Alt cao la benh gi

ALT là một chỉ số men gan giúp phản ánh khá chân thực tình trạng tổn thương gan. Sự gia tăng bất thường của chỉ số ALT sẽ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan. Trong nhiều trường hợp, chỉ số ALT cao còn rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.

Chỉ số ALT giúp phản ánh tương đối chân thực tình trạng tổn thương gan

Chỉ số ALT là gì? Một số vấn đề liên quan

Alanine aminotransferase [ALT] là một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu ở trong các tế bào của gan và thận. Số lượng nhỏ hơn nhiều của nó cũng được tồn tại ở trong cơ bắp và tim.

Thông thường, nồng độ ALT trong máu sẽ thấp, tuy nhiên khi gan bị tổn thương thì ALT sẽ được giải phóng vào máu và mức độ tăng lên. Xét nghiệm chỉ số ALT có mục đích đo mức ALT trong máu nhằm phát hiện sớm bệnh gan .

Chức năng của ALT là chuyển đổi alanine, một loại axit amin tồn tại trong protein, thành pyruvate. Đồng thời nó cũng là một chất trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng tế bào.

"Tiếng lành đồn xa", số lượng bệnh nhân đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh gan với bác sĩ Lê Hữu Tuấn tại Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng gia tăng. Người bệnh tin tưởng lựa chọn bác sĩ không chỉ bởi chuyên môn cao, kê đơn bốc thuốc chuẩn bệnh mà còn vì tấm lòng y đức, sự tận tâm, nhiệt tình. Bác sĩ đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi căn bệnh gan phiền toái nhờ bài thuốc đặc trị, được kế thừa từ Danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Ở những người khỏe mạnh thì nồng độ ALT trong máu thấp. Khi gan bị tổn thương, ALT sẽ được giải phóng vào máu, thường là trước lúc các dấu hiệu tổn thương gan rõ ràng hơn xảy ra.

1. Chỉ số ALT được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm alanine aminotransferase [ALT] thường được sử dụng nằm phát hiện tổn thương gan. Nó có thể sẽ được yêu cầu kết hợp với xét nghiệm aspartate aminotransferase [AST] như một phần của bảng gan hay bảng chuyển hóa toàn diện [CMP] để sàng lọc cũng như giúp chẩn đoán bệnh gan chính xác hơn.

ALT và AST được coi là hai trong số các xét nghiệm quan trọng nhất nhằm phát hiện tổn thương gan. Tuy nhiên chỉ số ALT được cho là đặc hiệu với gan hơn chỉ số AST.

Đôi khi ALT được so sánh trực tiếp với AST, lúc này tỷ lệ AST/ALT sẽ được tính toán. Tỷ lệ này có thể được sử dụng nhằm phân biệt các nguyên nhân gây tổn thương gan khác nhau. Đồng thời còn giúp nhận biết nếu có tổn thương tim hoặc cơ.

Giá trị ALT thường được so sánh với kết quả của các xét nghiệm khác như phosphatase kiềm [ALP], tổng protein, gamma glutamyl transferase [GGT], tỷ lệ albumin-globulin [tỷ lệ A/G] và bilirubin. Điều này sẽ giúp xác định dạng nào của bệnh gan được kích hoạt.

Chỉ số ALT thường được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị bệnh gan. Đồng thời còn giúp kiểm tra xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không.

2. Trường hợp cần thực hiện xét nghiệm ALT

Xét nghiệm chỉ số ALT có thể được thực hiện như một phần của bảng chuyển hóa toàn diện lúc bạn đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ thường sẽ yêu cầu xét nghiệm ALT khi cơ thể bạn có dấu hiệu của tình trạng rối loạn gan.

Một số triệu chứng có thể bao gồm:

  • Yếu đuối, mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn ói mửa
  • Đau hay đầy bụng
  • Vàng da
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân màu sáng hay màu đất sét
  • Ngứa da
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ALT khi bạn có các triệu chứng rối loạn gan

Xét nghiệm ALT cũng có thể được yêu cầu cùng với các xét nghiệm khác khi bạn được cho có nguy cơ mắc bệnh gan. Ngay cả khi không có triệu chứng thì chỉ số ALT vẫn có thể tăng lên khi gan bị tổn thương nhẹ. Bạn thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gan khi:

  • Có tiền sử phơi nhiễm với virus viêm gan
  • Nghiện rượu nặng
  • Có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan
  • Đang sử dụng một số thuốc điều trị
  • Thừa cân, béo phì
  • Mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa

Ngoài ra, xét nghiệm ALT còn có thể được thực hiện thường xuyên để theo dõi quá trình điều trị bệnh gan.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, việc tiêm thuốc vào mô cơ hay tập thể dục gắng sức cũng được cho là các yếu tố làm tăng mức ALT trong máu. Những chấn thương ở cơ xương hay tim cũng có thể khiến chỉ số ALT tăng.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT. Điển hình nhất là một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc ức chế lên men chuyển hoá angiotensin
  • Thuốc chống co giật
  • thuốc loại thiazid lợi tiểu
  • Thuốc tâm thần
  • Allopurinol
  • Acetaminophen
  • Thuốc tránh thai
  • Trifluoperazine
  • Metronidazol

Ngoài các loại thuốc kể trên thì một số loại thực phẩm chức năng cũng được cho là yếu tố liên quan. Chính vì vậy, trước khi làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số ALT, bạn cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung đang dùng.

Chỉ số ALT trong máu cao có nguy hiểm không?

Chỉ số ALT thấp trong máu được cho bình thường và hoàn toàn không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên trường hợp chỉ số ALT trong máu cao thì bạn nên cảnh giác. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo sự hiện điện cùa các vấn đề về gan.

Trường hợp không sớm phát hiện và điều trị thì vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng. Nguy hiểm nhất là dẫn đến suy gan tiềm ẩn nhiều biến chứng có thể đe dọa cả tính mạng.

1. Chỉ số ALT không quá cao

Nồng độ ALT thường không tăng nhiều trong trường hợp viêm gan mạn tính. Chỉ tăng khoảng dưới 4 lần so với bình thường. Trong trường hợp này, mức ALT thường sẽ thay đổi giữa bình thường và tăng nhẹ. Do đó, xét nghiệm có thể sẽ được thực hiện thường xuyên để theo dõi.

Chỉ số ALT tăng nhẹ có thể là dấu hiệu bệnh viêm gan mãn tính

Các nguyên nhân khác của ALT tăng vừa phải có thể là tắc nghẽn ống mật, xơ gan [thường là kết quả của viêm gan mạn tính hay tắc nghẽn ống mật]. Ngoài ra, tổn thương tim, lạm dụng rượu hay xuất hiện khối u trong gan cũng sẽ khiến chỉ số ALT tăng nhẹ.

2. Chỉ số ALT rất cao

Nồng độ ALT rất cao [khoảng từ hơn 10 lần bình thường] thường là do bệnh viêm gan cấp tính. Đôi khi cũng có thể là do nhiễm viêm gan siêu vi.

Trong viêm gan cấp tính, nồng độ ALT thường sẽ duy trì ở mức cao trong khoảng từ 1-2 tháng. Tuy nhiên phải mất đến mất đến 3-6 tháng để trở lại bình thường. Mức ALT cũng có thể tăng rõ rệt [đôi khi hơn gấp100 lần bình thường]. Tình trạng này thường là do tiếp xúc với thuốc hay các chất khác gây độc cho gan . Bên cạnh đó còn có thể phát sinh trong điều kiện lưu lượng máu đến gan suy giảm.

Chỉ số ALT trong máu giúp phản ánh rõ nét sức khỏe của gan. Thực hiện xét nghiệm ALT là một trong những cách quan trọng giúp phát hiện khi cơ quan này bị tổn thương. Ngoài ra, việc theo dõi chỉ số ALT còn giúp kiểm soát quá trình điều trị các bệnh lý về gan một cách hiệu quả hơn.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bệnh gan giúp phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu

Chủ Đề