Bác sĩ ngô đức hùng sinh năm bao nhiêu

Bác sĩ Ngô Đức Hùng [Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai] đã có mặt tại hầu hết các “điểm nóng” của dịch Covid-19 trên cả nước, như: Đà Nẵng, Hải Dương, Bắc Giang và bây giờ là Bệnh viện dã chiến số 16 tại TP Hồ Chí Minh. Bác sĩ Hùng chia sẻ: “Đến với bệnh viện dã chiến từ mệnh lệnh của cấp trên, nhưng với nhân viên y tế thì không có mệnh lệnh nào mạnh hơn sinh mệnh của bệnh nhân”.

Phóng viên [PV]: Được biết, bác sĩ đã vào hỗ trợ Bệnh viện dã chiến số 16 được 50 ngày. Cảm xúc của bác sĩ khi đến TP Hồ Chí Minh lần này?

Bác sĩ Ngô Đức Hùng: Tôi đã đến TP Hồ Chí Minh rất nhiều lần, đi chơi, hội thảo, tập huấn... Trong ký ức của tôi, TP Hồ Chí Minh là một thành phố năng động. Khi nhận quyết định tăng cường cho TP Hồ Chí Minh chống dịch, lúc bước ra khỏi sân bay, đường phố vắng tanh, lạnh ngắt, hình ảnh đó thực sự là một cú sốc đối với tôi. Thêm một lần sốc nữa khi tới Bệnh viện dã chiến số 16 được thiết lập tại một xưởng đóng tàu, xung quanh có rất nhiều cây dừa nước và đất trống. Tôi ngỡ ngàng bởi mọi thứ vẫn đang ngổn ngang trong khi nhiệm vụ của chúng tôi là phải xây dựng một bệnh viện có sức chứa và điều trị 500 bệnh nhân nặng và phải vận hành sau khi có quyết định vài ngày.

Để vận hành bệnh viện dã chiến này, mỗi nhân viên y tế phải hoạt động đến 300% công suất. Tôi đã vào những tâm dịch có quy mô lớn như: Đà Nẵng, Bắc Giang; nhưng khi đến TP Hồ Chí Minh và ngay sau khi nhận những bệnh nhân nặng chuyển đến từ tuyến dưới thì tôi nhận ra rằng, những lần vào tâm dịch trước chỉ như những cuộc “tập dượt” mà thôi. Đây mới là trận đánh đích thực. Bệnh nhân rất nặng và rất nhiều khiến nhân viên y tế choáng váng trong những ngày đầu tiên. Nhưng may mắn, chúng tôi sớm thích nghi và làm việc theo quy trình.

PV: Bác sĩ vừa nói đến “khoảnh khắc choáng váng”. Đó có phải là tâm lý lo sợ khi chúng ta không thể làm tốt được công việc của mình hay không?

Bác sĩ Ngô Đức Hùng: Đúng vậy, một phần là tâm lý lo sợ, nhưng nỗi lo lớn nhất với nhân viên y tế chúng tôi là nhiều bệnh nhân quá nặng, đến mức độ chúng tôi luôn lo sợ liệu mình có đủ sức chiến đấu để “giành” lại bệnh nhân được hay không. Chúng tôi không sợ mình bị nhiễm Covid-19 mà chúng tôi chỉ sợ mình bị ốm thì phần việc sẽ dồn lên vai đồng nghiệp.

PV: Bác sĩ có viết trên Facebook về những áp lực điều trị. Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

Bác sĩ Ngô Đức Hùng: Thực sự áp lực rất lớn. Tôi là bác sĩ hồi sức cấp cứu có “thâm niên” 15 năm, nhưng cũng không thể tưởng tượng được sự khắc nghiệt và chứng kiến nỗi đau chạm đến phần sâu nhất trong mỗi con người của đợt dịch này. Trong cuộc chiến khốc liệt chống lại dịch bệnh, rất nhiều y, bác sĩ đã bị ám ảnh, sang chấn tâm lý khi chứng kiến số lượng bệnh nhân nhập viện và tử vong nhiều. Thậm chí, ngay cả lúc ngủ cũng nghe thấy tiếng tít tít của máy thở văng vẳng bên tai. Quả thật, những gì nhân viên y tế tầng cuối chứng kiến trong vài tuần đại dịch vừa qua, đã đủ hết cả đau thương cho một đời người.

PV: Điều gì đã giúp bác sĩ và đồng nghiệp vượt qua những áp lực lớn như thế để tiếp tục trụ vững, điều trị cho bệnh nhân nặng và nguy kịch?

Bác sĩ Ngô Đức Hùng: Thực ra, một trong những động lực lớn nhất của chúng tôi đó chính là người bệnh. Nhìn những bệnh nhân thở máy, đằng sau họ là cả một gia đình mong ngóng họ trở về nhà. Bởi vậy, không có lý do gì để chúng tôi buông tay, dù chỉ còn 1% chúng tôi cũng phải nỗ lực đến cùng. Ví như một bệnh nhân nữ mới 24 tuổi, nặng 130kg, tổn thương phổi nặng nhưng cô gái đó có sự nỗ lực phi thường. Phổi đã tổn thương nhưng lại phải gánh khối lượng cơ thể như vậy nên khi hội chẩn, các bác sĩ đã lo ngại có thể cô không qua được. Nhưng sự nỗ lực của chính bệnh nhân, cộng với y, bác sĩ ngày đêm cứu chữa, trấn an tâm lý, động viên kịp thời; trong khoảng 10 ngày, phổi cô gái đã dần tốt lên, bỏ được máy thở. Mỗi lần nhân viên y tế đi qua, bạn ấy bừng lên hạnh phúc, giơ tay vẫy chào và nói: “Em ổn, em không sao, em khỏe rồi”. Đó vừa là động lực, vừa là món quà vô giá đối với chúng tôi.

Những bệnh nhân được xuất viện, có lẽ đó là ngày hạnh phúc đối với họ. Bởi những ngày nằm viện sẽ trở thành nỗi ám ảnh không bao giờ quên khi hằng ngày phải chứng kiến hình ảnh người bên cạnh được chuyển đi trên những xe cáng trong chiếc túi trắng. Rồi những đêm thức trắng không dám ngủ vì khó thở, vì sợ. Có bệnh nhân thở máy, khi còn đủ tỉnh táo đã viết ra giấy dòng chữ: "Bao giờ em chết hả bác sĩ?". Dòng chữ ấy đã tác động mạnh mẽ đến người bác sĩ. Không biết nó gửi gắm niềm hy vọng hay tuyệt vọng. Nhưng chắc chắn với nhân viên y tế, mỗi sinh mạng đều đáng quý.

TTO - Trong khi cuốn sách mới nhất 'Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể' đang cháy hàng khi sách còn chưa 'ra sạp', thì hai cuốn sách cũ của bác sĩ Ngô Đức Hùng cũng lọt top những cuốn sách được mua nhiều nhất tại Hội sách trực tuyến quốc gia.

Ba cuốn sách được săn lùng của bác sĩ Ngô Đức Hùng

Hội sách trực tuyến quốc gia do Cục Xuất bản, in và phát hành chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức trên Sàn book365.vn đang đi những ngày cuối cùng với những ưu đãi hấp dẫn cho bạn đọc.

Để bế mạc hội sách, trong ba ngày từ 14 đến 16-5, ban tổ chức đưa ra đợt trợ giá chưa từng có với hàng chục ngàn bản sách từ gần 200 tựa sách hay nhất được trợ giá tới 90%, giảm 30% phí vận chuyển.

Dự kiến 15.000 - 20.000 cuốn sách được trợ giá đặc biệt từ nhiều nhà tài trợ và gần 100 đơn vị xuất bản, nhà phát hành sẽ tới tay bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc vùng sâu vùng xa trong ba ngày khuyến mãi đặc biệt này.

Tính đến nay, sau gần 30 ngày diễn ra, hội sách đã có gần 4 triệu lượt truy cập từ các kênh, hơn 30.000 cuốn sách được trợ giá 50 - 90% đã tới bạn đọc cả nước từ nhiều nhà tài trợ như Công ty cổ phần dược phẩm Thái Minh, Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ GNC, Vitranet24, Công ty ViVi Education và nhiều nhà tài trợ cá nhân.

Tổng kết của ban tổ chức hội sách cho biết một số tựa sách được độc giả tìm mua nhiều nhất tại hội sách thời gian qua hầu hết là các cuốn sách văn học kinh điển như: Truyện cổ Andersen, Truyện cổ Grimm, Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Những tấm lòng cao cả, Góc sân và khoảng trời, Cây cam ngọt của tôi…

Những cuốn sách non-fiction [phi hư cấu] cung cấp tri thức cũng được độc giả của hội sách tìm mua nhiều như: Chuyển đổi số đến cốt lõi, Cẩm nang chuyển đổi số, Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ - Hồi ký của một người còn sống, Quốc gia khởi nghiệp, bộ Nhân tố Enzyme phương thức sống lành mạnh, Người nam châm, OSHO Yêu, Muôn kiếp nhân sinh…

Đáng chú ý là bộ 2 cuốn sách của bác sĩ rất "hot" trên mạng xã hội Hùng Ngô [Ngô Đức Hùng]: Để yên cho bác sĩ hiền, Ba phút sơ cứu vốn là những cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất của Nhã Nam, liên tục phải tái bản trong thời gian qua, thì tại Hội sách trực tuyến quốc gia chúng lại tiếp tục lọt danh sách những cuốn được bạn đọc chọn mua nhiều nhất.

Cuốn sách mới nhất Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể sẽ được Công ty cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam chính thức giới thiệu vào ngày 17-5 tới, nhưng tác giả cho biết hiện đợt in đầu tiên đã không còn sau hàng loạt đơn đặt hàng trước.

Cuốn sách là một biên niên ngắn gọn về 2 năm COVID của thế giới và Việt Nam [giai đoạn cuối năm 2019 đến tháng 4-2021] dưới góc nhìn của một bác sĩ trực tiếp tham gia chống dịch từ những ngày đầu.

Chủ Đề