78 là biển số xe ở đâu

Nhiều người thắc mắc Biển số xe 78 ở đâu? thuộc tỉnh thành nào? mã theo từng huyện là gì? Bài viết hôm nay //chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Biển số xe 78 ở đâu? thuộc tỉnh thành nào?

Biển số xe 78 thuộc 1 tỉnh miền Trung và đó là tỉnh Phú Yên.

Đôi nét về Phú Yên:

Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Năm 2018, Phú Yên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 45 về số dân, xếp thứ 49 về Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP], xếp thứ 44 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 25 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 909,5 nghìn dân, GRDP đạt 36.352 tỉ Đồng [tương ứng với 1,5790 tỉ USD], GRDP bình quân đầu người đạt 39,97 triệu đồng [tương ứng với 1.736 USD], tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,21%.

Phú Yên nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh lỵ Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 560 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Vị trí địa lý Phú Yên:

Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện với 112 đơn vị cấp xã, bao gồm 16 phường, 8 thị trấn và 88 xã.

Biển số xe 78 mã theo từng huyện là gì?

Tùy thuộc vào từng khu vực thành phố, thị xã, huyện mà Phú Yên phân mã ký hiệu biển số theo từng khu vực như:

Đối với xe máy [mô tô 2 bánh]:

Thành phố Tuy Hòa: 78-C1

Thị xã Sông Cầu: 78-D1

Huyện Đông Hòa: 78-G1

Huyện Tây Hòa: 78-F1

Huyện Tuy An: 78-H1

Huyện Phú Hòa: 78-E1

Huyện Sơn Hòa: 78-L1

Huyện Đồng Xuân: 78-K1

Huyện Sông Hinh: 78-M1

Đối với xe ô tô:

Biển số ô tô đăng ký trên địa bàn Phú Yên : 78A, 78B, 78C, 78D, 78LD.

Qua bài viết Biển số xe 78 ở đâu thuộc tỉnh thành nào mã theo từng huyện là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Tác giả: BTV

Biển số xe 78 ở đâu – 78 Phú Yên mảnh đất có tuổi đời 500 năm đã chứng kiến sự thịnh, suy của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Biển số xe 78 ở đâu? Ảnh minh họa

Biển số xe 78 ở đâu – 78 Phú Yên mảnh đất có tuổi đời 500 năm đã chứng kiến sự thịnh, suy của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau khi bàn luận về năm thành lập chính thức của tỉnh Phú Yên. Trong đó có 3 luồng ý kiến: Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu lịch sử lấy năm 1471 khi vua Lê Thánh Tông thực hiện công cuộc khẩn hoang về phương nam. Thứ hai, lấy năm 1578 khi chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh chiêu mộ lưu dân vào khẩn hoang, lập nghiệp ở đất Phú Yên. Thứ ba, lấy năm 1611 khi Chủ sự Văn Phong lập phủ Phú Yên.

Theo Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng, nên lấy năm 1611 khi phủ Phú Yên được thành lập và chính thức đặt trấn thủ ở đây. Bởi theo chính sử, năm 1471, vua Lê Thánh Tông thực hiện công cuộc khẩn hoang về phương nam mới lập đạo Quảng Nam gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi và một phần Bình Định bây giờ chứ chưa hề đến Phú Yên. Còn thời điểm năm 1578, nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm: cuộc khai hoang lập ấp dù đạt quy mô đến đâu vẫn chưa thể chứng tỏ vùng đất mới khẩn hoang đã thiết lập được hệ thống hành chính cai quản chính thức. Lương Văn Chánh chỉ đưa lưu dân vào khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Bà Đài và dọc sông Đà Diễn [Đà Rằng], chứ chưa thiết lập hệ thống hành chính cai quản chính thức. Do đó, quan điểm lấy năm 1578 cũng không có tính thuyết phục để lựa chọn làm thời điểm ra đời của Phú Yên. Vì thế, năm 1611, khi chúa Nguyễn Hoàng phái Chủ sự Văn Phong lập 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa, đặt phủ Phú Yên thuộc dinh Quảng Nam, miền đất giữa Cù Mông và Đèo Cả đã được khẩn hoang khá rộng, xóm ấp đã hình thành, thì vùng đất Phú Yên ngày nay mới được thành lập. Cũng từ thời điểm này, chính quyền Đàng Trong mới thực sự cai quản và khai khẩn vùng đất này với quy mô lớn.

Phú Yên có vị trí tương đối thuận lợi: quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh Đắk Lắk, phía Nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa [hiện nay đang khai thác tuyến bay Tuy Hòa - TP. Hồ Chí Minh và Tuy Hòa - Hà Nội].

Các tuyến giao thông Bắc Nam, Đông Tây, cảng biển, sân bay có tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong vùng, cả nước và quốc tế. Mặc khác Phú Yên nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung, trong các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Phú Yên là nơi có điều kiện thuận lợi nhất trong việc xây dựng tuyến đường sắt lên Tây Nguyên. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc Nam và Đông Tây.

Phú Yên còn là một vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên là sự đan xen, giao thoa và hòa hợp của nền văn hóa Việt-Chăm như Tháp Nhạn, Thành Hồ và đặc biệt là nền Văn hóa Đá, với các di tích danh thắng quốc gia Chùa Đá Trắng, núi Đá Bia gắn liền với huyền thoại Vua Lê Thánh Tông một thời mở cõi, đặc biệt là bộ kèn đá có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000 năm.

Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: Đá Bia gắn với truyền thuyết về hành trình mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; Đền thờ nhà chí sỹ yêu nước Lê Thành Phương; Thành An Thổ, nơi sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; Núi Chóp Chài, nơi quân và dân Phú Yên giải thoát Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ.

Biển 78 Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh thắng nổi tiếng với những vũng, vịnh, đầm, hồ nằm sát đường Quốc lộ có vẻ đẹp thơ mộng làm xao lòng bao thi nhân du khách như: Bãi Môn, Vịnh Xuân Đài [Vũng Lắm trong vịnh Xuân Đài là thương cảng của Phú Yên trong quá khứ, nơi diễn ra sự kiện ngoại giao đầu tiên Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 1832], Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, Vũng Rô với diện tích 1.640 ha, gắn liền với di tích lịch sử quốc gia: Huyền thoại những con Tàu Không số và đường Hồ Chí Minh trên biển, núi Đá Bia,…

Một số bãi tắm biển đẹp tiêu biểu như: Bãi Bàng, Bãi Bàu, Bãi Rạng, Bãi Xuân Hải, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Từ Nham, Bãi Ôm, Bãi Bình Sa, Bãi An Hải, Bãi Phú Thường, Bãi Súng, Bãi Xép, Bãi Long Thủy, Bãi Tuy Hòa, Bãi Gốc.

Đầm Ô Loan nổi tiếng có loại Sò Huyết rất ngon, là đặc sản khó tìm. Không những thế Ô Loan còn là nơi có lễ hội truyền thống Đua thuyền vào dịp lễ tết. Đến cửa ngõ phía Nam thành phố Tuy Hoà, du khách sẽ nhìn thấy Núi Nhạn sừng sững, nơi đây còn lại di tích Tháp Chàm đã có từ nhiều thế kỷ nay.

Ở dọc ven biển miền Trung có rất nhiều gành đá, song có lẽ độc đáo và đẹp vào bậc nhất phải kể đến gành Đá Đĩa thuộc thôn 6, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Đây thực sự là một thắng cảnh hiếm thấy của thiên nhiên. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột liền khít nhau, đều tăm tắp. Các cột đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn giống như cái đĩa đựng thức ăn. Do đặc điểm này mới có tên là gành Đá Đĩa.

Biển số xe 78 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Thành phố Tuy Hòa: 78-C1 XXX.XX Thị xã Sông Cầu: 78-D1 XXX.XX Huyện Đông Hòa: 78-G1 XXX.XX Huyện Tây Hòa: 78-F1 XXX.XX Huyện Tuy An: 78-H1 XXX.XX Huyện Phú Hòa: 78-E1 XXX.XX Huyện Sơn Hòa: 78-L1 XXX.XX Huyện Đồng Xuân: 78-K1 XXX.XX; Huyện Sông Hinh: 78-M1 XXX.XX

 

Biển số xe 47 ở đâu – Biển số xe 47 thuộc về tỉnh Đắk Lắk ,địa danh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống.

 

Biển số xe 43 ở đâu – Biển số xe 43 thuộc về thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội khu vực miền Trung.

 

Biển số xe 76 ở đâu – Quảng Ngãi 76 quê hương của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo.

 

Biển số xe 92 thuộc về Quảng Ngãi - một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra nhiều kỳ tài trong lịch sử Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề