Bà bầu nên uống sắt vào lúc nào năm 2024

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi

Khi có thai, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi, khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, mẹ bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi

👉Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo acid folic 400mcg mỗi ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai. 👉Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp,mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

⁉️Bổ sung sắt qua chế độ ăn, tăng cường thực phẩm giàu chất sắt 👉Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.

👉Bên cạnh việc bổ sung chất sắt, để việc tạo máu tốt hơn, các mẹ bầu cần bổ sung: - Folate và dạng acid folic tổng hợp của nó, có thể được tìm thấy trong trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, và tăng cường bánh mì, ngũ cốc và mì ống. -Vitamin B-12. Vitamin này được tìm thấy tự nhiên trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng thêm vào một số loại ngũ cốc và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành.

Mẹ bầu nên uống loại sắt nào 👍Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng: sắt vô cơ [Sắt sulfate] và sắt hữu cơ [Sắt fumarate và sắt gluconate]. Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn. 👍Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate... 👍Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.

Em tên là Kim Phụng, 25 tuổi, em đang mang thai lần đầu được 6 tuần. Em nghe nói phụ nữ có thai cần bổ sung sắt càng sớm càng tốt. Vậy chuyên gia cho em hỏi phụ nữ có thai nên uống sắt vào lúc nào? Uống khi nào là tốt?

Chào Kim Phụng, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình về cho Fogyma. Câu trả lời cho bạn sẽ có ngay dưới đây.

Sắt là khoáng sắt quan trọng cho sức khỏe phụ nữ có thai. Nó cần thiết để tạo huyết sắc tố, đảm bảo việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Sắt cũng giúp tăng sức đề kháng và ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của bà bầu, giúp mẹ ăn ngon miệng hơn. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và gây ra các vấn đề như mẹ mệt mỏi, suy nhược, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, và suy dinh dưỡng cho thai nhi.

Sắt rất cần thiết với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

☛ Xem đầy đủ: 10 dấu hiệu thiếu máu khi mang thai

Chính vì vậy, bổ sung sắt cho mẹ bầu là việc hết sức cần thiết. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là phụ nữ có thai nên uống sắt vào lúc nào?

Để đảm bảo sức khỏe và có đủ trữ lượng sắt cần thiết khi bước vào giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ được khuyến khích sử dụng sắt trước khi mang thai từ 1 - 3 tháng với liều lượng khoảng 15mg/ngày. Nếu đã bỏ qua thời điểm này, bà bầu nên bổ sung sắt ngay khi phát hiện mang thai. Trường hợp của Kim Phụng, bạn có thể bắt đầu uống sắt từ bây giờ và duy trì trong suốt thai kỳ.

Liều dùng Kim Phụng có thể tham khảo như sau:

  • Ba tháng đầu: Nhu cầu sắt của mẹ tăng gấp đôi trong thời kỳ mang thai. Lúc này, bạn cần khoảng 27mg sắt mỗi ngày.
  • Ba tháng giữa: Trong giai đoạn này, thai nhi phát triển nhanh và mạnh mẽ, do đó cơ thể cần lượng sắt lớn hơn. Bạn sẽ cần cần bổ sung khoảng 30-60mg sắt mỗi ngày.
  • Ba tháng cuối: Đây là giai đoạn mẹ có nhu cầu sắt cao nhất để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ, đồng thời tích trữ đủ lượng sắt cần thiết cho quá trình sinh nở. Lúc này, bạn sẽ cần nhiều hơn 60mg sắt mỗi ngày.

Ngoài ra, sau khi sinh, mẹ cũng được khuyến nghị bổ sung sắt từ 6 - 12 tuần.

Lưu ý: Liều lượng sắt cụ thể sẽ thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế của mẹ bầu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liều dùng phù hợp.

Phụ nữ có thai uống sắt khi nào tốt?

Khoáng chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói.

Theo đó, buổi sáng khi thức dậy, cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài sẽ ở trạng thái thiếu sắt và canxi, lúc này việc tiêu thụ sắt sẽ ít gặp cản trở, cho hiệu quả hấp thu tốt hơn.

Thời điểm sử dụng sắt được cho là lý tưởng nhất là trước khi bắt đầu bữa sáng khoảng 30 phút. Tuy nhiên, để tránh dạ dày bị kích ứng, bạn nên uống chúng sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ. Ngoài bữa sáng, bạn cũng có thể bổ sung sắt trước hoặc sau bữa trưa.

Cần tránh uống sắt vào tối muộn trước khi đi ngủ vì ban đêm là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ chậm lại. Nếu uống sắt vào thời điểm này, các hoạt chất sẽ được hấp thu một cách kém hiệu quả, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu và tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Phụ nữ có thai cần lưu ý gì khi uống sắt?

Để các sản phẩm bổ sung sắt phát huy hiệu quả tối ưu, đảm bảo an toàn, khi sử dụng mẹ bầu cần lưu ý:

Chọn sản phẩm chất lượng

Chất lượng của các chế phẩm bổ sung sắt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn của cả mẹ và bé.

Các sản phẩm bổ sung sắt trên thị trường có thể chia thành hai loại chính căn cứ theo thành phần là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt vô cơ thường chứa lượng sắt cao nhưng chúng lại không được đánh giá cao so với sắt hữu cơ vì dễ gây tác dụng phụ. Sắt hữu cơ thường có giá thành cao hơn sắt vô cơ nhưng chúng lại được khuyên dùng cho bà bầu nhiều hơn vì khả năng hấp thu nhanh, ít gây kích ứng hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón, nóng trong khi sử dụng sắt.

☛ Tham khảo: Sắt nước hay sắt viên mới tốt cho bà bầu?

Ngoài ra, khi chọn sắt cho bà bầu, bạn cũng cần chú ý đến các tiêu chí như:

  • Sản phẩm có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
  • Được chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao.
  • Bảng thành phần sản phẩm rõ ràng, minh bạch, không chứa chất bảo quản, hương liệu nhân tạo và các chất cấm.
  • Được Bộ Y tế cấp phép.

Nếu Kim Phụng gặp khó khăn trong việc chọn thuốc sắt an toàn, đảm bảo chất lượng thì đừng bỏ qua Fogyma.

Fogyma không giống các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt trên thị trường. Sản phẩm đã trải qua rất nhiều khâu kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn của dược phẩm và đã được cấp phép bởi Bộ Y tế.

Với 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Italia và thành phần chính là sắt nguyên tố dưới dạng phức hợp sắt [III] hydroxyd polymaltose [Iron Polymaltose Complex - IPC], Fogyma giúp bù đắp lượng sắt thiếu hụt một cách nhanh chóng và phòng ngừa, cải thiện hiệu quả các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt nhờ những ưu điểm sau:

  • Hấp thu nhanh: IPC có cấu trúc tương tự như Ferritin - một loại protein quan trọng trong việc dự trữ sắt của cơ thể, do đó có khả năng hấp thu cao hơn.
  • Ít tác dụng phụ: IPC không bị ion hóa như các sản phẩm chứa muối sắt [II] thông thường, không gây kích ứng cho đường tiêu hóa, giảm tối đa tình trạng nóng trong người và táo bón.
  • Hương vị thơm ngon: Fogyma có vị ngọt, hương thơm dễ uống, không gây buồn nôn khi sử dụng.
  • Không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết: Đường trong Fogyma là đường điều vị, không cung cấp năng lượng và không gây tiểu đường thai kỳ.

Tìm nhà thuốc bán Fogyma gần nhất TẠI ĐÂYMua FOGYMA ở nhà thuốc > GIÁ TỐT HƠN

Sử dụng đúng liều lượng

Sử dụng sắt với liều lượng không phù hợp có thể gây ra hàng loạt vấn đề cho mẹ bầu. Cụ thể:

Nếu sử dụng với liều thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể mẹ sẽ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe liên quan. Trong khi đó, nếu dùng sắt với liều lượng cao cũng có thể dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như ngộ độc, suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Như vậy, để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định, tránh tự ý tăng giảm liều lượng. Đặc biệt, không nên kết hợp sử dụng nhiều sản phẩm chứa sắt cùng một lúc.

☛ Tham khảo đầy đủ: Uống nhiều sắt khi mang thai có tốt không?

Không uống sắt cùng lúc với canxi

Canxi và sắt là những khoáng chất có vai trò quan trọng với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc bổ sung đồng thời 2 chất này cùng lúc lại không được khuyến khích.

Theo đó, sắt là khoáng chất khó hấp thu. Trong khi đó, canxi có thể tương tác, làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Để việc bổ sung sắt và canxi đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên uống sắt cách thời điểm uống canxi ít nhất 2 giờ. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiêu thụ sắt cùng với trà, cà phê, bia, rượu, đồ uống có gas và các thực phẩm giàu canxi như sữa, váng sữa, phô mai, sữa chua...

Sinh hoạt và bổ sung dinh dưỡng khoa học

Việc sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn có lợi cho quá trình hấp thu thu sắt của cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và hạn chế thức khuya
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Bạn có thể cân nhắc tập các bộ môn như bơi lội, yoga... với cường độ phù hợp.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình hấp thu, trao đổi chất.
  • Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm, cân bằng dưỡng chất, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất.

☛ Đọc tiếp: Thực đơn bổ sung sắt cho mẹ bầu

Kim Phụng thân mến, trên đây Fogyma đã giải đáp thắc mắc của bạn về việc "Phụ nữ có thai nên uống sắt khi nào? Uống lúc nào là tốt?". Bên cạnh việc duy trì bổ sung sắt đầy đủ, đúng liều lượng, bạn cũng nên chủ động chăm sóc bản thân, thăm khám định kỳ để được theo dõi sức khỏe thai kỳ toàn diện nhất.

Chủ Đề