28 o long vương văn hưởng an lạc bình tân

Cơ quan chức năng lý giải các nguyên nhân cụ thể liên quan vụ trụ sở UBND quận Bình Tân, hầm chui Tân Tạo và các tuyến đường bị ngập diện rộng ngày 23-10.

Trong cơn mưa chiều 23-10, hầm chui Tân Tạo và 28 tuyến đường, hẻm ở quận Bình Tân [TP.HCM] đều bị ngập - Ảnh: CHÂU TUẤN

Chiều 24-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Phòng quản lý đô thị quận Bình Tân [TP.HCM] cho biết ngày 23-10 khu vực quận Bình Tân có mưa lớn kéo dài 3 tiếng [từ 15h30 - 18h30] kết hợp triều cường. Vì vậy, một số khu vực ven đường Kinh Dương Vương [như trụ sở UBND quận] và hầm chui Tân Tạo bị ngập.

Hôm nay, Phòng quản lý đô thị quận Bình Tân đã hoàn tất việc kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các UBND phường về nguyên nhân, các khu vực bị ảnh hưởng.

Lý giải nguyên nhân ngập trụ sở quận và hầm chui Tân Tạo

Cụ thể, trong và sau trận mưa lớn đã xảy ra tình trạng ngập tại 28 tuyến đường, hẻm, khu dân cư trên 10 phường. Trong đó, ngập nặng nhất là phường An Lạc [trụ sở UBND quận Bình Tân cũng nằm trong khu vực này…].

Ngoài ra, các phường khác cũng bị ngập là phường An Lạc A [đường số 7, đường số 1 đoạn giáp An Dương Vương...], phường Bình Trị Đông B [đường Sinco, Hồ Học Lãm đoạn giao quốc lộ 1, khu dân cư An Lạc - Bình Trị Đông, khu dân cư Trường Thịnh...], phường Tân Tạo A [Tỉnh lộ 10, đường Tập Đoàn 6B]...

Nguyên nhân ngập được xác định do mưa lớn kéo dài [lượng mưa trên 86mm], kết hợp triều cường làm hệ thống thoát nước không thoát kịp. Lưu vực rạch Bà Tiếng bị ngập nặng, kéo dài [đường Sinco, Y tế kỹ thuật cao, Trường tiểu học An Lạc 3, khu dân cư An Lạc - Bình Trị Đông…] do việc dẫn dòng thi công dự án cải tạo rạch Bà Tiếng không tốt.

Mưa lớn kéo dài, máy bơm không kịp bơm cũng khiến hầm chui Tân Tạo ngập diện rộng. Tuy nhiên việc ngập đa số các nơi xảy ra khoảng 2-3 tiếng là rút [hệ thống thoát nước đã cơ bản đáp ứng], riêng lưu vực rạch Bà Tiếng ngập lâu.

Ghi nhận của phóng viên chiều 24-10, tại quận Bình Tân có mưa vừa phải, đoạn hầm chui Tân Tạo chỉ đọng nước nhẹ - Ảnh: LÊ PHAN

Để giải quyết tình trạng ngập, Phòng quản lý đô thị quận Bình Tân kiến nghị UBND quận giao các phường tổ chức vớt rác miệng cống thu nước, lưới chắn rác hố ga để hệ thống cống thoát nước làm việc hiệu quả nhất.

Đồng thời, đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận Bình Tân nhanh chóng có các giải pháp dẫn dòng thi công công trình dự án cải tạo rạch Bà Tiếng, đảm bảo thoát nước cho khu vực.

Trụ sở UBND quận Bình Tân ngập "lút bánh xe"

Trước đó, khoảng 16h30 ngày 23-10, sau cơn mưa như trút, trụ sở UBND quận Bình Tân và các tuyến đường lân cận bị ngập diện rộng. Ghi nhận trong khuôn viên và nơi để xe của trụ sở UBND quận Bình Tân bị ngập lút bánh xe.

Cách đó khoảng 4km, hầm chui Tân Tạo cũng nước ngập cao, có đoạn ngập hơn nửa mét khiến người dân đi lại khó khăn, một số xe máy cố gắng chạy qua phải dẫn bộ vì nước vào động cơ.

Người dân cho biết, năm 2020, 8 gia đình [trú tại đường Kinh Dương Vương, khu phố 1, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM] vô tình phát hiện những thửa đất mình đang ở đã bị Phòng Tài nguyên và Môi trường [TN&MT] quận Bình Tân tạm thời ngăn chặn giao dịch.

Sau khi phát hiện, các hộ dân đồng loạt kiến nghị lên UBND quận Bình Tân thì quận ban hành công văn ngăn chặn đăng ký, chuyển QSDĐ.

Ông Nguyễn Văn Bộc cho biết có 2 căn nhà số 472 và số 498-500 đường Kinh Dương Vương [thuộc phường An Lạc A] đã được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ năm 2014. Hai căn nhà này là tài sản của cha mẹ vợ ông là cụ Nguyễn Văn Nhờ và Phạm Thị Nở được Nhà nước cấp từ năm 1979, sau đó vợ chồng ông được thừa kế và sở hữu nhiều năm nay.

Đầu năm 2020, khi ông đến phòng công chứng để giao dịch thì được công chứng viên cho biết, 2 căn nhà của ông bị Phòng TN&MT tạm thời ngăn chặn giao dịch.

Ông hết sức bàng hoàng không hiểu lý do bị ngăn chặn, bởi từ trước nay gia đình sinh sống yên ổn, không có tranh chấp với ai.

Kế đó, ông Nguyễn Văn Ngọc [trú tại số nhà 484-486 đường Kinh Dương Vương] cũng rơi vào tình trạng tương tự. Khi ông ra phòng công chứng để giao dịch cho thuê nhà thì được biết căn nhà đã bị ngăn chặn giao dịch bởi Công văn 715/TNMT ngày 27/2/2020 của Phòng TN&MT.

Tại thời điểm phát hiện sự việc, gia đình ông Ngọc khiếu nại, thì ngày 20/3/2020, UBND quận Bình Tân tiếp tục ban hành Công văn 824/UBND về việc ngăn chặn việc đăng ký, chuyển QSDĐ đối với 12 GCN QSDĐ đã cấp cho ông Nguyễn Văn Nhờ và các hộ dân. Lý do ngăn chặn là để kiểm tra, rà soát và thu thập chứng cứ làm rõ nội dung khiếu nại của bà Lê Thị Hồng Phượng.

Ông Ngọc bức xúc: Chúng tôi hết sức bất ngờ, bởi 12 thửa đất chúng tôi đang sử dụng đã được cấp chủ quyền, nhiều năm không ai tranh chấp, việc bà Phượng nào đó khiếu nại không ai hay biết. Nếu có vấn đề gì về pháp lý của những thửa đất, tại sao cơ quan chức năng không thông báo trước cho người dân biết? Tại sao không một cuộc họp bàn nào với dân, không lấy ý kiến nhân dân mà âm thầm ngăn chặn giao dịch? Việc làm này phải chăng đang thể hiện tính áp đặt, duy ý chí của cán bộ quận Bình Tân?

Bất chấp khiếu nại của công dân, năm 2021, 2022, UBND quận Bình Tân ban hành các quyết định thu hồi 09 GCNQSDD và 03 thửa đất còn lại không bị thu hồi nhưng bị ngăn chặn các hoạt động giao dịch tại Quyết định số 824/UBND ngày 20/3/2020.

Sinh sống 40 năm vẫn có thể bị “mất đất”

Về nguồn gốc đất, cha ông Bộc, ông Ngọc là cụ Nguyễn Văn Nhờ [đã mất năm 2019] về công tác tại Công an huyện Bình Chánh, do gia đình khó khăn, đông con nên được chính quyền huyện Bình Chánh cấp đất để cất nhà và canh tác.

Theo TL 299/TTg-CP khu đất thuộc thửa 25, tờ bản đồ số 02 [thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh], tổng diện tích sử dụng khoảng 4.200m2.

Năm 1979, UBND huyện Bình Chánh cấp 1.000m2 đất ở, số đất còn lại [đất ruộng và ao] giao cụ Nhờ quản lý sử dụng.

Năm 1980, vợ chồng cụ Nhờ lập giấy tay phân chia nhà ở, đất ở cho các con [có xác nhận của UBND phường An Lạc A ngày 23/12/2004].

Năm 1985, cụ Nhờ xin lập thủ tục xây dựng nhà ở, được Ban Quản lý ruộng đất TP HCM đo đạc bản đồ với diện tích đang sử dụng 3.851m2.

Sau đó, được UBND huyện Bình Chánh cấp 2 thửa đất là Lô 15 và Lô 16 có diện tích lần lượt là 1.880m2 đất trồng rau và 3.151m2 đất thổ cư. Khu đất tiếp giáp với 02 tuyến đường lớn, trong đó: tuyến chính Quốc lộ 4 [nay là đường Kinh Dương Vương]; tuyến phụ đường Giày Da [nay là đường Tên Lửa].

Ngày 13/7/2000, UBND TP HCM ban hành Quyết định 4750/QĐ-UBND, chấp thuận cho gia đình cụ Nhờ được sử dụng thêm phần đất 1.504m2 tại thị trấn An Lạc A, bao gồm 1.000m2 [do huyện Bình Chánh giao năm 1979] và 504m2 do cụ Nhờ có quá trình sinh sống ổn định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.

Ngày 17/1/2014, UBND TP HCM ban hành quyết định 493/QĐ-UBND về điều chỉnh quyết định 4570/QĐ-UBND.

Đến ngày 28/4/2014, UBND quận Bình Tân tiếp nhận hồ sơ và cấp 12 GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho cụ Nguyễn Văn Nhờ và các hộ dân.

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Quyết định 493/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 của UBND TP HCM còn nguyên giá trị mang tính pháp lý cao nhất, là căn cứ để cơ quan Nhà nước cấp GCN QSDĐ. Quyết định này đến bây giờ vẫn còn hiệu lực, chưa bị thu hồi, thay đổi nội dung hoặc hủy bỏ.

Hơn nữa, việc UBND quận Bình Tân cấp 12 sổ đỏ trên là dựa vào các căn cứ pháp lý, phù hợp với quy hoạch, phù hợp các quy định của Luật Đất đai, nếu sai sót thì trách nhiệm trước hết là của lãnh đạo UBND quận Bình Tân và các phòng, ban liên quan. Cơ quan Nhà nước phải tìm cách sửa sai chứ không phải đưa ra những quyết định áp đặt như vậy.

Liên quan đến việc thu hồi 09 sổ đỏ này, UBND quận Bình Tân đưa ra lý do, vì đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện được cấp theo điểm d, Khoản 2, Điều 106; Khoản 1, Điều 6 và Khoản 3, Điều 101, Luật đất đai 2013. Được chính phủ quy định tại Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Ngoài ra, một phần diện tích thửa đất nằm ngoài Quyết định 72/QĐ-UB ngày 15/3/1993 của UBND huyện Bình Chánh, không phù hợp với các quyết định quy hoạch chi tiết đô thị được phê duyệt nên không đủ điều kiện được cấp GCN theo khoản 1, Điều 6 và khoản 2, Điều 101, Luật Đất đai năm 2013.

Quyết định 72/QĐ-UB ngày 15/3/1993 của UBND huyện Bình Chánh đã được thay thế bằng các văn bản có tính pháp lý cao hơn do UBND TP HCM ban hành. Không hiểu lý do gì UBND quận Bình Tân căn cứ vào một văn bản của 30 năm trước và đã được hủy bỏ? Hơn nữa, việc quy hoạch đô thị hiện dân chưa được thông qua, chưa được đo đếm, đền bù, giải phóng mặt bằng.

Theo luật sư Lê Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Thành Sen: “Trường hợp bị thu hồi GCN QSDĐ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai tại điểm d, khoản 2, Điều 106 của Luật Đất đai được quy định tại Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và sửa đổi bởi Khoản 26, Điều 1, Nghị định 148/2020/NĐ-CP. Trong đó có phần thể hiện, việc xử lý thiệt hại do việc cấp GCN trái pháp luật gây ra thực hiện theo quyết định hoặc bản án của tòa án nhân dân. Người có hành vi vi phạm dẫn đến việc cấp GCN trái pháp luật bị xử lý theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Luật Đất đai.

Đáng nói, trong các quyết định thu hồi đã được UBND quận Bình Tân ban hành, không thấy nhắc đến trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp sai đối với 12 GCN này!

Chủ Đề