7 tráp ăn hỏi giá bao nhiêu

Dù là lễ ăn hỏi 5, 7, 9 hay 11 tráp thì tráp trầu cau vẫn luôn là lễ vật quan trọng không thể thiếu. Lễ vật cau trầu được lựa chọn kỹ lưỡng từ buồng cau nguyên quả to, tròn, đẹp, lá trầu xanh mơn mởn được tết thành hoa trầu đẹp mắt, trang trí thêm hoa cau [tùy từng mùa]. Cành vạn tuế uốn thành hình trái tim tạo điểm nhấn giúp tráp cau trở nên ấn tượng, thể hiện tình cảm son sắt của cặp đôi.

2. Tráp rượu thuốc

Rượu thuốc là bộ đôi lễ vật không thể thiếu trong bất kì đám hỏi nào. Tráp rượu thuốc được trang trí hoa tươi đẹp mắt với sự kết hợp 3 chai rượu được xếp ở đằng trước và 3 cây thuốc ở phía sau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng rượu thuốc của cửa hàng hoặc gửi rượu thuốc của bạn.

3. Tráp hoa quả

Là tráp to và nặng nhất. Được sử dụng đa dạng loại quả và màu sắc kết hợp trang trí hoa tươi hoặc trang trí Rồng Phượng – thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ. Tùy tay thợ làm mà mẫu Rồng Phượng mỗi bên một khác.

4. Tráp mứt hạt sen

Với lễ ăn hỏi 7 tráp thì tráp mứt hạt sen sẽ được tách thành một mâm riêng, không kết chung với chè. Tùy theo nhu cầu của mỗi gia đình có thể lựa chọn số suất trong mâm tráp sen là 25, 50, 75,.. hay 100 suất chia. Vỏ hộp sen có thể là vỏ cầu vàng truyền thống, vỏ giấy hồng hiện đại hay vỏ hộp gấm vàng cao cấp,.. với nhiều kiểu trang trí khác nhau tùy theo yêu cầu của mỗi gia đình.

5. Tráp chè

Chè được đóng túi nhỏ hút chân không, thông thường 1 tráp chè gồm 100 suất chia. Tuy nhiên tùy nhu cầu của từng gia đình mà số suất trong tráp chè có thể là 25, 50, 75,.. hay 100 suất. Mỗi suất sẽ được đóng trong vỏ hộp chè cầu đỏ truyền thống, vỏ hộp giấy đỏ hiện đại hay vỏ hộp gấm đỏ sang chảnh.

6. Tráp bánh cốm

Bánh cốm Hàng Than là đặc sản lâu đời của Hà Nội. Từ lâu nó đã được sử dụng trong lễ vật ăn hỏi. Được làm từ những hạt lúa non giữ trọn hương vị ngọt ngào của bánh, cốm màu xanh nhưa là một sự no – đủ – đầy thay cho lời chúc phúc cho cuộc sống sau này của cặp đôi. Tương tự như tráp chè, tráp sen thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn số suất cho tráp bánh cốm: 25, 50, 75 hay 100 suất chia…

7. Tráp bánh phu thê

Tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng chung thủy, son sắt. Cùng với bánh cốm, bánh phu thê Hàng Than cũng là đặc sản lâu đời của Hà Nội nên được sử dụng nhiều trong tráp lễ ăn hỏi. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn số suất cho tráp bánh phu thê: 25, 50, 75 hay 100 suất chia…

8. Tráp xôi gấc

Sự kết hợp giữa xôi nếp cái hoa vàng cùng màu đỏ may mắn của gấc giúp mâm xôi gấc trở nên bắt mắt và sang trọng hơn. Xôi được đồ tỉ mỉ thành hình trái tim cực kì đẹp mắt. Thông thường, tráp xôi thành phẩm khoảng 8-10kg.

9. Tráp lợn quay

Lợn sữa quay thể hiện sự giàu sang và thịnh vượng. Thành phẩm lợn sau khi quay từ 6-8kg là vừa. Sử dụng nơ kết hợp cùng chữ hỷ để trang trí cho mâm lễ lợn sữa thêm sang trọng.

Đặc biệt, theo phong tục truyền thống của miền Bắc. Ngoài lễ ăn hỏi 9 tráp thì nhà trai cần chuẩn bị thêm một lễ dẫn cưới nhỏ – gọi là tráp dẫn lễ. Đây chính là phần tiền thách cưới nhà gái yêu cầu từ nhà trai trước khi đón cô dâu về. Nó thể hiện sự kính trọng của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng giục của nhà gái. Lễ dẫn cưới này sẽ được đặt trong 1 tráp nhỏ và được đích thân mẹ chú rể trao tay mẹ cô dâu trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ.

Bạn yên tâm, Cưới Hỏi Happy đã chuẩn bị chu đáo lễ vật dẫn lễ cho bạn như một phần “Quà Tặng” thay cho lời chúc phúc cho mỗi cặp đôi khi bạn đặt tráp ăn hỏi  lễ của chúng tôi.

Nếu bạn đang thắc mắc các vấn đề kể trên, bài viết này Cưới hỏi Lại Hằng xin được giải đáp toàn bộ thắc mắc. Đặc biệt là đưa ra các mẫu lễ ăn hỏi 7 tráp đẹp - độc đáo nhất để bạn tham khảo.

1. Lễ ăn hỏi tráp 7 là gì?

Lễ ăn hỏi 7 tráp là những mâm lễ vật ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành và sự sung túc của gia đình nhà trai dành cho nhà gái. Lễ ăn hỏi 7 tráp là lễ ăn hỏi mà nhà trai mang đến nhà gái 7 tráp lễ vật như sính lễ và trao duyên. Về cơ bản, lễ ăn hỏi tráp 7 cũng bao gồm các lễ vật cơ bản, truyền thống như trầu cau, chè, bánh cưới.

Thông thường, lễ ăn hỏi 7 tráp sẽ được chuẩn bị như sau: 1 tráp cau, 1 tráp rượu thuốc, 1 tráp chè, 1 tráp bánh cốm, 1 tráp bánh phu thê, 1 tráp hoa quả nghệ thuât, 1 tráp bia hoặc bánh đậu xanh [tùy theo yêu cầu]. Một trong những tráp bánh có thể lược bỏ và thay vào đó là tráp lễ đen. Đây là số tiền thách cưới của nhà gái đưa ra với nhà trai, số tiền này sẽ được dâng lên báo cáo gia tiên để thông báo tổ tiên và câu phúc cho cô dâu, chú rể.

Nói chung, khi chuẩn bị lễ ăn hỏi 7 tráp, chỉ có tráp trầu cau và chè thuốc hoặc rượu thuốc là nhất định phải có. Còn những tráp còn lại sẽ được tùy biến sao cho phù hợp với hai bên gia đình. Miễn sao đảm bảo đủ số lượng tráp và những ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi được gửi tới cho cặp đôi vợ chồng trẻ.

2. Ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi

Lễ ăn hỏi được diễn ra trong bàn bạc, đàm phán của cả 2 gia đình 2 bên để quyết định về thời gian cũng như số lượng mâm lễ trong lễ ăn hỏi. Thêm nữa nhà gái sẽ đưa ra một con số goi là tiền thách cưới tượng trưng cho sự danh giá của con gái mình nhưng hiện nay tiền thách cưới thường chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.

Ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi của người miền Bắc được hiểu là số tráp là số lẻ tượng trưng cho sự phát đạt, có của ăn của để. Trong lễ ăn hỏi 7 tráp, các suất chia phải là số chẵn, có thể là 100, 120 là các con số tượng trưng cho sự may mắn, có cặp có đôi, trọn vẹn, đầy đủ.

Việc chọn số tráp lẻ và lễ vật trên tráp là chắn thể hiện sự mong chờ hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Trong lễ ăn hỏi 7 tráp của người miền Bắc, không thể thiếu tráp mâm quả, bao gồm trầu cau. Đây là một truyền thống không đổi rời từ xa xưa để lại. Đó cũng chính là lễ vật dẫn dắt đầu tiên cho đám ăn hỏi. Bởi thế, dù bạn có thay thế các tráp ăn hỏi hiện đại hơn nhưng vẫn nên giữ lại tráp trầu cao, mâm quả.


Tráp trầu cau trong bộ lễ ăn hỏi 7 tráp


Đặc biệt, theo truyền thống và phong tục của nhiều vùng miền Bắc Bộ. Ngoài lễ ăn hỏi 7 tráp thì nhà trai cần chuẩn bị thêm một lễ dẫn cưới nhỏ.

Đây chính là phần tiền thách cưới nhà gái yêu cầu từ nhà trai để có thể mang dâu về. Nó thể hiện sự kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng giáo của nhà gái. Lễ dẫn cưới này sẽ được đăt trên mâm riêng và được đích thân mẹ chú rể trao vào tay mẹ cô dâu trước sự chứng kiến của quan viên 2 họ.

Ngày nay do điều kiện kinh tế phát triển, việc tự sắp lễ ăn hỏi sẽ mất rất nhiều thời gian của gia đình nhà trai. Nhiều gia đình thường sử dụng dịch vụ sắp lễ ăn hỏi trọn gói và Cưới Hỏi Lại Hằng đã là một địa chỉ tin cậy của nhiều gia đình, nhiều cặp đôi uyên ương lựa chọn. 

3. Tầm quan trọng của lễ ăn hỏi 7 tráp

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn xác định quan hệ hôn nhân. Cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai. Lễ ăn hỏi thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai. Lễ ăn hỏi nhằm chúc phúc cho cô dâu chú rể, chung thủy sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.

Lễ ăn hỏi là một trong những truyền thống lâu đời khi tổ chức hôn lễ. Đây là thủ tục xin dâu, nhận rể, đánh dấu một sự thay đổi mới trong quan hệ của hai bên gia đình. Lễ ăn hỏi không chỉ mang ý nghĩa thể hiện thành ý, sự tôn trọng của hai bên mà còn là dịp để họ hàng, người thân làm quen nhau, đánh giá độ môn đăng hộ đối của hai bên. Cách thức xin dâu, nói chuyện, lễ vật của nhà trai chuẩn bị là tiền đề để nhà gái cũng như họ hàng hai bên nhìn nhận một lần nữa về sự chu đáo, gia cảnh, kinh tế của nhà trai. Bất kỳ sai sót nào trong lễ ăn hỏi cũng có thể bị xem là có điềm không lành trong hôn nhân của đôi tân lang tân nương.

Tùy theo nhu cầu và kinh tế mà gia đình có thể chọn lễ ăn hỏi 5 tráp, lễ ăn hỏi 7 tráp hoặc lễ ăn hỏi 9 tráp.

Có thể bỏ lễ ăn hỏi không?

Khó có thể bỏ qua lễ ăn hỏi, ngay cả với các gia đình tổ chức đám cưới theo phong cách hiện đại và giản lược một số thủ tục trong lễ cưới. Như đã nói, nghi lễ này thể hiện sự thành ý và thay cho lời chính thức đồng ý, thông báo rộng rãi về chuyện kết thông gia của hai nhà.

Ban đầu, lễ ăn hỏi được tổ chức cách lễ cưới chính 1, thậm chí nhiều tháng. Lễ ăn hỏi nhằm xin phép nhà gái cho đôi trai gái qua lại, tìm hiểu nhau trước khi bước vào lễ cưới chính. Những thủ tục thách cưới, dẫn lễ thậm chí còn được làm riêng biệt khiến một đám cưới chuẩn bị và tiến hành mất rất nhiều thời gian. Hiện tại, vì khoảng cách địa lý giữa hai nhà hoặc điều kiện gia đình, cũng như ưu tiên sự đơn giản, nhanh gọn, lễ ăn hỏi đã được đơn giản hóa nhiều, thường được tổ chức vào trước ngày lễ cưới chính hoặc cùng với ngày dựng rạp cưới để tiết kiệm chi phí.

Nhìn chung, dù ở thời đại nào, với đám cưới Việt, ăn hỏi vẫn là một trong những nghi lễ quan trọng, các thủ tục cầu kỳ có thể giảm đi nhưng không thể không tổ chức ăn hỏi.

4. Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì?

Cưới xin là một nghi lễ có tầm quan trọng lớn quyết định đến cả đời người mà ai cũng trải qua. Lễ ăn hỏi là một nghi lễ trước ngày cưới để thông báo sự kiện này đến với họ hàng của hai bên về việc kết hôn của đôi uyên ương. Sự khác biệt giữa nghi lễ ăn hỏi của người miền Nam và người miền Bắc cho thấy được mỗi vùng miền sẽ có những nghi lễ khác nhau và việc chuẩn bị cũng khác nhau. Người miền Bắc trong một lễ ăn hỏi 7 tráp thì cần chuẩn bị những gì bạn hãy cùng với cưới hỏi Lại Hằng tìm hiểu nhé.

Về hình thức, trong lễ ăn hỏi, khâu chuẩn bị lễ vật là một khâu đáng chú ý vô cùng quan trọng không thể chuẩn bị qua loa được. Để trang trọng và lịch sự nhất, theo phong tục và truyền thống lễ dạm hỏi ở miền Bắc, bên nhà trai cần chuẩn bị lễ tráp khi đến nhà gái. Có thể chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế, nhu cầu và phong tục từng vùng từ 3 -5 - 7 -9 hay 11 tráp [chủ yếu sẽ là số lẻ]. 


Lễ ăn hỏi 7 tráp của người miền Bắc


Nếu bạn cần chuẩn bị bộ lễ ăn hỏi 7 tráp nhưng chưa biết các tráp bao gồm những gì. Dưới đây là các danh sách lễ vật như sau. 

1. Tráp ăn hỏi trầu cau: 100 quả 

2. Tráp ăn hỏi rượu thuốc: [ 3 vodka to + 3 cây vina ]

4. Tráp ăn hỏi chè Tân Cương: suất 100

5. Tráp ăn hỏi mứt hạt sen: suất 100

6. Tráp ăn hỏi bánh phu thê: suất 100

7. Tráp ăn hỏi bánh cốm: suất 100 


Một số gia đình có thể thay đổi các tráp ăn hỏi hiện đại hơn trên bằng cháp lợn quay, xôi, gà... với các hình thức trang trí khác nhau.

5. Các mẫu lễ ăn hỏi 7 tráp miền Bắc

Nếu bạn đang tìm các mẫu lễ ăn hỏi 7 tráp đẹp, phổ biến nhất hiện nay. Hãy tham khảo các mẫu lễ ăn hỏi 7 tráp của người miền Bắc được Lại Hằng thực hiện ở dưới đây. 

6. Ý nghĩa của đồ lễ trong lễ ăn hỏi 7 tráp

Vẫn là với ý nghĩa chung, đại diện cho sự tận tâm, chu đáo, chân thành của nhà trai, nhưng mỗi món lễ vật trong 7 tráp lễ ăn hỏi sẽ có ý nghĩa riêng khác nhau cầu chúc cho hạnh phúc đôi tân lang, tân nương.

Tráp trầu cau

Mỗi tráp trầu cau cần có một buồng cau từ 60 - 100 quả chẵn, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Ngoài ra, để chuẩn bị cho tráp trầu cau thêm đẹp mắt, gia đình cũng cần trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng đẹp mắt. lựa chọn buồng cau quả tròn đều, xanh.  Phong tục từ Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu được tráp trầu cau. Mặt khác, miếng trầu cau hòa quyện cùng vôi trắng khi ăn tạo ra màu đỏ như son; tượng trưng cho sự son sắt bền chặt trong cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng sắp cưới. Đây chính là ý nghĩa tráp ăn hỏi trầu cau trong đám cưới người Việt.

Khi nhà trai sang nhà gái cần phải chuẩn bị một tráp trầu cau. Trong tráp phải được chuẩn bị một buồng cau với những quả cau bánh tẻ căng tròn được lựa chọn tỉ mỉ sao cho đẹp mắt kết hợp với lá trầu không, kèm theo chữ song hỷ và một số phụ kiện trang trí để tạo nên mâm trầu cau ăn hỏi đẹp mà ý nghĩa nhất

Trong các nghi thức lễ cưới truyền thống của Việt Nam, lễ ăn hỏi được xem là một nghi lễ quan trọng. Nó đánh dấu mối quan hệ chính thức của đôi nam nữ. Theo phong tục cưới hỏi truyền thống, trong nghi lễ này nhà trai sẽ đến nhà gái thưa chuyện và ngỏ lời xin cưới cô gái cho chàng trai. Vì vậy, lễ vật nói chung, tráp trầu cau nói riêng là thứ không thể thiếu mà nhà trai cần chuẩn bị để thể hiện thiện chí, tấm lòng trân trọng của nhà trai đối với nhà gái và cô dâu.

Đối với đôi nam nữ thanh niên xưa kia thì miếng trầu là dấu hiệu để bắt đầu một tình yêu,, một cuộc hôn nhân. Trong việc cưới hỏi, nhận lễ vật trầu cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn, là giao ước giữa hai họ. Đây được xem là một nét độc đáo của người Việt.

Hình ảnh cây cau đứng thẳng tượng trưng cho hình dáng của người đàn ông mạnh mẽ, trung thủy. Dây trầu quấn quýt bên thân cau tượng trưng cho người phụ nữ một lòng thủy chung. Hình ảnh trầu cau từ đó mà thể hiện cho một tình yêu bền chặt của đôi nam nữ.

Trầu cau ăn hỏi được coi như biểu tượng thiêng liêng và chung thủy của cặp vợ chồng trẻ. Nó mang ý nghĩa chúc phúc cho các cặp đôi mãi mãi yêu thương , bền chắt với nhau. Mâm trầu cau ăn hỏi là biểu tượng cho tinh fcảm vợ chồng kao sơn gắn bó.

Với những ý nghĩa trên thì tráp trầu cau là 1 tráp quan trọng không thể thiếu trong lễ ăn hỏi 7 tráp của người miền Bắc!


Tráp bánh

Tráp bánh cốm - bánh phu thê là 1 tráp quan trọng trong lễ ăn hỏi 7 tráp của người miền Bắc. Tráp thường có số lượng bánh chẵn [80 - 100]. Loại bánh trong tráp bánh cốm - bánh phu thê có thể thay đổi theo từng vùng miền: miền Bắc sẽ sử dụng bánh cốm xanh, miền Nam dùng bánh phu thê và miền Tây Nam Bộ sẽ sử dụng bánh pía. Khi trang trí, bánh trong tráp thường được xếp thành hình tháp và gắn nơ đỏ hay chữ hỷ để tăng vẻ trang trọng.

Bánh cốm và bánh phu thê là 2 loại bánh không thể thay thế. Mặc dù có sự ra đời của cách loại bánh cưới đắt tiền khác. Mỗi loại bánh đều là một gia thoại về tình nghĩa vợ chồng son sắt cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những loại bánh này được bọc trong giấy đỏ hoặc hộp có màu đỏ thể hiện sự may mắn. Ngoài ra, tráp ăn hỏi còn có xôi đỏ ngụ ý cho tình cảm son sắt vợ chồng. Hay ý nghĩa tráp ăn hỏi lợn quay thể hiện sự sung túc, tài lộc khi đôi uyên ương về chung một nhà. Có thể có tráp mứt sen.

Qua tên gọi người ta đã thấy phần nào ý nghĩa của nó, là cặp bánh biểu tượng của tình nghĩa vợ chồng. Bánh phu thê xanh, đỏ được ghép thành từng cặp chẵn, biểu trưng cho sự gắn bó, chung thủy sắt son sắt của vợ chồng.

2 loại bánh tượng trưng cho âm dương. Bánh hình vuông là biểu tượng của sự rắn rỏi là bánh ý nghĩa về người chồng. Còn bánh dẻo, tượng trưng cho sự dịu dàng, đảm đang của người vợ. Nhân bánh ngọt ngào, thơm dẻo tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi tròn đầy. Hình dáng của cặp bánh phu thê cũng mang một ý nghĩa sâu xa, mong muốn đôi vợ chồng trẻ sớm có lộc về con cái, đủ nếp đủ tẻ, sinh con được “mẹ tròn con vuông”.

Ý nghĩa của tráp bánh cốm/bánh phu thê chính là một mong ước về sự hòa quyện của chuyện tình yêu đẹp, sự viên mãn về cuộc sống vợ chồng chung thủy và hòa hợp. Đây là một trong những lễ tráp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. 

Tráp hoa quả

Hoa quả được sử dụng là các loại quả có vỏ cứng, màu sắc tươi tắn như: Cam, lê, táo, nho, xoài,…Cách đơn giản nhất là xếp trong giỏ sao cho tròn trịa. Hoặc cầu kì hơn sẽ được kết hình rồng phượng bắt mắt. Hoa quả trong mâm tráp tượng trưng cho món quà được thiên nhiên ban tặng có hương vị ngọt ngào, thanh mát. Hơn nữa, những trái cây đó còn mang màu sắc đẹp luôn tươi mới biểu tượng cho tình yêu của đôi uyên ương luôn ngọt ngào và lãng mạn suốt cuộc đời. Tráp trái cây trong lễ ăn hỏi thông thường có 5 [ngũ] hoặc 9 [cửu] loại quả, bao gồm các loại như: na, bưởi, táo, cam, thanh long, xoài, lê, quýt hay nho được lựa chọn cẩn thận. Ngoài ra, tráp có thể đan xen một số loại hoa cho đẹp mắt hơn, ví dụ như hoa ly, lan trắng hoặc hoa hồng các loại.

Hoa quả là món quà được thiên nhiên ban tặng. Mọi thứ đều tuyệt vời từ hương vị cho đến màu sắc. Mâm tráp ăn hỏi hoa quả có ngụ ý cho mong muốn tình yêu, hôn nhân của đôi bạn trẻ luôn ngọt ngào, tươi mát như những trái hoa quả đó. Đây chính là ý nghĩa của mâm lễ quả trong lễ ăn hỏi mà nhà trai chuẩn bị.

Tráp hoa quả trong lễ ăn hỏi 7 tráp tại Cưới hỏi Lại Hằng được trang trí đẹp mắt, sang trọng, sử dụng trái cây nhập khẩu, nguồn gốc rõ ràng.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và có chính sách ưu đãi nhất!

Tráp trà rượu thuốc

Mỗi gói chè nặng 100g được đặt trong hộp đỏ và được kết hình tháp giống tráp bánh cốm, bánh phu thê. Hai lễ vật này không thể thiếu khi bạn tổ chức lễ ăn hỏi. Con cháu sẽ dâng trà rượu lên ông bà tổ tiên để xin phép và chứng giám phù hộ cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ. Mặt khác, vị cay nồng của rượu, đắng thơm của trà thể hiện mọi hương vị của cuộc sống. Nó cũng tượng trưng cho cuộc hôn nhân dù có sóng gió nào cũng sẽ vượt qua.

Trà và rượu không đơn giản chỉ là một đồ uống thông thường, nó đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam ta từ xưa. Thưởng trà và rượu được nâng lên thành thú ẩm thực tao nhã và thi vị. Vì thế, bất cứ công việc trọng đại nào cũng không thể thiếu trà mời và rượu mừng.

Rượu trước tiên dùng trong việc thực hiện các lễ nghi: "vô tửu bất thành lễ". Từ xa xưa, rượu được dùng để tế lễ thần linh, những bậc bề trên, cao nhân, tiền bối nhằm tương nhớ và biết ơn họ. Trong các buổi tiệc tùng, ăn uống không thể thiếu chén rượu để người dân chúc nhau trong những lúc vui vẻ, giao lưu.

Trà là thức uống thanh tao, nhâm nhi chén trà đọng lại dư âm vị ngọt trong khoang miệng làm câu chuyện trở nên thi vị và tươi đẹp hơn. Lễ ăn hỏi là ngày lễ gặp mặt, thưa chuyện giữa hai bên gia đình, một chén trà mời chính là thể hiện sự đường hoàng, lịch sự để bắt đầu một mối quan hệ dài lâu.

Tráp trà rượu thuốc trong lễ ăn hỏi 7 tráp được Cưới hỏi Lại Hằng sắp xếp tỉ mỉ, trang trí thêm hoa tươi góp phần giúp tráp trông lịch sự, sang trọng hơn.

Tráp lễ đen

Lễ đen ở đây chính là phong bì đựng tiền được đặt riêng hoặc trong tráp trầu cau. Số tiền này chính là số tiền thách cưới của nhà gái. Và đây cũng là món quà nhỏ thể hiện sự biết ơn đến gia đình nhà gái. Bởi họ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng người con gái mà bây giờ sắp trở thành vợ và con dâu của gia đình nhà trai. Số tiền này không lớn nhưng ý nghĩa tráp ăn hỏi tiền đen.

Tráp lễ đen là 1 tráp cũng rất quan trọng trong lễ ăn hỏi 7 tráp của người miền Bắc, bởi tráp thể hiện tấm lòng của nhà trai đối với công sinh thành của nhà gái với con dâu.

7. Lưu ý khi làm lễ ăn hỏi 7 tráp

Theo đúng phong tục thì quy trình bê tráp, làm lễ ăn hỏi cần phải trải qua 7 bước: Chuẩn bị mâm quả, trao mâm quả, nhận mâm quả, mở quà, cô dâu ra mắt, làm lễ gia tiên, thống nhất lễ cưới, lại quả. Những người bưng tráp phải là nam thanh nữ tú và đặc biệt là chưa có gia đình; không chọn những người có gia đình, đang mang thai. Bởi vì điều đó sẽ mang lại nhiều may mắn, nhiều hạnh phúc cho cô dâu và chú rể.

Chiều cao của đội bê lễ cũng cần tương đương và có sức khỏe để không làm rơi lễ sẽ không may. Đội bê tráp thường sẽ là đội tiếp khách trà nước, điều này nằm trong giá thuê, bạn nên hỏi rõ trước khi thuê đội bê tráp hoặc nhờ người nhà luôn nếu đội bê tráp là người quen.

Khi bê tráp gia chủ nên chú ý thứ tự bê tráp [tùy theo số lượng tráp]. Cụ thể thứ tự từ trước ra sau là: Tráp cau – tráp rượu thuốc – tráp hoa quả/rồng phượng – các tráp cao [tráp bánh cốm, bánh phu thê, tráp trà, tráp hạt sen.

Tráp lễ cần được giữ gọn gàng, lịch sử, không làm rơi đồ lễ khi bưng lễ đến nhà gái và khi trao lễ. Đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao, kéo để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại. 

Tráp lễ ăn hỏi là các lễ vật đươc nhà trai mang tới nhà gái để bàn chuyện cưới, xin dâu vào ngày lễ ăn hỏi. Mỗi tráp sẽ đựng một món đồ lễ vật khác nhau. Tùy vào mỗi vùng miền, địa phương mà tráp lễ vật sẽ là những món đồ khác nhau. Nhưng thông thường, tráp lễ sẽ bao gồm trầu cau, bánh cưới, xôi hoặc thủ lợn…

Lễ vật trong lễ ăn hỏi mang hàm ý báo cáo và thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, biết ơn của nhà trai với nhà gái. Đây cũng là các món lễ được nhà gái thách cưới, như một điều kiện đưa ra cho nhà trai mới chấp nhận gả con gái.

Cưới hỏi Lại Hằng cung cấp lễ ăn hỏi 5 tráp, lễ ăn hỏi 7 tráp, lễ ăn hỏi 9 tráp. Quý khách liên hệ với chúng tôi để nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhé! 


Tầm quan trọng của tráp lễ ăn hỏi

Lễ vật trong đám hỏi đều mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn của nhà trai đối với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Theo phong tục xưa, đó là những lễ vật tối thiểu. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng lễ vật có thể thêm bớt tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.

Mâm lễ đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của họ nhà trai. Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ. Ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới. Từ đó chính là tấm lòng, sự yêu thương, trân trọng dành cho người con dâu tương lai, người vợ của bên nhà trai.

Ý nghĩa của tráp ăn hỏi còn là vật phẩm dâng lên tổ tiên bên nhà gái; cầu xin sự chứng giám; phù hộ cho hạnh phúc của con cháu; là sự dâng báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại của gia đình. Vì vậy các tráp ăn hỏi cần được trang trí, sắp xếp lịch sự, gọn gàng, đẹp mắt.

Có thể bỏ tráp lễ ăn hỏi được không?

Với ý nghĩa quan trọng, là thủ tục thể hiện thành ý, sự quý mến, tôn trọng của nhà trai với cô dâu, cũng như nhà gái, nên không thể bỏ qua tráp lễ ăn hỏi. Tráp ăn hỏi còn là thủ tục có từ lâu đời và cốt lõi trong ngày vu quy của Việt Nam. Hiện đại, nó đã được giản lược đi nhiều so với thời xưa, thời gian ngắn hơn và khoảng cách từ lễ ăn hỏi đến ngày cưới chính cũng gần hơn. Tuy nhiên, các gia đình tổ chức hôn lễ vẫn không bỏ thủ tục này. Tráp lễ ăn hỏi như sự trao duyên, chúc phúc cho đôi vợ chồng son sống bền lâu bên nhau.

Cần bao nhiêu tráp cho lễ ăn hỏi?

Tùy theo điều kiện tài chính cũng như nhu cầu của mỗi gia đình mà số lượng các lễ vật có thể khác nhau. Tuy nhiên, bắt buộc phải có tối thiểu từ 3 lễ vật trở lên. Phổ biến nhất hiện nay là các mẫu lễ ăn hỏi 5 tráp, 7 tráp và 9 tráp. Một số gia đình nhà gái có thể yêu cầu 11 tráp. Số lượng tráp ăn hỏi miền Bắc và Trung thường là 5 tráp [trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu thuốc, hoa quả] nhưng có thể có thêm đôi nến tơ hồng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên họ nhà gái.

Số lượng tráp ăn hỏi miền Nam thường là số chẵn [6, 8 hoặc 10] để thể hiện ý nghĩa phát tài, phát lộc, trọn vẹn hôn nhân. Lễ vật ăn hỏi miền Nam thường là trầu cau, rượu thuốc, trà bánh, mâm xôi gà và hoa quả. Mặc dù có sự khác nhau, tuy nhiên, lễ ăn hỏi ở cả 3 miền cũng có những nét tương đồng về các mâm lễ chính như trầu cau, bánh cưới, lễ đen…

8. Những điều kiêng kỵ khi bê tráp

Kiêng chọn ng​ày giờ xấu 

Theo quan niệm dân gian, tổ chức cưới hỏi vào ngày xấu hoặc giờ xấu sẽ đem lại xui xẻo cho cô dâu chú rể. Vì vậy, hai bên gia đình cần xem kỹ ngày giờ để tổ chức lễ cưới, bê tráp cưới đến nhà cô dâu tránh những giờ, ngày, tháng và năm hung [xấu] hoặc không hợp tuổi hai vợ chồng để cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và ăn nên làm ra.

Về ngày giờ, gia đình có thể đi xem thầy, xem ở chùa hoặc lịch vạn niên để xác định chính xác ngày giờ đẹp để làm lễ đại hỷ. Bên cạnh đó, tùy theo vùng miền mà lễ ăn hỏi cũng sẽ cần tránh những ngày khác nhau.

Ở miền Bắc, người ta thường tránh những ngày đầu và cuối tháng âm lịch. Còn ở miền Nam, người ta thường tránh ngày mùng 1, ngày rằm và ngày Phật đản - những ngày ăn chay.

Bên cạnh xem ngày giờ đẹp, cặp đôi còn cần xem cụ thể thời gian tổ chức lễ ăn hỏi sao cho hợp tuổi với cặp đôi. Cụ thể hơn, cô dâu chú rể cần tránh tổ chức đám hỏi vào năm cô dâu phạm tuổi Kim Lâu [tuổi mụ tính theo năm âm của cô dâu mà có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8], những ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không Phòng và tháng 7 âm lịch.

Kiêng tổ chức khi nhà có tang

Nếu gia đình có tang thì nên hạn chế tổ chức những cuộc vui, trong đó có đám cưới. Nếu vẫn tổ chức đám cưới, cặp đôi có thể gặp nhiều thiệt thòi về các khâu tổ chức đồng thời không may mắn về sau.

Khi một trong hai gia đình có người mới mất, cặp đôi có thể cân nhắc chờ bỏ tang hoặc tổ chức cưới chạy tang. Cụ thể, nếu cặp đôi quyết định chờ bỏ tang mới tổ chức đám cưới, hai bạn cần lưu ý thời gian để tang ông bà là 1 năm còn với bố mẹ là 3 năm.

Trường hợp không thể hoãn đám cưới, cô dâu chú rể có thể tổ chức cưới chạy tang khi người nhà bắt đầu đau ốm hoặc chưa phát tang. Tuy nhiên, số lượng khách tham dự sẽ hạn chế và đám cưới sẽ được tổ chức đơn giản hơn những đám cưới thông thường.

Tránh để người có tang tham gia lễ ăn hỏi

Ngoài bản thân cô dâu chú rể, gia đình khách tham gia lễ ăn hỏi có tang cũng có thể mang lại xui xẻo cho cặp đôi. Nếu gia đình khách mời có tang trên 100 ngày, cặp đôi có thể mời họ tham dự lễ ăn hỏi tuy nhiên cũng cần hạn chế tiếp xúc với những khách mời đó.

Kiêng cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Cô dâu cần bắt buộc ngồi trong phòng của mình và chờ chú rể vào đón. Nếu cô dâu xuất hiện trước toàn bộ khách quan trước khi chú rể bước vào sẽ bị đánh giá là thiếu lễ phép. Bên cạnh đó, dân gian còn quan niệm rằng nếu mẹ chồng nhìn thấy cô dâu trước chú rể thì sau khi về nhà chồng, cô dâu sẽ không được xem trọng.

Thời điểm thích hợp nhất để cô dâu ra mắt hai bên gia đình là khi nghi thức bê tráp hoàn tất. Sau khi nghe lời phát biểu lễ ăn hỏi của đại diện hai nhà, chú rể sẽ đón cô dâu ra khỏi phòng, cùng nhau chào hỏi khách tham dự và làm lễ gia tiên.

Kiêng dùng dao kéo trong lễ ăn hỏi

Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ tiến hành lại quả cho nhà trai như lời cảm ơn đến gia đình. Khi chia lễ vật lại quả, nhà gái nên kiêng kỵ dùng dao kéo vì có thể mang lại sự chia cắt cho cô dâu chú rể trong tương lai.

Thay vì sử dụng dao kéo để chia lễ vật, nhà gái nên dùng tay để xé và chuẩn bị số lượng lễ vật chẵn [thường là 10] để vừa thể hiện thành ý với nhà trai vừa thể hiện sự có đôi có cặp trong hôn nhân.

Kiêng đổ vỡ trong lễ ăn hỏi

Trong ngày lễ ăn hỏi cũng như đám cưới, hai bên gia đình nên kiêng kỵ tối đa việc vỡ bát, cốc chén, vỡ gương hoặc gãy đũa vì điều này thường có thể hiện sự đổ vỡ trong hôn nhân. Đặc biệt là không làm rơi đồ lễ khi bê tráp, trao duyên.

Không nên chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài

Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra lễ đính hôn và chứng giám tình cảm của đôi vợ chồng của ông bà tổ tiên. Do đó, việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên kỹ lưỡng sẽ thể hiện lòng thành kính của hai gia đình và cầu mong tổ tiên phù hộ cho cô dâu chú rể gặp nhiều may mắn trong cuộc sống hôn nhân.

Trước lễ ăn hỏi, gia đình nhà gái cần dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị lễ vật và trang trí bàn thờ gia tiên sao cho đẹp mắt. Về lễ vật, bạn nên bày biện đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm gà luộc, xôi, rượu, hoa quả tươi và vàng mã.

Kiêng đeo nhẫn cưới trong lễ ăn hỏi

Theo quan niệm người xưa, nhẫn cưới sẽ được cô dâu chú rể trao cho nhau trong ngày đám cưới hạnh phúc. Nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ sẽ không tốt đẹp cho cặp đôi, cuộc sống hôn nhân về sau thường sẽ lục đục, khó khăn và không vững bền. Vì vậy, cặp đôi nên kiêng đeo nhẫn cưới trong cả lễ ăn hỏi và khoảng thời gian trước đám cưới.

9. Thủ tục lại quả sau khi trao duyên cần kiêng gì?

Đơn giản chỉ là một thủ tục lại quả, trả lễ cho nhà trai hay thông báo với người thân cô gái đã chính thức có bến đỗ, nhưng thủ tục lại quả cũng có nhiều điều cần để ý, kiêng kỵ

- Không nên dùng dao hoặc kéo mà chỉ nên dùng tay xé: Điều này xuất phát từ việc giữ cho sợi dây kết duyên bền chặt, tránh sự chia cắt, ly tán trong hôn nhân. 

- Đồ lại quả nên là những số chẵn [thường là 10 lễ vật]: để vừa thể hiện thành ý với nhà trai vừa thể hiện sự có đôi có cặp trong hôn nhân.

Chủ Đề