28/4 dương là ngày bao nhiêu âm 2023

Giờ Hoàng đạo: Dần [03g-05g], Thìn [07g-09g], Tỵ [09g-11g], Thân [15g-17g], Dậu [17g-19g], Hợi [21g-23g]

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Hôm nay thuận cho việc: Giao dịch, Ký kết, Cầu tài lộc.

Cung hoàng đạo: Kim Ngưu – Bò đực, Hải cẩu [20/4 - 20/5]: Người thuộc cung này là mẫu người tận tâm, cẩn thận, có trách nhiệm, kiên nhẫn nhưng cố chấp, nóng nảy, quá thận trọng.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn” [Ngạn ngữ Tây Ba Nha]

“Luôn luôn tối nhất trước bình minh” [Thomas Fuller]

“Chính sức khỏe mới là sự giàu có thực sự, không phải vàng và bạc” [Mahatma Gandhi]

Học sinh lớp 9 học lực trung bình đủ điều kiện xét tốt nghiệp THCS để dự thi vào lớp 10

Trước phản ánh về việc trường học vận động học sinh học lực yếu không dự thi vào lớp 10, Hà Nội đã thông tin về điều kiện học sinh được tham dự kỳ thi này.

Hà Nội yêu cầu chấm dứt ngay việc vận động học sinh không đăng ký tham dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Để tham dự thi tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024, Hà Nội quy định thí sinh phải đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên.

Năm học 2022-2023, Hà Nội dự kiến có hơn 129.000 học sinh lớp 9 tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS. Theo kế hoạch, từ nay đến trước ngày 14-5, các trường THCS, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức xét công nhận tốt nghiệp THCS cho học sinh.

Học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời vào trước ngày 21-5-2023 để làm thủ tục tham gia dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.

Theo đó, học sinh phải được xếp loại hạnh kiểm cả năm học lớp 9 từ trung bình trở lên; xếp loại học lực cả năm học lớp 9 từ trung bình trở lên, nếu không thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích.

Nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích, học sinh đủ tiêu chuẩn xét công nhận tốt nghiệp THCS nếu xếp loại học lực yếu nhưng các môn học tính điểm trung bình đạt từ 3,5 điểm trở lên, trong đó, môn toán hoặc môn ngữ văn đạt từ 5,0 trở lên.

Hà Nội: Tổng kiểm tra trật tự xây dựng liên quan đến đê điều

Hà Nội sẽ tổng kiểm tra trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, đê điều đối với các công trình xây dựng, lắp dựng trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực bãi sông, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội diễn tập kỹ năng hộ đê tại xã Tráng Việt [huyện Mê Linh]

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các sở ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023.

Đối với công tác chuẩn bị sẵn sàng hộ đê trong mùa lũ, bão năm 2023, UBND TP yêu cầu các đơn vị chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa đến an toàn đê;

Xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án hộ đê đối với từng tuyến đê, từng khu vực trọng điểm, điểm xung yếu theo phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời phối hợp, hiệp đồng với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê theo phương án và kế hoạch được phê duyệt.

Phối hợp với các sở ngành, các đơn vị có liên quan chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho đê, đặc biệt là các vị trí đê xung yếu, trọng điểm; chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án hộ đê, ứng phó trong trường hợp xảy ra bão, lũ lớn, kể cả trường hợp lũ vượt tần suất thiết kế.

Căn cứ phương án hộ đê năm 2023, chỉ đạo thường xuyên rà soát phương án đã lập, kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho sát với thực tế; chỉ đạo chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trù hộ đê cho từng tuyến đê, đảm bảo về số lượng và chất lượng cũng như tính kịp thời, không bị động khi có tình huống xảy ra. Ngoài vật tư dự trù của Nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư trong nhân dân để trong trường hợp có sự cố xảy ra [kể cả vật tư, thiết bị của các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn].

Chủ Đề