1 năm có bao nhiêu tháng thiếu

Đã bao giờ bạn nghe nói đến khái niệm năm nhuận và không biết đó là gì chưa? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết để biết rõ năm nhuận là gì, có bao nhiêu ngày một năm và cách tính năm nhuận chính xác nhất nhé!

Năm nhuận là gì, có bao nhiêu ngày? Cách tính năm nhuận

I. Năm nhuận là gì? Năm nhuận có bao nhiêu ngày

Bình thường, mỗi năm sẽ có 12 tháng và 365 ngày. Khi 1 năm có hơn 365 ngày [Dương lịch] và nhiều hơn 12 tháng [Âm lịch] thì đó là năm nhuận.

1. Năm nhuận theo Dương lịch

Lịch Dương được tính bằng thời gian Trái Đất quay 1 vòng xung quanh Mặt Trời, số thời gian này hết 365 ngày 6 giờ. Như vậy, sau 4 năm thời gian dư đó được cộng thành 1 ngày, năm được cộng thời gian là năm thứ 4 và được gọi là năm nhuận. Như vậy một năm nhuận có nhiều hơn 1 ngày so với năm không nhuận, có 366 ngày. Ngày đó được thêm vào cuối tháng 2, đó chính là ngày 29 tháng 2.

Lịch Dương được tính bằng thời gian Trái Đất quay 1 vòng xung quanh Mặt Trời

2. Năm nhuận theo Âm lịch

Lịch Âm được tính theo chu kì quay của Mặt Trăng, do 1 chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất khoảng 29,53 ngày nên 1 năm âm lịch chỉ có 354 ngày. Vậy nên cứ 3 năm Âm lịch lại ngắn hơn năm Dương lịch 33 ngày [hơn 1 tháng]. Để cân bằng thời gian giữa năm Âm lịch và năm Dương lịch, cứ 3 năm Âm lịch phải cho thêm một tháng nhuận để năm Âm lịch và Dương lịch không bị chênh nhau quá nhiều. Vậy nên, một năm nhuận Âm lịch sẽ có 13 tháng.

Thế nhưng, năm Dương lịch vẫn nhanh hơn năm Âm lịch. Tình trạng này được khắc phục bằng cách là cứ 19 năm lại sẽ có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận. Trong 19 năm Dương lịch có 228 tháng Dương lịch, tương ứng với 235 tháng Âm lịch, thừa 7 tháng so với năm Dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Lịch Âm được tính theo chu kì quay của Mặt Trăng

II. Cách tính năm nhuận

1. Tính năm nhuận theo Dương lịch

Để tính năm nhuận Dương lịch, chúng ta phải lấy số năm đó đem chia cho 4. Nếu chia hết cho 4 thì năm Dương lịch đó là năm nhuận.

Ví dụ:

  • Năm 2016, năm 2020 chia hết cho 4 thì năm 2016 và 2020 là năm nhuận.
  • Năm 2021 không phải là năm nhuận Dương lịch vì chia 4 dư 1.

Với những năm tròn thế kỷ [có 2 số 00 ở cuối] thì lấy số năm chia cho 400. Nếu chia hết cho 400 thì năm đó là năm nhuận.

Ví dụ:

  • Các năm như 1600 hay 2000 là năm nhuận vì chia hết cho 400.
  • Những năm như 1700, 1800, 1900 không phải là năm nhuận vì không chia hết cho 400.

2. Tính năm nhuận theo Âm lịch

Để tính năm nhuận theo Âm lịch, bạn hãy lấy số năm chia cho 19. Nếu chia hết cho 19 hoặc có số dư là một trong các số như 3; 6; 9; 11; 14; 17 thì năm Âm lịch đó là năm nhuận và có tháng nhuận.

Ví dụ:

  • 2020 là năm nhuận theo Âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 6.
  • 2021 không phải năm nhuận theo Âm lịch vì 2021 chia cho 19 dư 7.
  • 2022 không phải năm nhuận theo Âm lịch vì 2022 chia cho 19 dư 8.
  • 2023 là năm nhuận theo Âm lịch vì 2020 chia cho 19 dư 9.

Xem thêm:

  • Tết nguyên tiêu là gì, vào ngày nào 2021? Sự tích rằm tháng giêng
  • Bài văn khấn cúng rằm tháng giêng - Tết Nguyên Tiêu 2021
  • Mùng 9 tháng Giêng là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ cúng vía Trời đầu năm

Trên đây là bài viết giải thích năm nhuận là gì, có bao nhiêu ngày một năm và cách tính năm nhuận chính xác nhất. Nếu thấy bài viết hữu ích bạn hãy chia sẻ với bạn bè cùng biết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề