100g mì gạo nấu chín bao nhiêu calo

Để giảm cân hiệu quả, bạn cần tham khảo nhiều loại thực phẩm khác nhau với thành phần dinh dưỡng và những lợi ích cho sức khỏe. Mì gạo cũng là 1 trong số những thực phẩm đang được chị em phân vân không biết có tác dụng giảm cân hiệu quả không. Vậy mì gạo bao nhiêu calo? Và ăn mì gạo béo hay gầy. Cùng Shop Whey Online phân tích nhé.

Mì gạo bao nhiêu calo?

Mì gạo bao nhiêu calo?

Ngoài cơm, gạo là nguồn lương thực chính thì người Việt rất ưa chuộng các thực phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, mì gạo, miến,…

Đặc biệt là mì gạo vì nó đem lại sự tiện lợi khi nấu nướng, hương vị thơm ngon, đa dạng khi kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau và có thể thay đổi khẩu vị mỗi khi “chán cơm thèm phở”.

Mì gạo được chế biến từ việc ngâm gạo, rửa sạch, sau đó cho vào máy nghiền thành bột khô rồi trộn với nước theo tỷ lệ thích hợp. Sau khi trộn đều bột với nước thì đổ vào máy làm bún. Chúng ta sẽ thu được thành phẩm là những sợi bún. Sau khi phơi khô và ủ trong thời gian thích hợp ta sẽ có loại thực phẩm quen thuộc là món mì gạo.

Chính vì được là từ gạo nên rất nhiều bạn sẽ thắc mắc mì gạo bao nhiêu calo. Theo nghiên cứu thì trong 100g mì gạo chứa 109 calo. Khi mì gạo được nấu chín sẽ chứa khoảng 192 calo.

Thông thường khi nấu mì gạo bạn sẽ nấu cùng với nhiều thực phẩm khác như rau, thịt, … nên sau khi nấu lượng calo sẽ cao hơn.

Ăn mì gạo có béo không?

Ăn mì gạo có béo không?

Như chúng ta đã thấy thì lượng calo trong 100g mì gạo không phải là cao, nếu biết cách áp dụng thì mì gạo hoàn toàn có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Những lý do bạn nên chọn mì gạo để áp dụng cho chế độ giảm cân

- Mì gạo chứa ít carbohydrate

- Một chén mì gạo nấu chín có 44g carb, bằng tổng 33.8% tổng lượng carb khuyến nghị hàng ngày.

- Hàm lượng chất béo, đường thấp

- Trong mì gạo chỉ chứa 0.3g chất béo. Nên bạn hoàn toàn yên tâm về việc nạp nhiều chất béo vào cơ thể.

- Chứa hàm lượng protein trung bình

- Hàm lượng protein trong mì gạo là 2g. Protein rất tốt cho cơ thể người, tham gia vào quá trình tổng hợp cơ bắp, săn chắc cơ. Đây cũng là 1 nguồn năng lượng tốt mà bạn không thể bỏ qua.

- Chứa các khoáng chất thiết yếu

- Chất sắt, photpho, natri và canxi có trong mì gạo rất cần thiết cho cơ thể trong việc giữ cho răng và xương chắc khỏe.

- Mì gạo không chứa gluten

- Mì gạo được làm từ bột mì trắng, khiến chúng tự nhiên hơn với thành phần nguyên liệu an toàn.

Hàm lượng calo của 1 số loại thực phẩm khác bạn có thể tham khảo:

- 1 bát bún cung cấp khoảng 400 calo

- 1 bát phở bò tái hoặc chín chứa: 431 - 456 calo

- 1 đĩa hủ tiếu xào: 646 calo

- 1 bát bún thịt nướng: 451 calo

- 1 phần bún đậu mắm tôm: 550 calo

- 1 tô bún chả: 390 calo

- 1 tô bún riêu: 480 calo

- 1 bát miến gà chứa khoảng: 635 calo

So sánh với các thực phẩm tương đương bạn sẽ thấy mì gạo chứa ít calo nhất và rất phù hợp để thêm vào các thực đơn, chế độ giảm cân.

Cách giảm cân với mì gạo hiệu quả

Cách giảm cân với mì gạo hiệu quả

- Không kết hợp mì gạo với những thực phẩm chứa calo cao hay nhiều chất béo. Nên chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như các loại rau củ, nấm, thịt ức gà,…

- Lựa chọn những loại mì gạo tự nhiên, đảm bảo an toàn, không chứa chất bảo quản

- Không ăn mì gạo nhiều và liên tục trong nhiều ngày vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nên đa dạng hóa các loại thức ăn nạp vào cơ thể.

- Không dùng các loại mì gạo màu vàng vì chúng chứa nhiều chất độc hại.

- Mì gạo để lâu đã ẩm mốc thì không nên tiếp tục sử dụng.

- Giảm cân với mì gạo nhưng vẫn cần cung cấp cho cơ thể những thực phẩm như nhóm thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin, khoáng chất,…

Trên đây là những chia sẻ của Shop Whey Online về chủ đề mì gạo bao nhiêu calo. Nếu đang trong quá trình giảm cân thì đây là 1 loại thực phẩm rất phù hợp cho bạn. Bạn có thể kết hợp mì gạo với nhiều loại thực phẩm khác nhau để thay đổi khẩu vị. Chúc bạn giảm cân thành công với món mì gạo!

Mì gạo là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến trong ẩm thực nhiều nước châu Á. Mì gạo chủ yếu được làm từ bột gạo và nước nhưng một số loại còn có cả tinh bột ngô và bột sắn để làm cho sợi mì trong và dai hơn. Mì gạo thường được bán ở dạng khô và có thể dùng để làm thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn loại mì này có tốt cho sức khỏe hay không và giá trị dinh dưỡng ra sao.

Thành phần dinh dưỡng trong mì gạo phụ thuộc vào quá trình sản xuất nên sẽ hơi có sự khác biệt giữa mỗi sản phẩm nhưng nhìn chung, mỗi khẩu phần mì gạo có lượng protein và carb vừa phải trong khi ít chất béo và chất xơ. Mì gạo chứa khá nhiều khoáng chất selen, có thể đáp ứng 14% nhu cầu selen hàng ngày [DV].

Một bát [khoảng 175 gram] mì gạo nấu chín chứa: []

  • Lượng calo: 190 calo
  • Protein: 3,2g
  • Chất béo: 0,4g
  • Carb: 42,2g
  • Chất xơ: 1,8g
  • Natri: 33,4mg
  • Vitamin B1 [thiamine]: 3% giá trị hàng ngày [daily value - DV]
  • Selen: 14% DV
  • Vitamin B3 [niacin]: 1% DV
  • Đồng: 7% DV
  • Sắt: 1% DV
  • Kẽm: 4% DV
  • Phốt pho: 3% DV
  • Mangan: 9% DV

Giá trị dinh dưỡng của 57 gram mì gạo khô tương đương với 1 bát [khoảng 175 gram] mì đã nấu chín.

Một bát [175 gram] mì gạo nấu chín có 190 calo, bằng lượng calo trong một khẩu phần cơm trắng tương đương. []

Như vậy là mì gạo có lượng calo vừa phải.

Lượng calo của mì gạo ít hơn 14 – 20% so với một khẩu phần mì Ý làm từ bột mì tinh luyện hoặc bột mì nguyên cám có trọng lượng tương đương.

Nếu bạn đang muốn tìm một loại mì ít calo hơn nữa để ăn kiêng thì có thể thử mì shirataki [mì nưa] và mì chay làm từ bí ngòi.

Tóm tắt: Mì gạo cung cấp lượng calo và carb vừa phải. Loại mì này ít chất xơ nhưng có chứa một số vi chất dinh dưỡng, chẳng hạn như selen, mangan, đồng và phốt pho.

Mì gạo có một số lợi ích cho sức khỏe.

Mì gạo không chứa gluten

Gạo không chứa gluten nên các sản phẩm làm từ gạo có thể được dùng để thay thế cho các loại thực phẩm chứa gluten trong chế độ ăn của những người bị bệnh celiac [không dung nạp gluten] và nhạy cảm với gluten không phải phải bệnh celiac [non-celiac gluten sensitivity].

Gluten là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Gluten có thể kích hoạt đáp ứng miễn dịch ở những người mắc các bệnh này, dẫn đến tổn thương đường ruột và các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Do có mùi vị và kết cấu tương tự nhau nên các sản phẩm làm từ gạo như mì gạo có thể thay thế cho các sản phẩm làm từ bột mì trong chế độ ăn không có gluten – một chế độ ăn kiêng được khuyến nghị cho những người mắc bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac.

Tuy nhiên, vẫn nên đọc bảng thành phần khi mua mì gạo vì một số sản phẩm có chứa gluten.

Mì gạo chứa ít natri

Mì gạo có hàm lượng natri thấp.

Mặc dù khoáng chất này là một chất dinh dưỡng và chất điện giải cần thiết trong cơ thể nhưng ăn quá nhiều natri sẽ gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch và bệnh thận.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 2.300mg natri mỗi ngày, tương đương khoảng 1 thìa cà phê muối. [3]

Mặc dù mì gạo có lượng natri thấp nhưng khi nấu không nên cho nhiều muối và nước mắm để hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể hàng ngày.

Mì gạo giàu selen

Selen là một chất dinh dưỡng thiết yếu có đặc tính chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp và chức năng miễn dịch.

Lượng selen trong thực phẩm phụ thuộc vào môi trường sinh sống, thức ăn của động vật hoặc lượng khoáng chất này có trong đất trồng cây.

Một bát mì gạo nấu chín có thể đáp ứng khoảng 14% nhu cầu selen hàng ngày của cơ thể.

Một số loại mì gạo được bổ sung vitamin A

Vitamin A hỗ trợ sức khỏe miễn dịch, thị lực và sức khỏe mắt, cũng như là tham gia vào sự tái tạo DNA và tế bào.

Tuy nhiên, nhiều người dân sinh sống ở các vùng mà gạo là lương thực chính lại bị thiếu hụt vitamin quan trọng này. Vì thế nên một số sản phẩm bột gạo được bổ sung thêm vitamin A trong quá trình sản xuất và mì gạo được làm từ những loại bột gạo này cũng chứa vitamin A.

Một nghiên cứu cho thấy rằng mì gạo được làm từ bột gạo có bổ sung vitamin A có thể đáp ứng gần 25% nhu cầu vitamin A hàng ngày.

Tóm tắt: Mì gạo chứa ít natri, không chứa gluten và tương đối giàu selen. Đây là một nguồn carb vô cùng phù hợp cho những người theo chế độ ăn không có gluten.

Mì gạo tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa ít chất xơ hơn so với một số loại mì khác, chẳng hạn như mì làm từ bột mì nguyên cám và mì rau củ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều chất xơ giúp làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và kiểm soát mức đường huyết.

Hội chứng ruột kích thích [IBS] - một chứng rối loạn đường ruột phổ biến có triệu chứng là đau quặn bụng và đầy hơi – thường có liên quan đến chế độ ăn uống quá ít chất xơ.

Vì vậy, nên nấu mì gạo với các loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau củ tươi để tăng hàm lượng chất xơ của món ăn.

Tóm tắt: Mì gạo chứa ít chất xơ – một chất rất quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, chức năng tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.

Mì gạo thường ít protein, chất xơ, natri, selen và vitamin B3 [niacin] hơn so với mì làm từ bột mì nhưng có lượng carb tương đương.

Tuy nhiên, mì gạo ít calo và ít chất béo hơn đáng kể so với mì làm từ bột mì.

Dưới đây là bảng so sánh giá trị dinh dưỡng và lượng calo có trong một bát mì gạo, mì làm từ bột mì tinh chế và mì làm từ bột mì nguyên cám [trọng lượng khoảng 155 – 176 gram]:

Calo và chất dinh dưỡngMì gạoMì làm từ bột mì tinh chếMì làm từ bột mì nguyên cámLượng calo190221237Protein [g]3,27,39,5Chất béo [g]0,43,32,7Carb [g]42,240,347,9Chất xơ [g]1,81,96,2Natri [mg]33,48336Selen [mg]14% DV69% DV105% DVNiacin [mg]1% DV21% DV31% DV

Tóm tắt: Mì gạo chứa ít chất béo hơn và lượng calo thấp hơn một chút so với mì làm từ bột mì nhưng có hàm lượng selen và vitamin B3 ít hơn đáng kể.

Tóm tắt bài viết

Mì gạo là loại mì có lượng natri thấp, không chứa gluten, dễ chế biến và có thể dùng làm nhiều món ăn.

Mì gạo thích hợp cho những người bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten không phải bệnh celiac.

Mì gạo có ít chất béo và lượng calo vừa phải nên đây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nên nấu mì gạo cùng với các loại rau củ giàu chất xơ và thực phẩm giàu protein như thịt, cá để món ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng nên hạn chế thêm các loại gia vị chứa nhiều natri như muối, nước tương và nước mắm.

100g mì Chũ rau củ bao nhiêu calo?

Mì rau củ không chứa nhiều Calo trong một khẩu phần ăn. Chỉ với khoảng 180 kcal cho khẩu phần 35g-40g mì rau củ tùy loại. Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia thì trung bình khoảng 365-372 kcal trong 100g mì.

100g mì tươi bao nhiêu calo?

100g mì tươi chứa khoảng 260 - 280 calo.

100g mì tôm bao nhiêu calo?

Các loại mì thông dụng
Hàm lượng calo
1 gói mì Omachi 80g
345 calo
1 gói mì Koreno 100g
365-590 calo
1 gói mì Gấu đỏ 75g
284 calo
1 gói mì tôm hùm 3 Miền 75g
380 calo
Mì tôm bao nhiêu Calo? Ăn mì tôm có béo [mập] không? - Bách hóa XANHwww.bachhoaxanh.com › an-mi-tom-song-co-beo-khong-955005null

Mì gạo cũng định kool bao nhiêu calo?

Một gói mì gạo Cung Đình Kool lẩu tôm cung cấp khoảng 264,86 kcal, 3,27g chất béo, 54,28g carbohydrate, 4,54g chất đạm. Với lượng calo vừa phải cùng dưỡng chất đi cùng đủ cung cấp cho bạn một bữa ăn vừa ngon lại còn "sạc đầy năng lượng" cho bạn hoạt động cả ngày dài đấy.

Chủ Đề