Aml cft là gì

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế [tiếng Anh: Financial Action Task Force, viết tắt: FATF] là lực lượng quốc tế quan trọng nhất về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.

[Hình minh họa: CSS Times]

Khái niệm

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế trong tiếng Anh là Financial action task force, viết tắt là FATF.

Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế [FATF] là lực lượng quốc tế quan trọng nhất về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. FATF là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào tháng 7/1989 tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Paris với nhiệm vụ thiết lập các tiêu chuẩn, phát triển và thúc đẩy các chính sách quốc gia và quốc tế nhằm chống rửa tiền [AML] và chống tài trợ khủng bố [CFT].

FATF tập hợp các chuyên gia lập pháp, tài chính và thi hành pháp luật để đạt được các cuộc cải cách của các quốc gia về lập pháp và quản công tác chống rửa tiền [AML] và chống tài trợ khủng bố [CFT]. Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm 36 nước, vùng lãnh thổ và hai tổ chức vùng. FATF cũng hợp tác với một số cơ quan, tổ chức quốc tế với vai trò là quan sát viên của FATF; Các cơ quan, tổ chức này không có quyền bỏ phiếu nhưng được phép tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể và các nhóm công tác của FATF.

Các khuyến nghị của FATF

Nhiệm vụ hàng đầu của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các qui định về chống rửa tiền và mục tiêu cuối cùng là ban hành được luật phòng, chống rửa tiền. Theo hướng này, tháng 4/1990, FATF đưa ra 40 khuyến nghị nhằm chống lại sự lạm dụng hệ thống tài chính để rửa tiền buôn lậu ma túy. 

Các khuyến nghị này được thiết lập như một khuôn khổ toàn diện về chống rửa tiền để áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Các khuyến nghị đưa ra các nguyên tắc chung, cho phép các nước có thể áp dụng linh hoạt tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể và phù hợp với hiến pháp của mỗi nước. Mặc dù không có hiệu lực bắt buộc, nhưng các khuyến nghị đã được cộng đồng quốc tế và các tổ chức liên quan thông qua một cách rộng rãi như một tiêu chuẩn cho công tác phòng, chống rửa tiền. 

Các nước sẽ phải thực thi đầy đủ các khuyến nghị này nếu muốn được cộng đồng thế giới coi là đang tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về AML. Năm 1996 và 2003, 40 khuyến nghị này đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với những diễn biến mới trong lĩnh vực rửa tiền và để phản ánh sự phát triển của những mô hình AML tốt nhất trên thế giới.

Từ tháng 10/2001, FATF đã mở rộng sứ mệnh của mình vượt ra khỏi phạm vi chống rửa tiền [AML] để thực hiện thêm nhiệm vụ về chống tài trợ khủng bố [CFT] trên toàn thế giới với việc thông qua 8 khuyến nghị đặc biệt đầu tiên về CFT. Tháng 10/2004, FATF thông qua khuyến nghị đặc biệt thứ 9 liên quan đến người chuyển phát nhanh tiền mặt. 

Giống như 40 khuyến nghị về chống rửa tiền, 9 khuyến nghị đặc biệt này không đơn giản chỉ là những đề nghị mà là mệnh lệnh hành động đối với mỗi nước, không chỉ các nước thành viên của FATF, nếu nước đó muốn được coi là nước tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chống tài trợ khủng bố. 

Hơn nữa, FATF cũng yêu cầu tất cả các nước phải áp dụng 9 khuyến nghị đặc biệt và tham gia vào việc tự đánh giá. Việc thực hiện 9 khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố và 40 khuyến nghị về chống rửa tiền sẽ tạo khuôn khổ cơ bản cho việc phát hiện, ngăn ngừa và chống tài trợ cho khủng bố.

Chức năng của FATF

Ngay sau đợt rà soát giữa nhiệm vào năm 2007 và hội nghị cấp Bộ trưởng tổ chức tại thủ đô Washington [tháng 4/2008], chức năng, nhiệm vụ của FATF đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển mới của hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố. 

Theo đó, bốn chức năng chủ yếu của FATF là: 

[1] Theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp chống rửa tiền của các thành viên; 

[2] Tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; 

[3] Thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện đầy đủ các khuyến nghị và tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu; 

[4] Thu hút các tổ chức có liên quan và các thành viên trên khắp thế giới tham gia chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố.

Cơ cấu hoạt động của FATF

FATF hoạt động theo chế độ chủ tịch luân phiên hàng năm. Đứng đầu FATF là Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch. Mỗi năm, FATF bầu ra 1 Phó chủ tịch mới, và vị Phó chủ tịch này sẽ trở thành chủ tịch của FATF trong năm kế tiếp. Chủ tịch FATF thứ 21 [nhiệm 2009 - 2010] là ngài Paul Vlaanderen, người Hà Lan, ông đã giữ chức Phó chủ tịch của FATF nhiệm 2008-2009. Từ tháng 7/2010, Chủ tịch của FATF nhiệm 2010 - 2011 là ngài Luis Urrutia Corral, người Mexico.

Ban chỉ đạo của FATF bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một số quan chức cấp cao do toàn thể đại biểu bổ nhiệm. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch trong việc điều hành hoạt động của FATF. Ban chỉ đạo nhiệm 2009-2010 gồm 6 thành viên đại diện cho 6 quốc gia: Brasil, Italy, Mexico, Hà Lan, Anh và Mỹ. Giúp việc Ban chỉ đạo FATF có hội đồng thành viên, Ban thư và 4 nhóm công tác.

Hội đồng thành viên của FATF có nhiệm vụ giám sát hoạt động của 4 nhóm công tác trong từng lĩnh vực cụ thể từ việc phát hiện những mối đe dọa mới đến việc đánh giá quá trình thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố tại mỗi quốc gia thành viên, gồm: 

[1] Nhóm nghiên cứu về các thủ đoạn rửa tiền [Working Group on Typologies]; 

[2] Nhóm nghiên cứu về hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố [Working Group on Terrorist Financing and Money Laundering]; 

[3] Nhóm đánh giá việc thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố [Working Group on Evaluations and Implementation]; 

[4] Nhóm rà soát các vấn đề hợp tác quốc tế [International Co-operation Review Group - ICRG]

Ban thư của FATF có nhiệm vụ phối hợp và tham mưu giúp Ban chỉ đạo trong việc điều hành hoạt động của FATF trong việc chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố. Ban thư bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, thực thi pháp luật và ban hành qui chế; cũng như nhân viên giúp việc. Trụ sở chính của Ban thư đặt tại trụ sở của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế [OECD] tại Paris, Pháp. Tuy nhiên, Ban thư của FATF là tổ chức độc lập với OECD. 

[Theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam]

Ích Y

* Lời tựa: Dựa trên kinh nghiệm trao đổi và làm việc với các anh chị về AML Compliance trong khu vực, Huệ có tổng hợp và ghi lại một số kinh nghiệm sau đây. Tất nhiên luật, các quy định và mọi thứ đều có thay đổi, do đó các chia sẻ này có thể không còn đúng trong một số thời điểm. Rất mong nhận được phản hồi và chia sẻ của các anh chị trong phần Comment. Nếu có câu hỏi, băn khoăn nào, xin chia sẻ với Huệ. 

Rửa tiền là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau, về cơ bản nó là việc “rửa” từ “tiền bẩn” – tiền từ các hoạt động xấu, các hành vi phạm tội như buôn người, buôn bán ma túy, tài trợ khủng bố, tham nhũng… sang “tiền sạch” tức là tiền thông thường hay được chấp nhận trong hệ thống tài chính. 

Money Laundering = The process of making illegally gained proceeds [dirty money] appear legal.

Ừ, thế rửa tiền ảnh hưởng gì đến mình? Sao lại phải chống nó?

Hiểu một cách đơn giản thì mình đang chống lại việc kẻ xấu đưa tiền từ phạm tội để tiếp tục làm các việc xấu, như khủng bố, đánh bom trường học của con mình, phá hủy bệnh viện, reo rắc sợ hãi và làm rối loạn xã hội. Bản thân rửa tiền là phạm pháp.

Ở góc độ quốc gia, nền kinh tế, nếu “tiền bẩn” được chấp nhận thì sẽ gia tăng các hoạt động phạm tội, tham nhũng, làm sai lệch các chỉ số kinh tế [vì thực sự không tạo ra giá trị], và ngày càng thu hút thêm các nguồn tiêu cực. 

Ở góc độ các ngân hàng, tập đoàn tài chính, công ty lớn, thì đây là một điều kiện quan trọng để hội nhập quốc tế, bởi:

1.      Các FI/ Định chế tài chính muốn chơi với các ông lớn thì phải tuân thủ. Nó giống như một virus mà không ông nào muốn nhiễm cả, nên khi làm thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hay có giao dịch, không ai muốn phải chịu trách nhiệm hộ ông nào không kiểm soát chặt nguồn tiền của mình.

2.      Các quy định luật pháp quốc tế chặt chẽ, nhất là các đồng tiền mạnh, buộc các đơn vị tham gia phải tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì hoặc họ phạt nặng, hoặc nếu không họ đưa luôn vào danh sách đen, không ai muốn chơi với mình nữa.

3.      Chính việc loại trừ các đối tượng xấu sẽ giảm được rủi ro khi kinh doanh quốc tế.

3 bước trong hoạt động rửa tiền

Khởi nguồn là đối tượng sẽ thu thập và có nguồn “tiền bẩn”.

Bước 1: Đưa tiền “bẩn” vào trong hệ thống tài chính [Placement].

Bước 2: Biến đổi, phân tán [Layering]: gửi tiền thông qua các giao dịch, công cụ tài chính khác nhau làm cho tiền trông có vẻ “hợp pháp” hay tới từ nguồn chính thống.

Bước 3: Tích hợp, hội nhập [Integration]: tiền được đưa lại vào hệ thống tài chính, khi đã “được rửa sạch” giờ đã có thể được sử dụng bình thường.

Những danh sách cần tuân thủ phòng chống rửa tiền?

Các anh chị thường băn khoăn vậy thì tôi làm trong ngành X, sẽ cần phải biết và tuân thủ những danh sách nào?

Có 4 nhóm danh sách chính mà các đơn vị thường lưu tâm:

-         Cấm vận [sanction] là nhóm các quy định cấm tuyệt đối của các nhà cầm quyền, VD: ở Mỹ hay giao dịch USD cần tuân thủ OFAC của US Treasury Department. Có rất nhiều danh sách cấm vận lớn, tuy nhiên, có 4 danh sách lớn mà rất nhiều đơn vị tuân thủ - chắc do đồng tiền của họ mạnh, là OFAC [Mỹ], UN [Liên hiệp quốc], EU [Châu Âu] và HMT [của Anh].

-         PEP [cá nhân có ảnh hưởng chính trị/ Politically Exposed Person]: bao gồm các chính trị gia, các nhà hoạt động ngoại giao, người thân trong gia đình [bố mẹ, anh chị em, vợ/ chồng, con cái], các đồng đảng [associate], các tổ chức liên quan.

-         Tội phạm [Enforcements]: đặc biệt là các tội như buôn bán ma túy, buôn người, khủng bố, v.v.

-         Tin tức tiêu cực [Adverse media/ negative news]: ví dụ hôm nay có người bị bắt vì tội lừa đảo chứng khoán, tín dụng…

Dựa vào đâu để biết mình phải tuân thủ danh sách cấm vận nào?

Có 3 căn cứ chính cho việc này:

  1. Location/ Vị trí: bao gồm trụ sở chính, các chi nhánh của mình trên toàn cầu. Ví dụ Vietinbank có hội sở ở Việt Nam chi nhánh tại Đức, Campuchia, Myanmar thì cần tuân thủ luật của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, EU, NBOC [National Bank of Cambodia], CBM [Central Bank of Myanmar].

Gần đây các quy định ngày càng chặt chẽ áp dụng cho các đơn vị có công ty con hoặc cổ phần tại nước ngoài, thậm chí OFAC còn áp dụng cho các công ty mà supplier của họ từ Mỹ. 

  1. Markets/ Thị trường mà mình có giao dịch: ví dụ Vietcombank chuyển tiền đi thị trường Mexico thì phải xem luật của Mexico – cho nên nếu chuyển tiền cho HSBC Mexico SA [bị cấm theo luật Mexico] thì rất nguy hiểm. 
  2. Currencies/ Đồng tiền mà mình giao dịch: chẳng hạn BIDV gửi tiền từ Việt Nam sang châu Phi nhưng bằng USD thì vẫn phải theo OFAC của Mỹ.

Luật nào quy định về PCRT tại Việt Nam?

  • LUẬT Phòng, chống rửa tiền Số: 07/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012, hiệu lực từ 1/1/2013.
  • Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng chống rửa tiền
  • Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định phòng chống rửa tiền
  • Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về Phòng, chống rửa tiền.
  • Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10

Qua trao đổi, được biết Cục phòng chống rửa tiền đang xin ý kiến của các bộ ban ngành, các đơn vị liên quan và sẽ điều chỉnh luật trong năm 2018. Hi vọng sẽ chặt chẽ hơn và dễ dàng hơn cho các đơn vị trong việc tuân thủ.

#AMLCompliance; #Money-laundering; #RuaTien

Video liên quan

Chủ Đề