Bà bầu có nên An gà tần ngải cứu không

Ngải cứu là loại cây không còn xa lạ gì với chúng ta, ngoài việc là nguyên liệu của các món ăn như gà hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu,…thì nó còn là một vị thuốc chữa bệnh trong đông y. Tuy nhiên, trong nhân gian truyền nhau bà bầu không nên ăn ngải cứu vì có thể dẫn đến sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn ngải cứu không? Bà bầu tháng thứ mấy có thể ăn được ngải cứu?

Tác dụng của Ngải cứu đối với sức khỏe

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?

Trong đông y: Ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng, điều trị cảm cúm, ho, đau đầu, đau dây thần kinh, giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Trong món ăn: ngải cứu đem đến hương vị đặc biệt khi nấu chung với gà hầm, trứng rán, canh thịt,…

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không? Bà bầu tháng thứ mấy có thể ăn được ngải cứu?

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?” là câu hỏi của nhiều người khi hiện nay có nhiều thông tin trái chiều xung quanh vấn đề này. Ngải cứu có tác dụng an thai cho người bị động thai hoặc đã sảy nhiều lần. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bà bầu cũng nên hạn chế sử dụng ngải cứu vì có thể dẫn đến ra nhiều máu, co thắt tử cung.

Lưu ý: Nếu bà bầu vẫn muốn sử dụng ngải cứu trong 3 tháng đầu có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bà bầu trong thời kỳ mang thai sử dụng ngải cứu với tần suất hợp lý 2-3 lần/ tuần không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Bà bầu ăn ngải cứu cần phải lưu ý những gì?

Ngải cứu rất tốt cho bà bầu khi được ăn đúng cách. Vậy khi bà bầu ăn ngải cứu cần chú ý những gì để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu, vừa đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

  • Bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu với tuần suất 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 3-5 ngọn. Nếu bà bầu có cơ địa nhạy cảm, ốm nghén nặng hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non không nên ăn ngải cứ
  • Bà bầu có tiền sử bị bệnh đường ruột thì nên hạn chế ăn ngải cứu do trong ngải cứu có thành phần giúp nhuận tràng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Bà bầu mắc bệnh viêm gan thì không nên dùng ngải cứu vì trong ngải cứu cũng có độc tính có thể dẫn đến bị trúng độc.
  • Nếu sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà để an thai chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô [9-15g tươi] và sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì dừng, tránh việc sử dụng ngải cứu trong một thời gian dài.

Gợi ý 4 món ăn từ ngải cứu tốt cho bà bầu

Để giúp các mẹ dễ dàng trong việc bổ sung ngải cứu vào thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Blog sẽ gợi ý cho các mẹ 4 món ăn ngon, phát huy tốt nhất tác dụng của ngải cứu đối với phụ nữ khi mang thai.

1. Gà hầm ngải cứu

Gà hầm ngải cứu tốt cho bà bầu

Món gà hầm [tần] ngải cứu hay ngải điệp có tác dụng điều hoà khí huyết, giúp giảm đau và tăng khả năng lưu thông khí huyết. Đây là mon ăn đặc biệt phù hợp với người kiệt sức hoặc ốm lâu ngày. Không chỉ có vậy, ngải cứu còn đặc biệt tốt cho phụ nữ, ngải cứu giúp điều hoà kinh nguyệt, giúp an thai và cầm máu, sát trùng. Đây là món ăn đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Món gà ác hâm ngải cứu còn tốt hơn rất nhiều.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm khoảng 10 ngọn ngải cứu bánh tẻ không quá non hoặc quá già
  • 1/4 con gà ta [gà ác thì càng tốt]
  • 1 chút gừng
  • Gia vị cần thiết

Tất cả các nguyên liệu trên cần được làm sạch trước khi chế biến.

Cách nấu:

Bước 1: Cho thịt gà vào một chiếc bát to ướp cùng với gia vị, gừng khoảng 1 tiếng để ngấm gia vị.

Bước 2: Cho gà và ngải cứu vào xoong, đổ nước vừa đủ ngập gà và hầm trong khoảng 30 – 45 phút tới khi thịt gà chín mềm là có thể ăn được rồi. Mẹ nên ăn khi còn nóng nhé.

2. Trứng gà ngải cứu

Trứng gà ngải cứu rất tốt cho phụ nữ mang thai

Công dụng: Trứng gà ngải cứu có tác dụng giúp lưu thông máu lên não, trị chứng đau đầu hiệu quả.

Cách nấu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ rồi đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo rán chín rồi ăn, nên ăn khi còn nóng sẽ rất ngon mẹ nhé.

3. Canh ngải cứu thịt nạc

Công dụng: Đây là một bài thuốc giúp điều trị bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh.

Cách nấu: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng. Tốt nhất mẹ nên ăn khi còn nóng.

4. Cháo ngải cứu

Công dụng: Cháo ngải cứu dùng để chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp rất hiệu quả.

Cách nấu: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ [có thể cho thêm lá lốt]. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa.

Vậy là các mẹ đã cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu công dụng của ngải cứu đối với phụ nữ mang thai, những lưu ý khi ăn ngải cứu cũng như gợi ý cách chế biến ngải cứu trong các món ăn giúp phát huy tốt nhất tác dụng của nó đối với phụ nữ mang thai. Mong rằng những thông tin này sẽ là bổ ích đối với các mẹ.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Facebook

Twitter

Pinterest

Gà ác có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gà thường khiến nhiều chị em băn khoăn liệu mang thai 3 tháng đầu có nên ăn gà ác không? Câu hỏi này sẽ được MEDIPLUS trả lời trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn gà ác?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên ăn gà ác. Bởi vì, loại thực phẩm này có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu như sắt, canxi, vitamin A, kali, chất đạm,…

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được gà ác

Gà ác có đặc điểm đặc trưng là kích thước nhỏ, da, thịt, xương, mỏ và chân đều có màu đen. Theo Đông y, gà ác có vị mặn, ngọt, tính bình hơi ấm, tính ẩm, không độc. Lợi ích từ các món ăn làm từ gà ác có thể kể đến như bổ máu, bổ gan thận, ích khí, điều hòa hoạt huyết, chống loãng xương,…

Những tác dụng cụ thể đối với mẹ bầu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất sẽ được phân tích kỹ trong phần tiếp theo.

2. Tác dụng của gà ác đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

  • Gà ác có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu vì sở hữu bảng thành phần như sau:
Thành phần [đơn vị: 100g] Định lượng
Protein [protid] 22.3g [trong khi đó gà thường chỉ từ 18.2g – 20.3g]
Lipid 2.3g
Canxi 17mg
Photpho 210mg
Sắt 2.4mg

Việc sở hữu nhiều dưỡng chất tốt như trên nên gà ác có thể mang tới nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, tiêu biểu như:

2.1 Cung cấp một lượng lớn protein nuôi cơ thể mẹ và thai nhi

Protein là có tác dụng duy trì sự sống và năng lượng cho toàn bộ cơ thể của mẹ và thai nhi. Gà ác có hàm lượng protein cao chiếm khoảng 21.9 – 24.6g, cao hơn so với các loại gà thông thường.

Món ăn từ gà ác cung cấp lượng protein dồi dào cho cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Do vậy, ăn gà ác sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều protein để cung cấp năng lượng sống cho mẹ bầu. Đồng thời, protein sẽ tham gia quá trình hình thành các bộ phận như da, tóc,… cho thai nhi.

2.2 Bổ sung canxi cho cơ thể

Gà ác có hàm lượng canxi cao [17 mg] nên sẽ giúp hệ xương của mẹ chắc khỏe để chịu được sức nặng ngày càng lớn của bào thai. Đồng thời, canxi cũng tham gia vào quá trình hình thành khung xương cho thai nhi.

2.3 Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Trong 3 tháng đầu mang thai, thể tích máu trong cơ thể người tăng lên 50% so với trước khi mang bầu. Mục đích là để san sẻ lượng máu đi nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu rất cần bổ sung chất sắt. Bởi vì đây là nguồn nguyên liệu chính để tạo nên huyết sắc tố để đưa oxy đến khắp cơ thể.

Gà ác bổ sung lượng sắt dồi dào cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Gà ác có chứa một lượng sắt dồi dào [2.4mg]. Ăn gà ác sẽ bổ sung sắt cho cơ thể ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu – nguyên nhân gây ra mệt mỏi cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

2.4 Ngăn ngừa nguy cơ tim mạch

Gà ác có magie và vitamin E có tác dụng tốt cho hệ tim mạch của bà bầu. Bên cạnh đó hàm lượng cholesterol thấp [0,6 – 2,0%] bà bầu 3 tháng đầu không cần phải lo lắng lượng cholesterol trong máu tăng gây các bệnh về tim mạch như cao huyết áp.

2.5 Nguồn chống oxy hóa và bảo vệ thị lực

Trong gà ác có chứa nhiều chất Carnosine là một loại protein dipeptide hiện diện nhiều trong các mô cơ và não. Carnosine có đặc tính chống oxy hóa cao có khả năng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể gây tổn thương tế bào, dẫn đến hiện tượng lão hóa.

Các chất chống oxi hóa trong gà ác giúp tăng cường thị lực cho mẹ bầu

Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa trong gà ác giúp bảo vệ và tăng cường thị lực cho mẹ bầu vì có khả năng ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

2.6 Hỗ trợ điều trị đau đầu

Ăn gà ác góp phần hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các cơn đau đầu cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Bởi vì trong thịt gà ác có nhiều axit amin tryptophan giúp điều hòa thần kinh, giảm triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu. Hàm lượng chất oxy hóa cao trong gà ác cũng giúp việc lưu thông máu lên não được tốt hơn.

2.7 Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Trong gà ác có chứa thành phần cysteine, có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu trong hoạt động miễn dịch. Chưa kể vitamin C, E khi kết hợp với cysteine và selenium trong gà ác sẽ có công dụng trị cảm cúm, ho khan, nghẹt mũi.

Cysteine trong gà ác giúp tăng hệ miễn dịch cho mẹ bầu

Từ một vài lợi ích kể trên có thể thấy mẹ bầu nên bổ sung gà ác vào thực đơn dưỡng thai của mình trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải biết ăn đúng cách để hấp thu được lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.

3. Cách ăn gà ác đúng dành cho bà bầu 3 tháng đầu

Gà ác là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn sao cho đúng, dưới đây là một vài gợi ý cho mẹ:

  • Tần suất ăn: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gà ác tối đa 2 lần/tuần. Bởi vì gà ác là thực phẩm có chứa lượng đạm cao. Việc bổ sung quá nhiều đạm sẽ là nguyên nhân gây ra một số loại bệnh như: bệnh thận, bệnh gout, các bệnh về đường tiêu hóa,…
  • Thực phẩm nên kết hợp: Để nâng cao công dụng của món ăn mẹ bầu nên kết hợp với các thực phẩm tốt cho bà bầu như táo đỏ, hạt ý dĩ, bạch quả, nhân sâm, kỷ tử,…

4. Gợi ý các món ăn từ gà ác cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên chế biến gà ác thành nhiều món ăn đa dạng để tránh cảm giác nhàm chán cho mẹ bầu. Dưới đây là một số cách thực hiện món ăn từ gà ác mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tham khảo.

Gà ác hầm thuốc Bắc

Món ăn chứa nhiều dưỡng chất tốt từ gà ác và các vị thuốc Bắc

Nguyên liệu:

  • Gà ác 1 con.
  • Sinh địa 15g.
  • Dương quy 15g.
  • Bạch thược 10g.
  • Xuyên khung 8g.

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, bỏ ruột.
  • Cho thành phần đã chuẩn bị vào bụng gà rồi khâu lại.
  • Thêm nửa cốc rượu vào nồi.
  • Hầm nhừ rồi mang ra thưởng thức.

Cháo gà ác đậu xanh

Đây là món ăn giàu chất đạm và sắt từ gà ác và đậu xanh bổ máu cho bà bầu 3 tháng đầu.

Nguyên liệu:

  • Gà ác 1 con.
  • Gạo trắng 100g.
  • Đậu xanh 50g.
  • Đậu đỏ: vài hạt.
  • Gia vị: muối, tiêu.

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, bỏ ruột.
  • Thêm gạo, nước, đậu xanh và gia vị vào.
  • Hầm nhừ rồi mang ra thưởng thức.

Gà ác hầm nhân sâm

Món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể nhờ dưỡng chất từ nhân sâm và gà ác.

Nguyên liệu: 

  • Gà ác 1 con.
  • Gạo trắng 100g.
  • Táo tàu, cam thảo.
  • Đậu đỏ: vài hạt.
  • Gia vị: gừng, tỏi, muối, hạt nêm.

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, bỏ ruột.
  • Cho thành phần đã chuẩn bị vào bụng gà rồi khâu lại.
  • Thêm gạo, nước và gia vị vào.
  • Hầm nhừ rồi mang ra thưởng thức.

Canh gà ác hầm hạt sen

Món ăn này giúp mẹ bầu 3 tháng đầu ngủ ngon giấc hơn.

Nguyên liệu:

  • Gà ác 1 con.
  • Hạt sen 200g.
  • Nấm khô 50g.
  • Nấm rơm 100g.
  • Gia vị: gừng, tỏi, hành, muối, hạt nêm.

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, bỏ ruột.
  • Đun sôi nước, thả hạt sen hầm trước.
  • Cho gà ác và nấm hương vào sau, hầm lửa nhỏ khoảng 40 phút, thêm gia vị.
  • Hầm cho đến khi thịt gà nhừ rồi mang ra thưởng thức.

Gà ác hầm ngải cứu và thuốc Bắc

Nguyên liệu: 

  • Gà ác 1 con.
  • Ngải cứu [1 – 2 mớ].
  • Đậu đen 200g.
  • Đương quy, kỷ tử, thục địa.
  • Gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, bỏ ruột.
  • Ướp gà với thuốc Bắc, gia vị khoảng 1 tiếng.
  • Thêm nước đun lửa nhỏ khi thấy gà mềm thì cho rau ngải cứu vào nồi.
  • Múc ra bát và thưởng thức khi còn nóng.

Gà ác hầm bách hợp

Nguyên liệu:

  • Gà ác 1 con.
  • Gạo trắng 100g.
  • Bách hợp 30g.

Cách thực hiện:

  • Gà làm sạch, bỏ ruột.
  • Cho bách hợp vào bụng gà rồi khâu lại.
  • Thêm gạo, nước và gia vị vào.
  • Hầm nhừ rồi mang ra thưởng thức.

5. Lưu ý khi ăn gà ác đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Theo Đông y, gà ác có tác dụng ôn trung, ích khí nên sẽ có một số lưu ý khi ăn như sau:

  • Không nên sử dụng quá liều lượng thuốc bắc, nhân sâm, gia vị tính cay vì sẽ làm tăng dương khí khiến huyết áp mẹ bầu tăng cao. Mẹ bầu có tiền sử huyết áp cần chú ý điều này.
  • Mẹ bầu bị viêm nhiễm cấp tính như viêm phổi, viêm chân răng cũng không nên ăn gà ác vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Món gà ác bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích nếu mẹ bầu ăn đúng cách

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “mang thai 3 tháng đầu nên ăn gà ác không?” là  có nhưng với hàm lượng vừa phải. Một số trường hợp mẹ bầu có tiền sử cao huyết áp, viêm phổi, viêm chân răng thì không nên ăn.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn tận tình nhất nhé.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề