Anh chỉ hiểu như thế nào về nội dung câu thơ cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

hai dòng thơ : " cánh buồm gương to như mảnh hồn làng / rướn thân trắng bao la thâu góp gió " sử dụng BPNT nào ? nêu tác dụng
mong mọi người giúp mình sớm ạ 

Các câu hỏi tương tự

Những câu hỏi liên quan

Phân tích các câu thơ sau:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật  như thế nào?

Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến

Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật

Văn thuyết minh về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ quê hương

Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong bài thơ Quê hương

Phân tích đoạn thơ đoàn thuyền đánh cá trở về trong bài thơ Quê hương

Nội dung chính bài Quê hương

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay

[Quê hương – Đỗ Trung Quân]

Quê hương, khái niệm trừu tượng, thiêng liêng nhưng lại hết sức bình dị, thân thiết với mỗi chúng ta. Đó là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi ấy có ông bà, cha mẹ, nơi ta tha thiết gắn bó khi gần và quay quắt nhớ lúc chia xa. Mỗi một miền quê đều có một nét riêng, ta gọi đó là hồn quê, có khi đó là luỹ tre xanh, là hàng dừa trước ngõ, là con đường đất đỏ đến trường…

Với Tế Hanh, chàng trai mười tám tuổi xa quê, nhớ về quê hương, một làng chài giáp sông, ven biển của mình, ông lại nhớ:

Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng, bao la thâu góp gió.

Đây là hai câu thơ đẹp, Tế Hanh đã viết bằng cả tấm tình mến yêu tha thiết làng quê mình. Nhà thơ đã sử dụng, nghệ thuật so sánh, cánh buồm trên con thuyền ra khơi với mảnh hồn làng.

Cánh buồm là vật thể hữu hình, được so sánh với hồn làng, hồn vía của làng chài: cái vô hình, vô ảnh; cái cụ thể với cái trừu tượng, cái vật chất với cái tinh thần, cái bình dị với cái thiêng liêng. Nhà thơ đã linh hồn hoá cánh buồm, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác về hồn quê hương, gợi rất đúng hồn quê thân thuộc.

Đến với huế thơ, ta sẽ đến với chùa Thiên Mụ, đến với dòng sông Hương dịu dàng pha lẫn trầm tư y còn đến miền quê quan họ vùng đồng bằng Bắc Bộ là ta lại đến với hương nếp thơm nồng, tranh Đồng Hồ gà lợn nét tươi trong: Đây chính là hồn quê hương. Còn với Tế Hanh quê hương ông là:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Thì điệu hồn ấy phải hoành tráng, lãng mạn giống như cánh buồm giương. Đó là hồn của miền quê biển, giản dị mà sức vóc tung toả biết bao. Phải chăng Tế Hanh đã hoá hồn mình vào cánh buồm đó để nghe thấy hồn làng trên một cánh buồm giương.

Thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám đã có những hình ảnh đẹp, lãng mạn miêu tả về cánh buồm:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lưới giữa mây cao với biển bằng

Ở đây Tế Hanh cũng miêu tả cánh buồm no gió, nhưng nhà thơ đã nhân hoá nó với dáng vóc của chàng trai mười tám khoẻ mạnh, vạm vỡ đẹp lãng mạn đến say người.

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Cánh buồm cảng là do có gió thổi vào nhưng ở đây có sự đảo ngược, cánh buồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ rướn thân trắng, ưỡn căng lồng ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao,la của biển khơi để bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương. Hình ảnh thơ thật hào hùng, kỳ vĩ, mơ mộng đầy chất lãng tử, thi nhân. Đẹp biết bao cánh buồm ấy, như một sinh thể che chở bảo vệ cho con thuyền, cho làng chài bằng tất cả sức mạnh tích tụ từ biển khơi. Nó phập phồng hơi thở, sự sống, nhịp đập của trái tim biển cả.

Biển không chỉ cho ta cá như lòng mẹ, biển quê hương còn cho ta nguồn thơ đầy sức sống. Rõ ràng đây là hai câu thơ được viết ra từ tấm lòng tha thiết gắn bó miền quê giáp sông, ven biển, mặn mòi hương vị biển. Câu thơ đẹp nhưng quả thật nó linh diệu, lung linh giữa khả giải và bất khả giải.

[Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương – Việt Trì – Phú Thọ]

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

        Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn" rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

Loigiaihay.com

“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng


Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”


        Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn" rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương”.

Video liên quan

Chủ Đề