Anh chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau

Câu hỏi: Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai dòng thơ: Ngọn gió bóng khi đi thành nỗi nhớ Cát khô cằn ở mãi hóa yêu thương.

Lời giải chính xác cho câu hỏi: “Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta đã nhận ra ta”?"cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Đề thi thử THPT Quốc gia là tài liệu học tập bổ ích dành cho các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Anh/ chị hiểu thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng/ Thì chắc gì ta đã nhận ra ta”?

“Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Kiến thức mở rộng về Bài thơ tự sự

1. Bài thơ tự sự

Tự sự

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy

Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm

Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ dành cho một riêng ai!

2. Một số đề Đọc hiểu về bài thơ Tự sự

Đề Đọc hiểu số 1:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận.

Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:

“Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng"

Trả lời:

"Đất" theo nghĩa đen là nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho muôn hạt nảy mầm. "Đất" còn mang nghĩa ẩn dụ chỉi cuộc đời rộng lớn, luôn tạo cơ hội cho mọi người. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực, phải nỗ lực vươn lên giống như "Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả viết:

“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận được ra ta!"

Trả lời:

Bởi vì: "Đường đời trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, thuận lợi, không có khó khăn, giông tố. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để trải nghiệm nên cũng không khám phá hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Hạnh phúc không để dành cho riêng ai. Chính vì vậy hãy đi tìm nó và tạo ra nó.

Đề Đọc hiểu số 2:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối

Tác dụng của các biện pháp tu từ:

• Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự Vật vẫn đi theo quy luật của nó.

• Câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn.

Câu 3. Anh/ Chị hiểu như thế nào về hai câu thơ: “Nếu tất cả đường đời đều tron láng/ Thì chắc gì ta nhận được ra ta".

Trả lời:

- Đường đời tron láng: cuộc sống thuận lợi, may mắn

- Ta nhận ra ta: hiểu được bản thân mình

=> Ý Cả câu: nếu trong cuộc đời, ta gặp nhiều thuận lợi, không hề gặp bất cứ khó khăn nào thì con người không thể biết được những khả năng và giá trị thực của bản thân minh

Câu 4. Câu thơ nào trong văn bản khiến anh/ chị ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời: Câu thơ để lại ấn tượng nhất:

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy

Không chỉ dành cho một riêng ai!

- Hạnh phúc là thứ mọi người từ khi sinh ra đáng được hưởng giống như ai cũng đứng chung dưới bầu trời này, không phân biệt màu da, giai cấp, công việc

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Anh chị hiểu thế nào về nội dung câu thơ Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 12.

Trả lời câu hỏi: Anh chị hiểu thế nào về nội dung câu thơ Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?

- “Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng”: Đời người phải trải qua những đắng cay, vấp ngã, thất bại,… mới thu hái được những thành quả ngọt lành. Những quả ngọt nhận được khi bước qua những khổ đau , đăng cay càng thêm phần ý nghĩa.

Kiến thức tham khảo về một số đề Đọc - hiểu hay

1. Đề Đọc - hiểu số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu hỏi:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng]

Trả lời:

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.

Câu 2:

- Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3:

- Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người [cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …] với một mảnh vườn [mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…]

- Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

Câu 4:

- Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

2. Đề Đọc - hiểu số 2

a. Văn bản 1:Đọc đoạn văn sau [lời bài hátKhát Vọng- Phạm Minh Tuấn] và trả lời các câu hỏi:

Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

Câu hỏi:

Câu 1:Chủ đề bài hát là gì? Phương thức biểu đạt của bài hát trên?

Câu 2:Chỉ ra và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát trên?

Câu 3:Những câu nào trong lời bài hát để lại cho anh [chị] ấn tượng sâu sắc nhất?

Câu 4:Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc gì?

b. Văn bản 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.

Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút...".

[TríchVai trò của nước sạch với sự sống của con người]

Câu hỏi:

Câu 5:Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 6:Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

Câu 7:Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.

Trả lời:

Câu 1:

- Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả.

Câu 2:

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát:

+ Điệp ngữ:Hãy sống như, và sao không là...

+ Câu hỏi tu từ

+ Liệt kê...

- Tác dụng: Các biện pháp tu từ trên nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lờica như giục giã nhắc nhớ con người về lẽ sống tốt đẹp...

Câu 3:

- Những câu nào trong lời bài hát để lại ấn tượng sâu sắc nhất:

+ Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội.

+ Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc.

+ Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.

+ Lời bài hát đều rất xúc động bởi ý nghĩa sâu xa. Ba câu thơ trên cho ta bài học về đạo lí sống tốt đep uốngnước nhớ nguồn. Hơn thế, còn định hướng cho ta sống có ích như mặt trời đối với vạn vật trên trái đất.

Câu 4:

- Lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời.

Câu 5:

- Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người.

Câu 6:

- Thao tác lập luận diễn dịch.

Câu 7:

- Phong cách ngôn ngữ khoa học.

- Phương thức thuyết minh.

Video liên quan

Chủ Đề