Bài ca hồ chí minh ca sĩ quang lưng là ai?

MacColl tên thật là James Henry Miller, sinh ra ở Salford [Anh]. Ông đã tham gia phong trào tranh đấu của công nhân rất sớm. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng viết nhạc giúp nhà sản xuất và là diễn viên kịch. Là người yêu thích nhạc dân gian, MacColl đã có trên một trăm đĩa nhạc thể loại này. Ông đã từng được trao giải Grammy với ca khúc “The First Time Ever I Saw Your Face”.

Trong suốt gần nửa thế kỷ qua, mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca khúc “Bài ca Hồ Chí Minh” [The Ballad of Ho Chi Minh] của nhạc sỹ Ewan MacColl lại vang lên với điệp khúc “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh” sôi động. Đây là một trong những ca khúc nổi tiếng viết về Hồ Chủ tịch và là “bài ca đi cùng năm tháng” của âm nhạc Việt Nam.

Trong nhiều chương trình ca nhạc kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bộ Công an tổ chức, bài hát này cũng nhiều lần vang lên, với sự thể hiện của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, hoặc các ca sĩ người nước ngoài. Ca khúc này đặc biệt, bởi tác giả là người nước ngoài viết về vị lãnh tụ của Việt Nam, lại ra đời đúng vào đêm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5/1954. Bài hát đã được NSƯT Quang Hưng đưa về Việt Nam từ năm 1967 và ông cũng là người đầu tiên thể hiện thành công.

Nhạc sĩ Ewan MacColl.

Trong di vật của giọng ca vàng Quang Hưng để lại cho vợ là NSƯT Hoàng Mỵ, còn lưu lại ký ức của NSƯT Quang Hưng về kỷ niệm với bài hát và tác giả “Bài ca Hồ Chí Minh”. Năm 1967, Quang Hưng là một trong số rất ít ca sĩ được chọn tham gia đoàn nghệ sĩ dự Đại hội liên hoan quốc tế ca hát phản kháng chiến tranh tổ chức tại La Habana [Cu Ba].

Trong đêm khai mạc Đại hội, nhạc sĩ Ewan MacColl đã cùng nữ danh ca người Mỹ, Peggy Seeger, người bạn đời của ông [và là em gái nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng Peter Seeger - tác giả bài hát “Bác Hồ - thầy giáo” [Teacher Uncle Ho], biểu diễn ca khúc này. Bài hát kết thúc, những tràng pháo tay nổi lên như sấm cùng những tiếng hô vang dội “Hồ Chí Minh – Hôxê Macti, Tổ quốc hay là chết” và đề nghị hát lại nhiều lần.

Ngay đêm ấy, ca sĩ Quang Hưng đã tìm gặp 2 người bạn quý. Cùng sóng bước trên bãi biển Varadero tuyệt đẹp đầy gió Đại Tây Dương, hai nghệ sĩ Ewan MacColl và Peter Seeger đã thân tình dạy cho NSƯT Quang Hưng ca khúc “Bài ca Hồ Chí Minh”. Tác giả cũng kể lại tỉ mỉ hoàn cảnh ra đời của bài ca ấy: Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 đã làm chấn động thế giới. Ngay đêm đó, trong Câu lạc bộ Lao động ở London [Anh], các đại biểu “Phong trào đòi tự do cho các thuộc địa” đã tổ chức một cuộc mít tinh để chào mừng thắng lợi này.

Ca sĩ Quang Hưng với cây guitar được Chủ tịch Phidel Castro tặng tại Đại hội liên hoan quốc tế ca hát phản kháng chiến tranh 1967.

Nhạc sĩ Ewan MacColl ôm đàn, bước lên sân khấu với niềm hân hoan báo tin Pháp đã thất bại tại chiến trường Điện Biên Phủ của Việt Nam và đây là ngày hội lớn của tất cả những người lao động bị áp bức trên toàn thế giới. Ông nhấn mạnh: Tại sao chiến thắng đặc biệt có ý nghĩa này lại xảy ra ở Việt Nam mà không ở nơi khác?

Gần đây, tôi đã được đọc cuốn sách của một số giáo sư sử học phương Đông và Pháp, Ý... ca ngợi một nhân vật vĩ đại là Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuốn sách có đoạn: Hồ Chí Minh không chỉ xót thương nhân dân mình, dân tộc mình mà ngay khi còn lưu lạc nơi đất khách quê người, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu nỗi đau khổ của những người nô lệ châu Phi, châu Mỹ...

Gấp cuốn sách lại, lập tức những cảm hứng nghệ thuật đã tràn ngập tâm hồn tôi, giúp tôi nhanh chóng sáng tác một khúc ca về Hồ Chí Minh, người đang nhen lên ngọn lửa giải phóng bừng sáng ở Việt Nam và từ đây sẽ lan nhanh tới mọi lục địa để thiêu cháy mọi áp bức, bất công. Bài hát bày tỏ tình cảm của nhân dân Anh dành cho Hồ Chí Minh, nên tôi sử dụng và phát triển làn điệu dân ca cổ Saxon, với giai điệu thiết tha, sôi nổi.

Rồi, Ewan MacColl nâng cây đàn dân tộc lên trước ngực, âm thanh như dẫn dắt người nghe đi vào những tâm sự thiêng liêng. Cả khán phòng lắng đọng trong âm hưởng “Bài ca Hồ Chí Minh” và mỗi khi Ewan MacColl hát xong một đoạn, mọi người lại hô vang: “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!” đầy phấn khích.

Trước khi rời Đại hội liên hoan quốc tế ca hát phản kháng chiến tranh, vợ chồng nhạc sĩ Ewan Maccoll đã tặng bản nhạc “Bài ca Hồ Chí Minh” cho đoàn Việt Nam với những câu thơ ghi ngoài bìa: “Trên đời có những vật không thể thay đổi/Có những con chim không khuất phục bao giờ/Có những tên người sống mãi với thời gian/Hồ Chí Minh”.

Cũng từ Đại hội này, “Bài ca Hồ Chí Minh” nhanh chóng được phổ biến ở Việt Nam, cũng như trong lực lượng phản chiến ở Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Điển, Nga, Đức, Nhật, Cu Ba… “Bài ca Hồ Chí Minh” đã được các nghệ sĩ yêu hòa bình của Mỹ đón nhận như một vũ khí tinh thần, để tố cáo hành động xâm lược của Mỹ với Việt Nam.

Nhóm ba nghệ sĩ của Peter Seeger đã gửi một lá thư sang Anh, cảm ơn tác giả ca khúc, trong đó viết: “Mỗi khi chúng tôi hát trước những người nghe không cùng chính kiến, tôn giáo, chủng tộc, ở mọi nơi, mọi lúc, bao giờ “Bài ca Hồ Chí Minh” cũng có sức thuyết phục lạ lùng. Bởi vì Việt Nam, Hồ Chí Minh đã làm quang vinh cho nhiều người. Ca ngợi Việt Nam là ca ngợi chính mình. Bài ca được in thành bản nhạc bướm phổ biến nhiều nơi ở Mỹ, kêu gọi lực lượng phản chiến cùng hành động với nhân dân Việt Nam. Chúng tôi biết nói sao để bạn rõ, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân tiến bộ Mỹ quan trọng đến nhường nào”.

Ca khúc “Bài ca Hồ Chí Minh” đã vang lên ở nhiều nước, vào thời điểm Mỹ đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có ý nghĩa quan trọng để góp phần kêu gọi nhân dân tiến bộ khắp thế giới đoàn kết và ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc…

Thanh Hằng

Có một bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhan đề có thể ít người đọc đúng, lời có thể nhiều người hát sai và tên tác giả có thể không nhiều người biết. Đó là bài hát "Bài ca Hồ Chí Minh" được nhạc sĩ Phú Ân đặt lời Việt năm 1967 từ ca khúc nổi tiếng "The Ballad of Ho Chi Minh" của nhạc sĩ, chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình người Anh, Ewan MacColl [1915-1989].

  • 'Bài ca Hồ Chí Minh': Vẫn âm vang chan chứa ân tình

Và điệp khúc "Hồ, Hố, Hồ Chí Minh" là đoạn kết của "Bài ca Hồ Chí Minh", tuy nhiên nhiều người lại tưởng nó chính là tên của bài hát này.

Mỗi dịp tháng 5 sinh nhật Người, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng lại ca vang bài hát đặt lời Việt "Bài ca Hồ Chí Minh" của nhạc sĩ Phú Ân với những ca từ mở đầu: "Miền biển Đông, xa tắp nơi chân trời/ Người dân ở đó lầm than đói nghèo/ Từ đau thương Người đi khắp năm châu/ Lòng tin mặt trời chân lý sáng soi/ Rọi chiếu tới dân mình…". Đó là bài hát với ca từ dễ hiểu, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người, đặc biệt điệp khúc "Hồ, Hố, Hồ Chí Minh" ấn tượng với nhiều người. Người nghe như cảm tưởng tác giả đang kể về công cuộc tìm đường cứu nước và tiến đến giải phóng dân tộc của Bác Hồ kính yêu bằng âm nhạc.

Tuy nhiên điều đặc biệt ở bài hát này là mặc dù ca ngợi Bác Hồ nhưng không mang tính hô hào, tôn vinh quá mức mà sâu xa là ca ngợi đất nước, dân tộc và nhân dân Việt Nam anh hùng. Bài hát cũng chính là "đơn đặt hàng" mà ca sĩ Quang Hưng gửi gắm ông khi ca sĩ được biết đến ca khúc "The Ballad of Ho Chi Minh" trong lần biểu diễn tại Đại hội Liên hoan quốc tế ca hát phản kháng chiến tranh, tại Thủ đô La Habana [Cuba]. Có thể nói bài hát đã được Phú Ân viết bằng một tình yêu, sự cảm kích cùng lòng ngưỡng mộ lớn lao với Bác Hồ.

Nhạc sĩ Phú Ân vẫn đắm say trên những phím đàn.

Suốt hơn nửa thế kỷ qua, bài hát vẫn vang lên đầy tự hào thế nhưng xung quanh bài hát này lại có nhiều câu chuyện rắc rối. Ấy là trong một số chương trình nghệ thuật lớn, nhiều ca sĩ tên tuổi thường hát sai lời, thậm chí có chương trình tên tác giả cũng bị "lờ đi". Chia sẻ về chuyện này, nhạc sĩ Phú Ân nhắn nhủ: "Tên của tôi có thể không quan trọng nhưng chỉ mong ca sĩ nào sử dụng phần lời Việt do tôi viết thì hãy nên hát cho đúng".

Theo ông, cho đến nay chỉ có hai ca sĩ hát đúng lời là cố Nghệ sĩ Ưu tú Quang Hưng và Nghệ sĩ Nhân dân Thái Bảo. Cũng chính từ sự "nhập nhằng" này mà nhiều năm trước có một ấn phẩm tập hợp các ca khúc viết về Bác do NXB Hội Nhà văn ấn hành khi đang ở khâu chuẩn bị in đã phải dừng lại bởi ca từ không chính xác và không có tên tác giả phần lời.

Năm nay nhạc sĩ Phú Ân vừa tròn 80 tuổi, mái tóc đã bạc trắng, thế nhưng sức khỏe, sự minh mẫn, dẻo dai cùng tâm hồn sáng tác trong ông thì vẫn rất dồi dào, nồng cháy. Là người am hiểu, nhanh nhẹn bắt kịp xu thế thời đại, ông thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội để giao lưu, gặp gỡ bạn bè cũng như tìm hiểu đời sống âm nhạc đương đại để sáng tác không bị hụt hơi trước nhu cầu công chúng cũng như xu hướng âm nhạc ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Gần đây, nhiều người tỏ ra khá bất ngờ khi thấy trên Facebook cá nhân, Phú Ân gảy đàn ghi ta và say sưa hát bản tình ca mới toanh của mình - "Cảm xúc hoa hồng".

Khi nhiều người thắc mắc việc "ông cụ" 80 tuổi vẫn lãng mạn, bay bổng như vậy thì ông bảo, tình yêu là sức mạnh muôn thuở, dẫu buồn hay vui. Ông bảo "Tôi nghĩ những điều thực sự sâu xa trong tình yêu thương chân thành thường hay gặp những khúc mắc nhưng thẳm sâu tình yêu thương ấy đã là sự thấu hiểu để mỗi lúc xa cách họ ngẫm về mình. Nó như thể là nguồn năng lượng muôn thuở trong cuộc sống, an ủi động viên mình vượt qua mọi điều".

Phú Ân là người khá bình dị, chân chất và dễ gần. Bất kể ai đến với ông đều được nhạc sĩ đón tiếp nồng hậu, nhiệt thành và cởi mở. Được nhiều bạn bè đồng nghiệp quý mến, Phú Ân luôn coi đó là phần thưởng lớn mà cuộc đời dành cho mình. Từng là nhạc công có tên tuổi trong Dàn nhạc Giao hưởng Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, thế nhưng ông chọn cho mình lối sống giản dị, không bon chen, xô bồ.

Nhạc sĩ Phú Ân trẻ trung ở tuổi 80.

Có lẽ vì thế mà khi đã nghỉ hưu, ông chuyển về định cư tại căn nhà tĩnh lặng, yên bình cạnh bờ đê sông Hồng, mạn thuộc quận Long Biên. Ngày ngày, ông vẫn không thôi đánh đàn, ca hát và day dứt về những lời ca, giai điệu đang được thai nghén, ấp ủ, chỉ chờ có dịp để bùng cháy.

Là anh trai của nhạc sĩ Phú Quang, thế nhưng Phú Ân lại rất ít xuất hiện trước truyền thông bởi ông cho rằng, trong nhà đã có người em trainổi tiếng là quá đủ rồi. Ông cũng chưa khi nào có ý định dựa hơi vào sự nổi tiếng của em, bởi ông cho rằng nếu mình không đủ lực để "cháy", mà phải nhờ người khác thổi hộ lên thì cũng chỉ lóe lên thứ ánh sáng yếu ớt rồi tắt, chẳng ai thổi mình sáng mãi được.

Tuy vậy, nhiều người sống ở thập niên 60, 70 của thế kỷ trước đều biết Phú Ân như một "tay chơi" Hà thành chính hiệu. Đó là vào dịp Noel năm 1962, trong đám cưới của mình tại một khách sạn trên phố Bà Triệu, ông đã ôm đàn hát tặng cô dâu ca khúc "Hẹn ước" do ông tự sáng tác. Không chỉ vậy, nhiều người còn biết thời trẻ ngoài tài năng, ông còn có vẻ ngoài điển trai, phong cách, lịch lãm đã khiến biết bao trái tim phụ nữ phải thổn thức.

Thế nhưng, ông luôn biết cách để giữ êm ấm hạnh phúc gia đình. Khi kể lại câu chuyện này, gương mặt ông lại toát lên niềm hạnh phúc. Ông nói: "Tôi vô cùng biết ơn người bạn đời của mình bởi bà ấy luôn ở bên động viên, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm với tâm hồn của người nghệ sĩ".

Ngoài đặt lời Việt cho "Bài ca Hồ Chí Minh", nhạc sĩ Phú Ân còn sáng tác nhiều ca khúc được Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam phát trên sóng, được đông đảo khán, thính giả yêu thích như: "Em là sông Thương", "Dòng sông bên lở bên bồi", "Muôn thuở ta tìm em"… Một số ca khúc của ông được các Đoàn chọn làm tiết mục biểu diễn và đã đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong các liên hoan âm nhạc như: "Vầng trăng lặng lẽ" [Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng], "Em gái Đồng Đăng" [Đoàn Nghệ thuật Lạng Sơn], "Ta tự hào là Cảnh sát nhân dân Thái Nguyên", "Vì mặt đường bình yên" [Đoàn Văn nghệ Sở Công an Thái Nguyên]…

Là người sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc lại được người anh trai Phú Đắc vốn là một bác sĩ kiêm nhạc công dạy dỗ, bảo ban nên ông đã có nhiều thuận lợi khi bước chân vào con đường nghệ thuật. Vào học khóa 2, Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam] trong khi đất nước còn chiến tranh, miền Bắc mới được giải phóng nên sinh viên âm nhạc thường học "chay" mà chưa có nhạc cụ để thực hành. Mãi đến năm học cuối, ông mới tìm ra bộ môn phù hợp với sở thích của mình cũng như điều kiện của nhà trường, đó là kèn Tuba.

Dù thời gian tiếp cận với loại kèn này không nhiều nhưng với sự sáng dạ, thông minh của mình, ông đã được đánh giá là một trong những sinh viên xuất sắc của khóa. Về công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, ông bắt đầu cuộc đời nhiệt huyết, đam mê với những chuyến lưu diễn ở trong và ngoài nước những mong mang được dòng nhạc bác học này đến gần hơn với đông đảo công chúng.

Ngô Khiêm

Video liên quan

Chủ Đề