Cận 3 độ la bao nhiêu diop

Một trong những bệnh lý ngày càng tăng khi xã hội phát triển đó là cận thị. Con người do bị giới hạn về tầm nhìn và việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử khiến cho đôi mắt trở nên yếu và dễ gặp các bệnh lý về mắt hơn.

Cận thị là gì?

Cận thị là một trong các tật khúc xạ khá phổ biến hiện nay, người cận thị thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần còn thấy mờ hoặc rất mờ khi nhìn các vật ở xa. Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường, do đó người cận thị thường phải nheo mắt khi nhìn các vật ở xa. Người có độ cận càng cao thì tầm nhìn sẽ càng hạn chế.

Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Độ cận thị được kí hiệu là D [Diop]. Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính sử dụng giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật gần như là bình thường. Diop biểu hiện tình trạng bệnh cận thị của mắt, diop càng lớn thì cận thị càng nặng. Nhiều người cận nặng khi tháo kính ra còn không thể tránh các vật cản trước mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, học tập và làm việc.

Cận thị có thể được chia làm 3 nhóm theo mức độ từ nhẹ tới nặng

Cận nhẹ: Là cận thị có độ nặng dưới 3,00 diop

Cận trung bình: Là cận thị có mức độ từ 3,00 diop – 6,00 diop

Cận nặng: Là cận thị có độ cận trên 6,00D diop

Cận thị ban đầu có thể ban đầu chỉ ở mức độ nhẹ, nhìn hơi mờ nhưng nếu không được thăm khám thì độ cận có thể tăng lên nhanh chóng hoặc mắc các bệnh lý khác về mắt. Khi xác định được độ cận và độ cận ở mức độ nào sẽ giúp cho việc thăm khám và điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Vì sao cần kiểm soát tiến triển cận thị?

‎Khi mắt đã xuất hiện cận thị thì đồng nghĩa đã có nguy cơ phát triển các bệnh lý gây suy giảm thị lực về mắt, khi độ cận càng tăng thì nguy cơ mắc các bệnh lý đó càng tăng. Các bệnh lý thường gặp ở những người có độ cận cao như nhược thị, lác, bong võng mạc, glocom,…Để tránh hoặc giảm khả năng dẫn tới các biến chứng trên thì việc kiểm soát tiến triển cận thị cần được chú ý và thực hiện ngay khi phát hiện cận thị.

Cách kiểm soát tiến triển cận thị

Để kiểm soát tiến triển cận thị, người cận thị nên đi kiểm tra ít nhất từ 3 đến 6 tháng một lần để biết được mức độ phát triển của độ cận. Nếu như ở lứa tuổi học đường, cận thị triến triển từ 1 độ trở lên được coi là tiến triển nhanh và nặng, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Để biết phương pháp kiểm soát độ cận nào phù hợp, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn phù hợp.

Quy tắc 20-20-20 có thể thấy là một quy tắc hay được nhắc đến nhất không chỉ trong quá trình giúp kiểm soát tiến triển cận thị mà còn là quy tắc giúp đôi mắt của chúng ta được nạp năng lượng ngắn hạn. Mỗi 20 phút tiếp xúc với màn hình điện thoại, chúng ta nên dừng lại và nhìn ra một điểm cách xa khoảng 20 feet [tương đương 6.1 mét] trong vòng 20 giây.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa Atropine nồng độ thấp sẽ hỗ trợ làm chậm tốc độ tăng độ cận. Độ tuổi khuyến cáo sử dụng thuốc nhỏ mắt này trong các nghiên cứu là từ 6 tuổi trở lên có độ cận tăng ít nhất -0.5 Diop trong vòng 6 tháng trước đó. Vì vậy để có thể sử dụng thì người cận thị hoặc trẻ bị cận thị cần đi thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ.

Phương pháp sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K. Ortho-K là phương pháp đeo kính điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời khi đi ngủ [trung bình 6 – 8 giờ mỗi đêm] và tháo ra khi thức dậy vào sáng hôm sau. Trẻ sẽ có được tầm nhìn rõ nét vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng.

Những trường hợp có độ cận thấp, người bệnh có thể chỉ cần điều chỉnh sinh hoạt theo tư vấn của bác sĩ để cải thiện tầm nhìn tốt nhất.

Nếu người cận thị có độ cận cao hoặc mức độ gia tăng độ cận nhanh thì bác sĩ có thể cân nhắc đưa ra lời khuyên kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tích cực.

Qua đây chúng ta có thể đã biết được thêm về độ cận thị và tiến triển cận thị. Để phát hiện và kịp thời điều trị cận thị cũng như các bệnh về mắt, chúng ta nên đi khám định kỳ 3-6 tháng 1 lần ngay cả khi chưa bị cận nhé.

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến của mắt, người bị cận thị chỉ nhìn rõ được các vật ở gần và không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa. Hiện nay, cận thị được chia thành nhiều mức độ, trong đó nguy hiểm nhất là cận thị nặng và cận thị cực đoan bởi đây là nguyên nhân dẫn đến mù lòa.

Vậy cận nặng có bị mù không, hãy cùng Bệnh viện mắt Việt tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cận thị bao nhiêu độ là nặng?

Cận thị được chia làm 4 mức độ như sau:

  • Cận thị nhẹ: từ -0.25 Diop đến -3 Diop.
  • Cận thị trung bình: từ -3.25 Diop đến – 6 Diop.
  • Cận thị nặng: từ -6.25 Diop đến -10 Diop.
  • Cận thị cực đoan: từ -10.25 Diop trở lên.

Những người bị cận thị từ -6.25 Diop trở lên được xếp vào nhóm cận thị nặng. Cận thị trên -10 Diop không còn là cận thị đơn thuần nữa mà kèm theo đó sự thoái hóa ở phần sau của nhãn cầu dẫn đến các nhiều biến chứng nguy hiểm khác về mắt.

Để xác định chính xác độ cận thị, cần kiểm tra bằng máy đo khúc xạ tự động,và thử kính chủ quan và khách quan.

Cận thị bao nhiêu độ thì mù?

Mặc dù không có bất kỳ giới hạn nào cho độ cận nhưng nếu người bị cận thị vượt quá -50 Diop sẽ được xem là mù vì lúc này bệnh nhân chỉ có thể nhìn rõ vật ở cách mắt 2cm và dù được chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng rất kém.

Khi mắt bị cận nặng đến -20, -25 Diop thường sẽ kèm theo các bệnh lý khác như bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, thoái hóa võng mạc cận thị, đục thủy tinh thể, nhược thị,… Những bệnh lý này khiến mắt bị giảm thị lực, nếu để tiến triển nặng và nếu không chữa sẽ khiến mắt bị mù lòa trước khi cận đến -50 Diop.

Cận thị nặng có thể gây ra các bệnh lý gây giảm thị lực như : glôcôm, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người có độ cận thị cao có nguy cơ bị bong võng mạc gấp 5 – 6 lần so với người có độ cận thị thấp, nguy cơ mắc bệnh glôcôm góc mở cao hơn 50% và nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với những người có độ cận thị vừa phải.

Bị cận thị nặng phải làm sao?

Người bị cận thị nặng cần được thăm khám để các Bác sĩ nhãn khoa đưa ra phương pháp phù hợp kiểm soát và ngăn ngừa sự tiến triển. Bên cạnh đó, người bệnh cần sử dụng kính mắt, thuốc nhỏ mắt hoặc có thể phẫu thuật cận thị điều chỉnh thị lực cho tốt nhất.

Tuy nhiên, các phương pháp này không giải quyết được nguyên nhân gây cận thị mà chỉ điều trị các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, ngoài việc sử dụng kính thì bạn cần có biện pháp ngăn ngừa diễn tiến của bệnh.

  • Tăng cường các hoạt động ngoài trời để mắt được phóng tầm mắt ra xa. Một số nghiên cứu châu Âu đã chỉ ra việc tiếp xúc với tia UVB trong ánh nắng có thể giảm tỷ lệ mắc cận thị, đặc biệt là lứa tuổi 14-29.
  • Lên chế độ ăn uống khoa học, tăng cường dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin C, A, E, chất chống oxy hóa, Omega-3… có mặt trong các thực phẩm như: thịt, trứng, cá, các loại hạt, cà rốt, cam quýt, quả mọng…
  • Có chế độ sinh hoạt khoa học: hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, giữ khoảng cách từ mắt với màn hình máy tính là 45cm, điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính phù hợp, áp dụng quy tắc “20-20-20” [20 phút làm việc thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa 20 feet – khoảng 6m].
  • Tránh làm việc, đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng để không làm mắt tổn thương nhiều hơn.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của Bác sĩ để hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của cận thị.
  • Sử dụng kính áp tròng cứng để làm chậm quá trình nhãn cầu cận thị bị giãn dài.

Trên đây là một số chia sẻ của Bệnh viện mắt Việt để giúp bạn biết được cận nặng có bị mù không. Đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp hạn chế tình trạng mắt cận nặng hơn. Liên hệ qua số hotline 0902249368 để tìm hiểu thông tin chuyên khoa, đặt lịch khám.

Hy vọng qua bài viết của Bệnh viện mắt Việt đã giúp các bạn nắm rõ những thông tin của cận thị nặng. Khi có những dấu hiệu của cận thị nặng, nên nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để được các Bác sĩ thăm khám và kiểm tra để điều trị phù hợp.

Là một trong những trung tâm Y khoa về mắt hàng đầu Việt Nam, Bệnh viện mắt Việt tự hào là Bệnh viện đầu tiên trang bị phòng mổ áp lực dương, đảm bảo vô trùng tốt nhất tương đương tiêu chuẩn Mỹ và Châu Âu. Đồng thời luôn tự hào là hệ thống nhiều Bệnh viện cùng các Bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm để Bệnh nhân gửi gắm niềm tin cũng như tìm lại ánh sáng cho đôi mắt.

Cận thị 3 diop là bao nhiêu độ?

Người bị cận 3 độ tức là độ cận thị của họ là 3 diop. Với mức độ này thì khoảng cách mà họ nhìn rõ tương đối mờ. Những người có độ cận 3 diop chỉ nhìn rõ được vật ở khoảng cách từ 30cm trở lại, nếu xa hơn khoảng cách này họ sẽ thấy mọi vật mờ nhòe.

Cận 7 độ là bao nhiêu diop?

3 Cách đo độ cận thị của mắt tại nhà Mức độ cận thị thông thường sẽ có sự tương ứng với một khoảng thị lực, cụ thể: Thị lực 6 - 7/10: Độ cận tương ứng sẽ là -0.5 Diop.

Cận thị 1 5 diop trở lên là bao nhiêu độ?

Ví dụ -1D, -2D, -3D tương đương cận thị 1 độ, 2 độ và cận thị 3 độ. Vậy cận 1.5 diop là bao nhiêu độ? Cận 1.5 diop được hiểu là cận 1.5 độ.

Cận thị nhẹ nhất là bao nhiêu độ?

Mức nhẹ: Cận từ - 0,25 đến – 3 Diop. Mức trung bình: Cận từ - 3,25 đến – 6 Diop. Mức nặng: Cận từ - 6,25 đến – 10 Diop. Mức cực đoan: Cận trên – 10,25 Diop.

Chủ Đề