả bằng tay, sắp tới nhóm sẽ cải tiến kỹ thuật để đưa ra thị trường với giá thành rẻ nhất cho người tiêu dùng. Dự tính sắp tới nhóm sẽ nghiên cứu giấy gói thực phẩm bằng lá chuối”.

Tái chế vỏ mì tôm thành túi xách, cô trò kiếm hàng triệu đồng giúp người nghèo

Cô Vũ Thị Thảo cùng các học sinh trường THPT Vinschool thành lập nhóm Mì tôm xanh nhằm tái chế vỏ mì tôm thành túi thời trang và những đồ dùng đẹp mắt.

Luôn mày mò làm đồ tái chế, đầu tháng 1/2020, cô Thảo tận dụng những vỏ mì tôm của gia đình để thử đan thành những miếng lót cốc. Sang tháng 2, hưởng ứng sự kiện "Tuần lễ bảo vệ môi trường" do trường khởi động trong thời gian giãn cách, nữ giáo viên nghiên cứu các vật liệu từ chai nhựa, nilon cũ nhưng ưng ý nhất với vỏ mì tôm. Sau đó, cô kêu gọi học sinh cùng tham gia.

Ngay từ lúc đọc được tin "tuyển thành viên" của cô Thảo, Nguyễn Phương Linh, học sinh lớp 10 trường Vinschool đã đăng ký đầu tiên. Tiếp đó, Phạm Gia Tùng, học sinh lớp 11 trường THPT Xuân Đỉnh, quận Tây Hồ cũng gia nhập thông qua sự giới thiệu của cô giáo dạy Địa trong trường.

Các sản phẩm sẽ được bán với giá tùy tâm, riêng một số mẫu như túi xách, giỏ để đồ sẽ giao động từ 100 - 300 nghìn đồng. Số tiền thu về sẽ được chia đều thành hai quỹ, một để ủng hộ chống Covid-19, số còn lại sẽ quyên góp cho những hoàn cảnh không may mắn thông qua chương trình Cặp lá yêu thương. Hơn nửa năm hoạt động, câu lạc bộ Mì tôm xanh đã bán khoảng 30 sản phẩm, tổng số tiền quyên góp và ủng hộ khoảng từ 7 - 9 triệu đồng.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Link gốc : //sohuutritue.net.vn/nhung-sang-tao-an-tuong-cua-hoc-sinh-giup-bao-ve-moi-truong-d100922.html

Video liên quan

Chủ Đề