Ăn lúa mạch có tốt không

Cho đến tận ngày nay, lúa mạch đã thực sự trở thành loại thực phẩm thiết yếu đối với sức khỏe của con người. Ngoài là nguyên liệu sản xuất ra các loại bia, lúa mạch còn mang lại nhiều lợi ích khác khi được chế biến thành những món ăn khác. Hãy cùng Madefresh tìm hiểu bản chất của loại thực vật này và những giá trị dinh dưỡng của nó nhé.

Nội dung chính

  • Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của lúa mạch
  • Những công dụng chính của lúa mạch
  • Một số điều cần biết khi sử dụng lúa mạch
  • Một số câu hỏi liên quan đến lúa mạch
    • Lúa mạch và yến mạch có phải là một?
    • Ăn lúa mạch có mập không?
    • Lúa mạch làm món gì?

Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của lúa mạch

Lúa mạch [hay còn được gọi là mầm lúa, mầm mạch] là dạng cây thảo thuộc họ Lúa. Ở phần thân thường có dạng to, mọc đứng và cao từ 50 – 100cm. Trên cây sẽ cho ra hoa nếu vào mùa thu hoạch.

Theo một số nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong lúa mạch chứa nhiều vitamin nhóm B, sắt, chất xơ và một vài khoáng chất khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính những lợi ích đó mà người ta thường sử dụng lúa mạch để chế biến thành các món ăn, thức uống khác nhau trong mỗi bữa ăn.

Những công dụng chính của lúa mạch

1. Ổn định đường huyết

Nguyên nhân của hiện tượng lượng đường trong máu cao là do dư thừa glucose trong máu. Trong thành phần lúa mạch có chứa hàm lượng magnesium khá cao, khoáng chất này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ phản ứng với các enzyme có khả năng duy trì lượng đường huyết và luôn giữ ở mức ổn định.

Vì thế nó có thể ngăn ngừa những nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường, viêm khớp và các bệnh liên quan đến xương. Đối với những người hay mắc phải hiện tượng này nên bổ sung lúa mạch trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

2. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia nhận định rằng, sử dụng lúa mạch có thể giúp giảm lượng cholesterol xuống 15% đối với những người có hàm lượng cholesterol cao. Một phần là nhờ vào nguồn dinh dưỡng beta glucan trong lúa mạch, đây là một dạng chất xơ có thể giúp hạn chế khả năng hấp thụ mỡ và cholesterol ở ruột, qua đó có thể giữ cho hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, lúa mạch còn chứa dồi dào lượng vitamin E, sắt, kẽm giúp ngăn ngừa bệnh tim, phòng ngừa tốt nguy cơ bị đột quỵ, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và làm ức chế quá trình lão hóa.

3. Tốt cho người bị huyết áp cao

Khi áp lực máu trong động mạch tăng cao, khiến tim phải hoạt động bơm máu đến các cơ quan mạnh và nhiều hơn; lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng tăng huyết áp. Việc bị huyết áp cao có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ, suy tim, suy thận và thậm chí nặng hơn có thể gây tai biến về não như xuất huyết, thiếu máu não…

Trong thành phần lúa mạch có chứa 13% chất xơ và một số axit amin có khả năng tạo ra loại hoạt chất axit propionic. Hoạt chất này nắm vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của enzyme HMG-CoA để làm giảm lượng cholesterol. Để tránh không mắc phải những bệnh tật về tim mạch thì hãy bắt đầu bổ sung ngay lúa mạch vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày nhé.

4. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa

Chất xơ được xem là thành phần chính có trong lúa mạch. Vì thế sẽ rất tốt cho chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa nếu bạn sử dụng lúa mạch hàng ngày. Hơn nữa, việc ăn thường xuyên loại thực phẩm này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến đại tràng, táo bón.

5. Phòng ngừa bệnh đường ruột

Ngoài tác dụng trên, thành phần chất xơ còn có khả năng làm giảm tới 1/5 nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột. Điểm nổi bật của chất xơ chính là loại chất này không thể hòa tan trong nước nên có thể nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong ruột già và giúp cơ thể chống lại những mầm bệnh gây hại. 

6. Tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh

Ở phần vỏ của lúa mạch thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như các vitamin nhóm E, B có ích trong việc làm đẹp từ bên trong đối với phụ nữ. Ngoài ra trong phần phôi của lúa mạch có chứa vitamin E, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho tế bào da giúp mang lại cho làn da mịn màng và tràn đầy sức sống.

Bên cạnh đó, lúa mạch còn chứa một chất có tên là lignans có tác dụng tăng cường hoạt động của xương khớp và lượng máu lưu thông trong cơ thể tốt hơn. Thường xuyên sử dụng thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.

7. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Nhờ vào chứa sẵn trong mình hàm lượng dồi dào chất chống oxy hóa cao, dùng lúa mạch sẽ giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra loại thực phẩm này còn cung cấp vitamin, chất sắt có ích cho phụ nữ trong việc làm đẹp, ngăn ngừa quá trình lão hóa hữu hiệu. Bên cạnh đó, bia cũng là loại thức uống được làm từ lúa mạch; mỗi ngày uống với liều lượng vừa đủ cũng giúp ích cho hệ tim mạch, bổ sung canxi,…

Một số điều cần biết khi sử dụng lúa mạch

Nếu sử dụng loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ giúp cung cấp đầy đủ mọi dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý về cách sử dụng và liều lượng để tránh mắc phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Đặc biệt là sử dụng bia được làm từ lúa mạch, bạn nên cân nhắc dùng vừa đủ liều lượng trong ngày. Nếu uống quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì thành phần trong bia có chứa nhiều chất men tự nhiên.

Một số câu hỏi liên quan đến lúa mạch

Lúa mạch và yến mạch có phải là một?

Thực chất, lúa mạch và yến mạch là hai loại ngũ cốc khác nhau và được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Công dụng chính của lúa mạch là sử dụng để làm thành bia. Ngoài ra còn được xay thành bột mịn, sau đó sử dụng  làm bánh và các loại mì được làm bằng tay, hoặc rắc lên trên ngũ cốc, sữa chua.

Đối với yến mạch là loại ngũ cốc lấy hạt và được cán dẹp. Với loại thực phẩm này thường dùng để chế biến món ăn như cháo yến mạch, bột yến mạch. Hơn nữ, yến mạch còn được sử dụng để đắp mặt nạ, dưỡng da.

Ăn lúa mạch có mập không?

Với những người có mong muốn giảm cân thì cách tốt nhất là sử dụng ngũ cốc lúa mạch cho mỗi ngày. Trong thành phần của lúa mạch có hàm lượng calo rất thấp, nếu kết hợp cùng nước hoặc sữa tươi không đường khi làm ngũ cốc ăn sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng. Khi ăn ngũ cốc từ lúa mạch thành phần carbohydrate sẽ giúp hệ tiêu hóa hấp thu từ từ, tạo cảm giác no lâu hơn; bên cạnh đó lượng chất xơ lớn trong lúa mạch giúp loại bỏ độc tố và chất béo từ thực phẩm.

Lúa mạch làm món gì?

Lúa mạch ngoài là nguyên liệu làm ra bia, nó còn được áp dụng trong khá nhiều loại bánh, ngũ cốc, súp,… Bản chất của loại lúa mạch này có mùi thơm nhẹ, do đó các bà mẹ có thể chế biến thành món ăn kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để làm bánh, nấu cháo cho bé.

Ăn yến mạch có tác hại gì không?

Việc ăn quá nhiều yến mạch không chỉ khiến bạn bị tiêu chảy mà còn thể gặp vấn đề về tiêu hóa khác như bị đau bụng. Theo Healthline, việc ăn quá nhiều yến mạch còn ảnh hưởng tới quá trình hấp thu sắt. Khi ruột bị bít tắc do các chất xơ sẽ dẫn tới việc không thể hấp thu một số khoáng chất như sắt, canxi, mangan…

Ăn yến mạch tốt cho sức khỏe như thế nào?

Yến mạch được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cơ chế hoạt động của nó có thể được hiểu như sau: Yến mạch có thể giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu đồng thời kiểm soát được cảm giác thèm ăn bằng cách gây ra cảm giác no cho người bệnh.

Những ai không nên ăn yến mạch?

Những ai không nên ăn yến mạch?.
Người có gan nóng không nên ăn yến mạch vì việc ăn nhiều yến mạch sẽ khiến bụng người bị gan nóng khó chịu..
Bà bầu cũng được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn yến mạch vì ăn yến mạch có liên quan đến mức độ bài tiết hormone..

1 tuần nên ăn bao nhiêu yến mạch?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày bạn chỉ nên nạp tối đa khoảng 230g yến mạch sống [tương đường 400g yến mạch chín] vào cơ thể. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giới tính, nhu cầu giảm cân hay tăng cân mà số lượng yến mạch cần tiêu thụ đối với mỗi cá nhân là khác nhau.

Chủ Đề