Bài 12 phân bón hóa học lớp 11

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa hóa học lớp 11
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 11
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11
  • Sách giáo khoa hóa học nâng cao lớp 11
  • Sách Giáo Viên Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Giải Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 11 Nâng Cao

Giải Bài Tập Hóa Học 11 – Bài 12: Phân bón hóa học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 [trang 58 SGK Hóa 11]: Cho các mẫu phân đạm sau đây: amoni sunfat , amoni clorua, natri nitrat. Hãy dùng các thuốc thử thích hợp để phân biệt chúng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng?

Lời giải:

Ta hoà tan một ít các mẫu phân đạm vào nước thì được 3 dung dịch muối: [NH4]2SO4, NH4Cl, NaNO3. Cho từ từ dung dịch Ba[OH]2 vào từng dung dịch:

– Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai và xuất hiện kết tủa trắng là [NH4]2SO4

[NH4]2SO4 + Ba[OH]2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑+ 2H2O

– Nếu thấy dung dịch nào có khí bay ra có mùi khai là NH4Cl

2NH4Cl + Ba[OH]2 → BaCl2 + 2NH3 ↑+ 2H2O

– Dung dịch không có hiện tượng gì là NaNO3

Bài 2 [trang 58 SGK Hóa 11]: Từ không khí, than, nước và các chất xúc tác cần thiết, hãy lập sơ đồ điều chế phân đạm NH4NO3.

Lời giải:

Bài 3 [trang 58 SGK Hóa 11]: Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3[PO4]2. Hãy tính hàm lượng phần trăm P2O5 có trong quặng trên.

Lời giải:

Trong 1000g quặng có: 1000. 35% = 350g Ca3[PO4]2

Bảo toàn nguyên tố P ⇒ trong 1 mol Ca3[PO4]2 có 1mol P2O5 nghĩa là trong 310g Ca3[PO4]2 tương ứng có 142g P2O5.

⇒350g Ca3[PO4]2 có lượng P2O5 là:

Bài 4 [trang 58 SGK Hóa 11]: Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.

a] Tính thể tích khí ammoniac [đktc] cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4 : n[NH4]2HPO4 = 1 : 1.

b] Tính khối lượng amophot thu được.

Lời giải:

Phương trình phản ứng:

H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4

H3PO4 + 2NH3 → [NH4]2HPO4

⇒ Phương trình phản ứng tổng hợp:

2H3PO4 + 3NH3 → NH4H2PO4 + [NH4]2HPO4

a. Từ ptpư ta có:

∑số mol NH3 cần dùng = 1,5 số mol H3PO4 = 1,5.6.103 = 9000 [mol]

⇒ VNH3 [đktc] = 9000.22,4 = 201600 [lít]

b. Từ ptpư ta có:

nNH4H2PO4 = n[NH4]2HPO4 = 0,5.nH3PO4 = 0,5.6.103 = 3000 [mol]

Khối lượng amophot thu được:

mNH4H2PO4 + m[NH4]2HPO4 = 3000.[115+132] = 741000[g] =741[kg]

1. Tóm tắt lý thuyết

- Phân bón hoá học: là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng.

- Có 3 loại chính: phân đạm, phân lân và phân kali.

1.1. Phân đạm

- Cung cấp N hoá hợp dưới dạng NO3-, NH4+

- Kích thích quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ protein thực vật → Cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.

- Độ dinh dưỡng được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố N

- Amoni:

+ Thành phần hóa học: Muối amoni: NH4Cl; NH4NO3; [NH4]2SO4; ...

+ Phương pháp điều chế: NH3 tác dụng với axit tương ứng

+ Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá: NH4+; NO3-

- Nitrat:

+ Thành phần hóa học: NaNO3; Ca[NO3]2; ...

+ Phương pháp điều chế: Axit nitric và muối cacbonat

+ Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá: NO3-

- Urê: 

+ Thành phần hóa học: [NH2]2CO

+ Phương pháp điều chế: CO2 + 2NH3 → [NH2]2CO + H2O

+ Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá: NH4+

1.2. Phân lân

- Cung cấp P cho cây dưới dạng ion PO43-

- Tăng quá trình sinh hoá, trao đổi chất, trao đổi năng lượng của cây.

- Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5.

Supephotphat đơn:

Thành phần hoá học chính: Ca[H2PO4]2 + CaSO4

+ Hàm lượng P2O5: 14-20%

+ Phương pháp điều chế: Ca3[PO4]2 + 2H2SO4 đặc → Ca[H2PO4]2 + CaSO4

+ Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá: H2PO42-

Supephotphat kép:

Thành phần hoá học chính: Ca[H2PO4]2

+ Hàm lượng P2O5: 40-50%

+ Phương pháp điều chế: 

Ca3[PO4]2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3CaSO4

4H3PO4 + Ca3[PO4]2 → 3Ca[H2PO4]2

+ Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá: H2PO42-

Lân nung chảy:

Thành phần hoá học chính: Hỗn hợp phatphat và silicat của canxi, magiê

+ Hàm lượng P2O5: 12-14%

+ Phương pháp điều chế: Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở  trên 1000oC

+ Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hoá: Không tan trong nước, tan trong môi trường axit [đất chua]

1.3. Phân kali

- Cung cấp kali dưới dạng ion K+.

- Tăng cường tạo ra đường, bột, xơ, dầu à tăng khả năng chống rét, chống bệnh và chịu hạn cho cây.

- Đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O

1.4. Phân hỗn hợp và phân phức hợp

- Phân hỗn hợp: N,K,P

- Phức hợp: Amophot: NH4H2PO4 và [NH4]2HPO4

1.5. Phân vi lượng

- Cung cấp các nguyên tố: Bo, Mg, Zn, Cu, Mo… ở dạng hợp chất.

- Cây trồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nên các nguyên tố trên đóng vai trò là vitamin cho thực vật.

2. Bài tập minh họa

Phương pháp giải

- Phân đạm [N]: Phân đạm amoni [NH4+]; Phân đạm nitrat [NO3-]; Phân ure [ [NH2]2CO]. Độ dinh dưỡng = %mN

- Phân lân [P]: Supephotphat đơn [Ca[H2PO4]2]và CaSO4 ]; supephotphat kép [ chỉ chứa Ca[H2PO4]2]. Độ dinh dưỡng = %mP2O5

- Phân kali [K]: Độ dinh dưỡng %mK2O

Bài 1: Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% là

A. 79,26%.    

B. 95.51%.    

C. 31,54%.    

D. 26,17%

Hướng dẫn giải

Độ dinh dưỡng 50% ⇒ %K2O = 50%

2KCl →     K2O

149g →     94 gam

x ←     50%

⇒ x = 50%. 149/94 = 79,26% ⇒Đáp án A

Bài 2: Trong 20g supephôtphat đơn có chứa 5g Ca[H2PO4]2. Độ dinh dưỡng của mẫu lân đó là:

A. 10,23%    

B. 12,01%    

C. 9,56%   

D. 15,17%

Hướng dẫn giải

Ca[H2PO4]2 → P2O5

234gam     → 142 gam

5     → 5.142/234 = 3,03 gam

⇒ %P2O5 = 3,03/20 100% = 15,17% = Độ dinh dưỡng

⇒ Đáp án D

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g [NH4]2SO4 là?

Câu 2: Trộn 50 ml dd H3PO4 1M với V ml dd KOH 1M thu được một muối trung hoà. Giá trị nhỏ nhất của V là?

Câu 3: Cho 100 ml dd NaOH 1M tác dụng với 50 ml dd H3PO4 1M, dd muối thu được có nồng độ mol?

Câu 4: Loại phân đạm nào sau đây có đọ dinh dưỡng cao nhất?

Câu 5: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong [NH2]2CO là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khi đổ KOH đến dư vào dd H3PO4, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được muối

A.K3PO4 và K2HPO4        

B. KH2PO4

C. K3PO4        

D. K3PO4 và KH2PO4

Câu 2: Khi đổ H3PO4 đến dư vào dd KOH, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được muối

A. K3PO4 và K2HPO4        

B. KH2PO4

C. K3PO4        

D. K3PO4 và K2HPO4

Câu 3: Thuốc thử dùng để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối photphat

A. quỳ tím        

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch AgNO3        

D. Dung dịch NaCl

Câu 4: Cho 2 mol KOH vào dd chứa 1,5 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dd có các muối:

A. KH2PO4 và K3PO4        

B. KH2PO4 và K2HPO4

C. K3PO4 và K2HPO4        

Câu 5: Cho dd có chứa 0,25 mol KOH vào dd có chứa 0,1 mol H3PO4. Muối thu được sau phản ứng là:

A. K2HPO4 và K3PO4        

B. K2HPO4 và KH2PO4

C. K3PO4 và KH2PO4        

D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Nhận biết một số phân bón hóa học
  • Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
  • Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.

Video liên quan

Chủ Đề