1 ngày ăn bao nhiêu sữa chua

Sữa và các chế phẩm từ sữa [phô mai, sữa chua] cung cấp lượng can xi, dinh dưỡng đáng kể cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi ngày nên ăn với liều lượng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra khuyến nghị sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa đối với mỗi độ tuổi người Việt.

Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho trẻ em

Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai [1 miếng phô mai], 100ml sữa chua [1 hộp sữa chua] và 200ml sữa dạng lỏng [2 ly sữa nhỏ].

Trẻ 6-7 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 4,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 15g phô mai [1 miếng phô mai], 100ml sữa chua [1 hộp sữa chua] và 250ml sữa dạng lỏng [2,5 ly sữa nhỏ].

Trẻ 8-9 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai [2 miếng phô mai], 100ml sữa chua [1 hộp sữa chua] và 200ml sữa dạng lỏng [2 ly sữa nhỏ].

Trẻ 10-19 tuổi mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai [2 miếng phô mai], 200ml sữa chua [2 hộp sữa chua] và 200ml sữa dạng lỏng [2 ly sữa nhỏ].

Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ có thai mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai [2 miếng phô mai], 200ml sữa chua [2 hộp sữa chua] và 200ml sữa dạng lỏng [2 ly sữa nhỏ].

Bà mẹ cho con bú mỗi ngày nên sử dụng 6,5 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa, tương đương 30g phô mai [2 miếng phô mai], 200ml sữa chua [2 hộp sữa chua] và 250ml sữa dạng lỏng [2,5 ly sữa nhỏ].

Lưu ý lựa chọn sữa và chế phẩm sữa đối với trẻ em:

Sữa:

Trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn từ sơ sinh cho đến khi tròn 6 tháng tuổi, sau đó ăn bổ sung hợp lý kết hợp với bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn

Đối với trẻ trên 2 tuổi: Lựa chọn sữa và chế phẩm sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Nếu trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì nên chọn sữa và chế phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp hoặc đã được tách béo

Sữa chua

Trẻ em trên 6 tháng tuổi có thể sử dụng sữa chua. Khi bắt đầu cho trẻ ăn nên tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.

Sữa chua rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón.

Phô mai

Trẻ em trên 6 tháng có thể sử dụng phô mai trực tiếp hoặc cho vào bột, cháo.

Trẻ lớn hơn 2 tuổi có thể ăn trực tiếp, ăn với bánh mì hoặc chế biến các món ăn sau: Bánh sữa phô mai, súp nấm phô mai, đậu phụ nhồi thịt phô mai.

Lưu ý lựa chọn sữa và chế phẩm sữa đối với người trưởng thành [>19 tuổi]

Sữa

Lựa chọn sữa có ít chất béo hoặc sữa gầy.

Khi sử dụng các loại sữa và chế phẩm sữa đặc hiệu cho một số bệnh nên được tư vấn bởi cán bộ y tế và dinh dưỡng.

Với những người không dung nạp đường lactose có thể tập uống sữa với lượng tăng dần hoặc thay thế bằng sữa chua và phô mai.

Sữa chua là thức uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon. Không chỉ thế, nó còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người đặc biệt là chị em phụ nữ thắc mắc ăn sữa chua có béo không? Hãy cùng MEDLATEC đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết này.

1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều thành phần mang lại giá trị dinh dưỡng cao, chẳng hạn như:

Protein

Sữa chua là sản phẩm lên men của sữa chính vì thế được xem là nguồn cung cấp protein cần thiết cho cơ thể. Protein có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, nhất là cơ bắp. Trong 2 loại protein là whey protein và casein thì whey protein có khả năng nuôi cơ nhanh rõ rệt. Thông thường, trong hũ 100g sữa chua thì có tới 3,6g là protein.

Chất béo

Sữa chua cũng là nguồn cung cấp chất béo cần thiết cho cơ thể. Trong sữa chua, chất béo chiếm từ 0,7 - 3,3% tùy từng loại. Nếu được làm từ sữa nguyên kem, thì lượng chất béo sẽ nhiều hơn so với sữa tách béo.

Đa phần các loại sữa chua được làm từ sữa tách béo

Carbohydrate

Trong quá trình lên men, đường lactose ở sữa đã chuyển hóa thành galactose và glucose trong sữa chua. Chính vì thế, những người bị dị ứng với lactose thì nên ăn sữa chua hơn thay vì uống sữa tươi. Hơn nữa, đa phần các loại sữa chua được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp tại các nhà máy nên việc thêm đường và các loại hương liệu là khó tránh khỏi. Trong mỗi hộp sữa chua có khoảng 4,6 - 17,9% là đường.

Các thành phần khác

Ngoài ra, trong sữa chua còn có các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như photpho, canxi, vitamin B12. Ngoài ra, vì là sản phẩm lên men nên sữa chua cùng là hàm lượng lợi khuẩn, hay còn gọi là probiotic. Đây là khuẩn tốt cho đường tiêu hoá, hạn chế táo bón, đầy hơi, khó tiêu,...

2. Ăn sữa chua có béo không?

Ăn sữa chua có béo không là nỗi thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người đang trong quá trình giảm cân.

Những lợi ích của sữa chua

Ngoài là món tráng miệng thơm ngon, sữa chua còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:

  • Là nguồn cung cấp đạm, hỗ trợ quá trình phát triển cho cơ thể.
  • Hàm lượng canxi trong sữa chua còn giúp chúng ta có một hệ xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • Sữa chua giúp việc tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn.
  • Hạn chế tình trạng viêm khớp.
  • Tăng cường sức đề kháng.

Sữa chua mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Ăn sữa chua có đường có béo không?

Đa phần các loại sữa chua đều được sản xuất qua dây chuyền công nghiệp, vì thế hàm lượng đường khá nhiều. Nếu bạn ăn nhiều sữa chua có đường, đường, chất béo sẽ được tích tụ lại trong cơ thể. Sau một thời gian có thể khiến bạn tăng cân. Do đó, nếu bạn đang giảm cân thì bạn nên cân nhắc nhé.

Ăn sữa chua không đường có béo không?

Mặc dù không đường nhưng loại sữa chua này vẫn có hàm lượng chất béo nhất định. Vì thế, bạn nên lựa chọn sữa chua được làm từ sữa tách béo, hàm lượng chất béo sẽ ít hơn nhiều so với những loại khác. Lúc này, lượng calo đã giảm đi đáng kể, bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn sữa chua cho việc giảm cân. Mặc dù hương vị không ngon như loại có đường nhưng cũng không quá khó ăn. Ngoài ra, ăn sữa chua với các loại hoa quả là lựa chọn không tồi.

Nên ăn sữa chua có đường hay không đường?

Về cơ bản, ăn sữa chua không đường sẽ có lợi hơn sữa chua có đường. Bởi thành phần đường trong sữa chua sẽ ảnh hưởng đến đường huyết, gây rối loạn hoạt động điều tiết insulin trong cơ thể.

Đồng thời, lượng calo trong sữa chua không đường cũng thấp hơn nhiều so với loại có đường. Nếu bạn đang giảm cân thì lựa chọn sữa chua không đường, còn muốn tăng cân mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ thì nên lựa chọn loại ít đường.

Sữa chua không đường sẽ có lượng calo thấp hơn sữa chua có đường

3. Ăn sữa chua sao cho đúng cách?

Không phủ nhận rằng ăn sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, để công dụng của sữa chua phát huy tối đa thì bạn nên ăn đúng cách.

Thời điểm lý tưởng để ăn sữa chua

Không phải ăn sữa chua lúc nào cũng đạt được hiệu quả như nhau. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là từ 30 phút đến 1 tiếng sau bữa tối hoặc 30 phút trước khi đi ngủ. Sở dĩ như vậy là vì, từ buổi tối đến nửa đêm được cho là thời điểm mà lượng canxi trong cơ thể hạ xuống mức thấp nhất. Uống sữa chua vào lúc này sẽ giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.

Đặc biệt, không được ăn sữa chua khi đói để tránh cảm giác cồn cào, khó chịu. Đồng thời, những thành phần có lợi trong sữa chua cũng bị tiêu hủy bởi axit dạ dày.

Tuy nhiên, sau khi ăn sữa chua bạn nên chú ý đánh răng cẩn thận vì hàm lượng axit trong đó có thể gây hại cho men răng của bạn.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu sữa chua?

Việc ăn sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều không chỉ không có lợi mà còn đem lại nhiều ảnh hưởng không tốt. Đối với người lớn, mỗi ngày nên sử dụng 2 hộp sữa chua để tăng sức đề kháng, hỗ trợ đường ruột, giúp xương chắc khỏe. Đối với trẻ nhỏ không nên sử dụng quá 1 hộp sữa chua 1 ngày.

Cách bảo quản sữa chua

Nhiều người có thói quen ăn sữa chua ở dạng đông đá, tuy nhiều điều này là không hề tốt, nhiệt độ quá lạnh sẽ khiến các lợi khuẩn bị tiêu diệt và những lợi ích cũng sẽ giảm đi. Vì thể, bạn nên bảo quản sữa chua ở trong ngăn mát tủ lạnh để giữ được tác dụng cũng như hương vị.

Nên bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh

Như vậy, ăn sữa chua có béo không còn tùy vào loại thực phẩm bạn ăn, có chứa đường hay không. Ngoài ra, để giữ được vóc dáng cân đối, bạn cũng cần xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, tăng khẩu phần rau xanh, hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ngọt, các món chứa nhiều chất béo,... Đồng thời, bạn đừng quên tập luyện thể thao để không chỉ có một thể hình đẹp, mà còn có được sức khỏe dẻo dai, phòng tránh bệnh tật.

Để được tư vấn sức khỏe, hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý vị có thể gọi đến số 1900 56 56 56 của bệnh viện để được hỗ trợ.

1 ngày nên ăn bao nhiêu sữa chua?

Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 hộp sữa chua, thời điểm ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng hay vào buổi tối là hợp lý nhất. Ăn sữa chua sau bữa ăn giúp các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5 [điều kiện để vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại].

1 tuần nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua?

Sữa chua được nhiều cơ quan dinh dưỡng quốc tế và trong nước khuyến nghị nên sử dụng 1-2 hộp mỗi ngày bởi các lợi ích sức khỏe ưu việt. Tài liệu của Hội đồng Sáng kiến Sữa chua trong Dinh dưỡng [YINI] cho biết, từ thời cổ và trung đại, sữa chua được phát hiện và sử dụng vì những lợi ích đến đường ruột.

1 ngày nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua không đường?

Vị chuyên gia khuyến nghị mọi người nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng và nâng cao sức khỏe toàn diện nói chung.

1 ngày nên uống bao nhiêu sữa chua uống?

Với trẻ nhỏ, 1 hộp nhỏ sữa chua uống 1 ngày là đủ và tốt cho hệ tiêu hóa non nớt. Người lớn thì có thể dùng 1 - 2 hộp mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa.

Chủ Đề