100 Mỹ kim bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Đô la xuất hiện trong nhiều giao dịch đời sống hiện nay, đặc biệt là các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ 10 đô bằng bao nhiêu tiền Việt.

Đô là cách gọi tắt chỉ đô la, đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Do tính phổ biến của đô la Mỹ và tầm ảnh hưởng của nó, tại Việt Nam khi không nhắc đô la kèm với vùng quốc gia thì mặc nhiên hiểu đó là đô la Mỹ.

Các mệnh giá tiền đô hiện nay

Đô la Mỹ [USD] là đồng tiền chính thức tại Hoa Kỳ và được lưu hành rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay ở Mỹ vẫn sử dụng cả tiền xu và tiền giấy, tuy nhiên tiền xu chỉ được sử dụng tại nội địa. Bạn có thể tham khảo bài viết 1 USD bằng bao nhiêu cent để biết thêm cách quy đổi giữa tiền giấy và tiền xu.

Tiền giấy của Mỹ được in thành các mệnh giá sau:

  • Tờ 1 USD: có in hình tổng thống George Washington
  • Tờ 2 USD: có in hình tổng thống Thomas Jeffferson
  • Tờ 5 USD: có in hình tổng thống Abraham Lincoln
  • Tờ 10 USD: có in hình Bộ trưởng Bộ ngân khố đầu tiên của Hoa Kỳ, ông Alexander Hamilton
  • Tờ 20 USD: có in hình tổng thống Andrew Jackson
  • Tờ 50 USD: có in hình tổng thống Ulysses S. Grant
  • Tờ 100 USD: có in hình tổng thống Benjamin Franklin

10 đô là một trong những tờ tiền phổ biến tại Mỹ

10 đô là tờ tiền được sử dụng thường xuyên ở Mỹ, muốn biết giá trị của nó khi quy đổi ra tiền Việt thì đầu tiên phải xác định 1 USD bằng bao nhiêu tiền Việt.

Theo tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước cập nhật vào sáng nay ngày 19/1/2023 thì 1 USD = 23.605 VND.

Từ đây có thể xác định:

10 USD = 236.050 VND

Áp dụng cho các trường hợp tương tự, ta có:

  • 100 USD = 2.360.500 VND
  • 1.000 USD = 23.605.000 VND
  • 10.000 USD = 236.050.000 VND
  • 100.000 USD = 2.360.500.000 VND
  • 1.000.000 USD = 23.605.000.000 VND

Các địa điểm đổi tiền đô uy tín tại Việt Nam

Việc đổi tiền đô ngày càng trở nên đơn giản, ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho bạn, tuy nhiên không phải ai cũng biết đổi tiền ở đâu cho an toàn. Để tránh gặp phải rủi ro trong quá trình đổi tiền, bạn nên lựa chọn một trong các địa điểm sau:

* Đổi tiền tại Ngân hàng

Ngân hàng là cơ sở hợp pháp mà Nhà nước cho phép đổi tiền và thực hiện các giao dịch ngoại hối. Do đó khi đổi tiền đô ở đây bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sự an toàn, uy tín.

Tuy nhiên mỗi ngân hàng lại có mức tỷ giá khác nhau nên bạn cần tham khảo kỹ trước khi đổi tiền. Một số ngân hàng uy tín được nhiều người tin dùng có thể kể đến như BIDV, HSBC, Vietcombank. VIB, ACB, OceanBank… 

Ngân hàng là một trong những địa điểm bạn có thể yên tâm đổi tiền đô

* Đổi tiền tại sân bay, cửa khẩu

Sân bay và cửa khẩu cũng là một địa điểm nữa mà bạn có thể lựa chọn nếu muốn đổi tiền đô. Đổi tiền tại đây sẽ thuận tiện cho những trường hợp du lịch, ra nước ngoài.

Hạn chế duy nhất khi đổi tiền tại đây là bạn không thể đổi quá nhiều tiền, chỉ được đổi tối đa 5.000 USD.

* Đổi tiền tại tiệm vàng, cửa hàng trang sức

Một số cửa hàng vàng, tiệm trang sức có giấy phép kinh doanh ngoại hối sẽ được phép đổi tiền cho khách hàng. Nếu lựa chọn đổi tiền tại đây bạn nên cẩn thận và yêu cầu chủ cửa hàng cho xem giấy phép kinh doanh, để tránh vi phạm các quy định của nhà nước.

Một số cửa tiệm vàng, trang sức uy tín mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung: Địa chỉ: 27 Hà Trung, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Tiệm vàng 31 Hà Trung: Địa chỉ: Địa chỉ: 31 Hà Trung, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Công ty vàng bạc Thịnh Quang: Địa chỉ: 43 Hà Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cửa hàng vàng bạc Chiến Minh: Địa chỉ: Số 119 Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bảo tín Minh Châu: 19 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hà Nội.
  • Tiệm vàng Kim Mai: Địa chỉ: 84 Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tiệm vàng Kim Châu: Địa chỉ: 784 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cửa hàng trang sức DOJI

Bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc 10 đô bằng bao nhiêu tiền Việt, đừng quên cập nhật tỷ giá USD và tiền Việt Nam mỗi ngày để chủ động hơn trong quá các giao dịch.

Vụ ông Nguyễn Cà Rê, thợ điện, cư ngụ tại Cần Thơ, mang 100 Mỹ kim đến tiệm vàng Thảo Lực, tọa lạc tại Cần Thơ, đổi ra đồng Việt Nam, bị lực lượng thực thi pháp luật ở Cần Thơ phục kích, bắt quả tang, bị lập biên bản, bị tịch thu cả 100 Mỹ kim lẫn bị phạt 90 triệu đồng [1],… đang được công chúng Việt Nam bàn luận rôm rả. Đa số sửng sốt, bất bình nhưng phân tích – chỉ trích tới mức nào thì cũng… trớt hướt.

Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch thành phố Cần Thơ, khẳng định với tờ Pháp Luật TP.HCM, chuyện hệ thống công quyền xử lý hành vi của ông Nguyễn Ca Rê là đúng pháp luật. Ông Nam trưng dẫn Nghị định số 96/2014/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, chứng minh ông Nguyễn Ca Rê vi phạm Điểm a, Khoản 3, Điều 24: Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ [2] để chứng minh ông đúng. Đúng là ông Nam đúng!

Theo qui định tại nghị định vừa dẫn, hành vi của ông Rê sẽ bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng, chính quyền thành phố Cần Thơ ấn định mức phạt là 90 triệu đồng, rõ ràng là… có trước, có sau. Ông Nam nói thêm là ông Rê có thể xin giảm tiền phạt và chính quyền thành phố Cần Thơ sẽ xem xét, giải quyết theo qui định của pháp luật. Cũng theo ông Nam, ông Rê còn có quyền kiện chính quyền thành phố Cần Thơ ra tòa và tất nhiên chính quyền sẽ cử người hầu kiện. Dân chủ, văn minh như thế còn muốn gì nữa?

***

Sự nghiêm minh của hệ thống công quyền không chỉ thể hiện trên ông Rê. Công ty Nhân Đạt – chịu trách nhiệm về hoạt động của tiệm vàng Thảo Lực – cũng bị phạt 180 triệu đồng. Tờ 100 Mỹ kim của ông Rê bị tịch thu, khoản tiền 2.260.000 đồng mà tiệm vàng Thảo Lực giao cho ông Rê để nhận về tờ 100 Mỹ kim cũng bị tịch thu.

Ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng Thảo Lực, kể với tờ Tuổi Trẻ rằng, sau khi lực lượng thực thi pháp luật, phục kích, bắt quả tang vụ “mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ”, họ đã khám xét khắp nhà ông từ dưới đất lên tới sân thượng không chừa xó xỉnh nào và đã thu giữ từ phòng ngủ của vợ chồng ông 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng với lý do “không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài” [3].

Căn nhà số 40 đường Nguyễn Đức Cảnh, phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ bao gồm hai phần: Tiệm vàng Thảo Lực và tư gia của ông Lực. Về nguyên tắc, phục kích – bắt quả tang hành vi “mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” giữa Tiệm vàng Thảo Lực với ông Rê, cho phép lực lượng thực thi pháp luật khám xét trong phạm vi đăng ký kinh doanh của Tiệm vàng Thảo Lực. Tuy nhiên mở rộng việc khám xét, xông vào lục soát tư gia của ông Lực lại là chuyện khác. Nếu không có Lệnh Kiểm tra hành chính được ký bởi cá nhân mà luật đã xác định là đủ thẩm quyền, theo luật, sẽ bị xem là phạm tội “xâm phạm chỗ ở của công dân” [Điều 158] với tình tiết tăng nặng [lợi dụng chức vụ, quyền hạn]. Ngoài tội “xâm phạm chỗ ở của công dân”, chuyện khám phòng ngủ, lấy đi 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng với lý do “không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài” trong phòng ngủ là dấu hiệu của một tội khác [“lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” – Điều 280, cũng có tình tiết tăng nặng, nặng đến mức nào phụ thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt]

Bởi chỗ này dường như chưa… đúng lắm [!] nên trong văn bản gửi cho báo giới, giải thích về vụ phục kích, bắt quả tang hành vi “mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” giữa Tiệm vàng Thảo Lực với ông Rê, Công an thành phố Cần Thơ không đả động gì đến chuyện khám xét tư gia của ông Lực và tịch thu tài sản của gia đình ông. Tất nhiên không có văn bản pháp luật nào qui định công dân phải lưu giữ, xuất trình “chứng từ” về tài sản của mình, cũng chẳng có văn bản pháp luật nào qui định, những chứng từ chứng minh nguồn gốc, quyền sở hữu tài sản không được có “nhãn mác bằng tiếng nước ngoài”. Lúc này, có thể Công an thành phố Cần Thơ chưa tìm được cách lý giải thỏa đáng nên đành phải hủy cuộc họp báo vào giờ chót [4], song thế nào họ cũng “củng cố” xong… “chứng cứ”.

Với một hệ thống chính trị, hệ thống công quyền dễ dàng chấp nhận bộ máy thực thi pháp luật giải thích các scandal theo kiểu “nghi can tự tử trong trụ sở công an bằng… dây thun quần” mà không có bất kỳ thắc mắc nào thì sẽ chẳng có viên chức nào bị điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự do “xâm phạm chỗ ở của công dân” và “lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” của gia đình ông Lực. Công an thành phố Cần Thơ đã không sai thì dứt khoát ông Lực… không đúng. Vậy thôi!

***

Khi đổi 100 Mỹ kim, không những chẳng được đồng nào mà còn gánh thêm khoản nợ 90 triệu đồng là chuyện có thật vì… đúng pháp luật, dân chúng Việt Nam mới để ý đến Nghị định số 96/2014/NĐ-CP. Hồi nghị định này còn là dự thảo, cho dù không ít chuyên gia, doanh nhân cùng lên tiếng cảnh báo, đâu có mấy người thèm bận tâm, đa số đều cho rằng nó chẳng dính dáng gì tới mình. Ông Rê ắt cũng là một trong số những người như vậy!

Việt Nam đã, đang và sẽ còn có rất nhiều qui định pháp luật giống như những qui định mà “sanh chuyện” rồi thiên hạ mới chú ý, bởi nhận ra chúng hết sức kỳ quái như Nghị định số 96/2014/NĐ-CP. Sắp tới, chuyện ai đó bị phạt tiền, thậm chí vào tù chỉ vì “like” một ý kiến, “share” một thông tin mà họ cảm thấy thích thú hay tin rằng người khác cần biết cũng… sẽ đúng pháp luật luôn vì những văn bản pháp luật liên quan tới an ninh mạng… qui định như vậy! Thế thôi!

Sự kiện ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch thành phố Cần Thơ, khẳng định với báo giới rằng, việc xử lý hành vi của ông Rê là đúng pháp luật, làm một số người có trí nhớ tốt hoặc biết rành ông Nam… giận nên “ôn cố” cho thiên hạ “tri tân”. Năm 2014, lúc đang là Cục trưởng Cục Quản lý thị trường [Cục QLTT], ông Nam bị xác định là nhân vật phải chịu trách nhiệm chính trong scandal tuyển công chức cho Cục QLTT năm 2013 [đa số ứng viên trúng tuyển là thân nhân lãnh đạo ngành Công Thương vì được cho biết trước cả đề thi lẫn đáp áp] [5]. Vào thời điểm đó, sau khi Bộ Nội vụ và Bộ Công an công bố kết quả kiểm tra, điều tra, chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ “xử lý nghiêm minh”.

Đây là kết quả xử lý: Ông Nam và 43 cán bộ khác được Ban Tổ chức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN [BCH TƯ Đảng CSVN] luân chuyển về các địa phương. Cùng được luân chuyển về Cần Thơ với ông Nam là ông… Trịnh Xuân Thanh, một cán bộ khác cũng của Bộ Công Thương. Giống như ông Trịnh Xuân Thanh, ông Nam cũng được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ nhất trí “100%” chọn làm Phó Chủ tịch của thành phố này [6]. Scandal liên quan đến Trịnh Xuân Thanh bùng lên, ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ mới phân bua với công chúng, không biết gì về tai tiếng của ông Nam. Cần Thơ không xin ông Nam mà phải tiếp nhận ông Nam theo sắp xếp của Ban Tổ chức BCH TƯ Đảng CSVN “để sau đó bố trí vào những chức vụ cao hơn” [7].

Nhìn một cách tổng quát, ông Nam chỉ khác ông Trịnh Xuân Thanh ở chỗ BCH TƯ Đảng CSVN không xóa tên ông khỏi danh sách qui hoạch và vẫn xem ông là “cán bộ chủ chốt” của quốc gia trong tương lai. Đâu phải tự nhiên mà năm 2016, khi bị báo giới truy vấn về sự thăng tiến bất thường của mình sau khi đã có sai phạm tày đình, ông Nam vẫn khẳng định chắc nịch, sai phạm của ông đã bị xử lý [phê bình, cắt hết danh hiệu thi đua] và ông được luân chuyển vào Cần Thơ là do Ban Tổ chức BCH TƯ Đảng phân công.

Ông Rê, ông Lực và nhiều người đồng cảm với họ có thể không ưng ông Nam – nhân vật quyết định giải pháp xử lý hành vi “mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” giữa Tiệm vàng Thảo Lực với ông Rê – nhưng không ưng thì đã sao? Dẫu ông Nam được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ bầu làm Phó Chủ tịch thành phố này qua một “phiên họp bất thường” nhưng rõ ràng ông Nam trở thành Phó Chủ tịch thành phố Cần Thơ đúng… pháp luật. Giờ, ông sử dụng công quyền cũng… đúng pháp luật. Thắc mắc dẫu ngay tình, hữu lý thì theo… pháp luật vẫn… vớ vẩn!

Họp… bất thường không phải là vấn đề. Cho dù Hội đồng nhân dân TP.HCM, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị cũng họp… bất thường nhưng quyết định xây dựng “Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch” [Thủ Thiêm, TP.HCM], “Công viên Fidel Castro” [Đông Hà, Quảng Trị] đâu có sai pháp luật? Hội đồng nhân dân đại diện cho “nguyện vọng, ý chí” của dân chúng địa phương, dẫu họp… bất thường thì đó vẫn là cách… đúng pháp luật nhằm biểu thị “nguyện vọng, ý chí” của nhân dân.

Tương tự, tuy BCH TƯ Đảng CSVN “nhất trí” giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch Nhà nước và ai cũng biết thế là xong nhưng các Đại biểu Quốc hội vẫn phải bỏ phiếu bầu vì cần phải đồng nhất “ý chí” của Đảng với “nguyện vọng” của nhân dân theo qui định của Hiến pháp. Phải như thế mới “chính danh”. Còn “chính danh” có thật sự đồng nghĩa với tâm ý của nhân dân hay không lại là chuyện khác. Đâu phải tự nhiên mà Đảng CSVN dụng nhiều công đến vậy trong chuyện lọc lựa ứng cử viên Đại biểu Hội đồng nhân dân và ứng cử viên Đại biểu Quốc hội. Bầu cử chẳng bao giờ là chuyện có thể đùa và mặc kệ diễn biến của nó ra sao cũng được.

Chú thích

[1] //plo.vn/an-ninh-trat-tu/doi-100-usd-sang-tien-viet-1-tho-dien-bi-phat-90-trieu-dong-799114.html

[2] //plo.vn/an-ninh-trat-tu/lanh-dao-can-tho-noi-ve-vu-doi-100-usd-bi-phat-90-trieu-799181.html

[3] //tuoitre.vn/tiem-vang-doi-100-usd-bi-kham-xet-thu-giu-kim-cuong-vang-bac-20181024082210927.htm

[4] //tuoitre.vn/bao-cao-cua-cong-an-can-tho-khong-nhac-den-chuyen-kham-xet-nha-tich-thu-kim-cuong-20181024101051181.htm

[5] //congly.vn/dieu-tra-diem-nong/ky-thi-tuye-n-cong-chu-c-da-y-tai-tie-ng-o-bo-cong-thuong-tra-ch-nhie-m-cu-a-hai-nhan-va-t-chi-nh-de-n-dau-194248.html

[6] //www.sggp.org.vn/ong-truong-quang-hoai-nam-duoc-bau-lam-pho-chu-tich-ubnd-thanh-pho-can-tho-305032.html?fbclid=IwAR1oaGQwDnz8HFHEih6QAAQoL1kKb69tvplpsc8A_a2w6M71RHUjRihcZqg

[7] //dantri.com.vn/kinh-doanh/bi-thu-thanh-uy-can-tho-toi-chi-biet-nhung-lum-xum-cua-ong-nam-qua-bao-chi-20160805073014565.htm

  • Trân Văn

    Trân Văn là bút danh của một nhà báo có 28 năm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau [Cộng tác viên, Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Tòa soạn] của một số đài truyền hình, đài phát thanh, nhật báo, tuần báo, báo điện tử tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Các bài viết của Trân Văn là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

    1000 Mỹ kim là bao nhiêu tiền Việt?

    Theo thông tin cập nhật mới nhất: 1 USD = 23.610 Đồng. Như vậy để tính được 1000 USD bằng bao nhiêu tiền Việt ta sẽ có: 1000 USD = 23.610 x 1000 = 23.610.000 VND.

    1 tiền Mỹ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

    1 USD = 23.447 VND 1 đô bằng bao nhiêu tiền Việt? Từ tỷ giá 1 đô bằng bao nhiêu tiền Việt như trên, bạn có thể tự quy đổi các mức giá USD khác phổ biến như 500 đô là bao nhiêu tiền Việt Nam, 1 tỷ đô bằng bao nhiêu tiền Việt, 1 triệu đô bằng bao nhiêu tiền Việt,…

    10 tên dollars bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?

    Bạn có đang trả quá nhiều tiền cho ngân hàng?.

    1 triệu đô tương đương bao nhiêu tiền Việt Nam?

    1.000.000 USD = 23.447.000.000 VND 1 triệu đô bằng bao nhiêu tiền Việt Nam.

Chủ Đề