Bài hát quốc ca của nhạc sĩ nào là ai?

Lời bài hát Tiến Quân Ca - Văn Cao

Quốc ca Việt Nam hay Tiến Quân ca là một bài hát vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam, bài hát này được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1976.

Đây là một bài hát quen thuộc không thể thiếu được, thường được cất lên trong những buổi lễ long trọng, nghi thức chào cơ,... Nghi thức hát Quốc ca vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dần tộc, bồi đắp lý tưởng Cách mạng của người dân Việt Nam. Hôm nay, Download.vn sẽ giới thiệu MV và lời bài hát Quốc ca Việt Nam, mời các bạn cùng đón xem.

Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc, Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa, Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,

Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên!

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phớiDắt giống nòi quê hương qua nơi lầm thanCùng chung sức phấn đấu xây đời mới

Đứng đều lên gông xích ta đập tan

Từ bao lâu ta nuốt căm hờnQuyết hy sinh đời ta tươi thắm hơnVì nhân dân chiến đấu không ngừngTiến mau ra sa trườngTiến lên! Cùng tiến lên!

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Hợp âm bài hát Quốc Ca Việt Nam

Đoàn quân Việt [F] Nam đi, chung lòng [Dm] cứu quốcBước chân [Bb] dồn vang trên đường gập ghềnh [F] xaCờ in [Dm] máu chiến thắng mang hồn [Am] nước

Súng ngoài [Gm] xa chen [Am] khúc quân hành [F] ca

Đường vinh quang xây [Dm] xác quân thù[F] Thắng gian [Bb] lao cùng [Am] lập chiến [F] khuVì nhân dân chiến [Dm] đấu không [Gm] ngừng[F] Tiến mau ra sa [C] trường[F] Tiến [Dm] lên, cùng [Bb] tiến [F] lên

Nước non Việt [C] Nam ta vững [F] bền

Đoàn quân Việt [F] Nam đi, Sao vàng [Dm] phấp phớiDắt giống [Bb] nòi quê hương qua nơi lầm [F] thanCùng chung [Dm] sức phấn đấu xây đời [Am] mới

Đứng đều [Gm] lên gông [Am] xích ta đập [F] tan

Từ bao lâu ta [Dm] nuốt căm hờn[F] Quyết hy [Bb] sinh đời [Am] ta tươi thắm [F] hơnVì nhân dân chiến [Dm] đấu không [Gm] ngừng[F] Tiến mau ra sa [C] trường[F] Tiến [Dm] lên, cùng [Bb] tiến [F] lên

Nước non Việt [C] Nam ta vững [F] bền

Cập nhật: 21/03/2022

Sự việc Next Media - đơn vị tiếp sóng trận Việt Nam gặp Lào ở AFF Cup hôm 6/12 trên YouTube - tắt tiếng màn hát Quốc ca của tuyển Việt Nam, khiến nhiều khán giả bức xúc, thắc mắc về cách bảo tồn di sản tinh thần quốc gia.

Dù đơn vị tiếp sóng trận đấu chưa giải thích về động thái tắt tiếng phần hát Quốc ca, nhiều người cho rằng doanh nghiệp chủ động thực hiện điều này do chưa xác định được nguồn gốc bản thu âm, sợ vi phạm bản quyền trên mạng xã hội. Đại diện VFF sau đó cho biết sẽ gửi ban tổ chức AFF Suzuki Cup bản thu âm mới Quốc ca Việt Nam.

Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, đồng hành suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc, được nhiều thế hệ ca sĩ biểu diễn ở các sự kiện long trọng. Năm 2016, đại diện gia đình nhạc sĩ hiến tặng nhạc phẩm cho Nhà nước, nhân dân.

Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng ca khúc "Tiến quân ca" cho Quốc hội và nhân dân tháng 7/2016. Ảnh: Thanh Tùng

Nhạc sĩ Văn Cao chỉ để lại giai điệu, ca từ Tiến quân ca, không chú thích các yếu tố như nhịp điệu, độ mạnh nhẹ, giai điệu, hòa âm, âm sắc, tiết tấu. Nhiều đơn vị, cá nhân sau này tự phát triển những phiên bản khác theo cảm nhận riêng.

Theo điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ ai cũng có quyền ghi âm, ghi hình, kinh doanh nhạc phẩm này, miễn tôn trọng quyền nhân thân và quyền tác giả [ghi tên tác giả, không được sửa lời, nhạc]. Khi làm mới Quốc ca hồi tháng 10, Tùng Dương không cần xin phép.

Nhiều chuyên gia đề xuất cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sớm đưa ra quy định chuẩn mực hóa Quốc ca.

Tiến sĩ Nguyễn Công Hóa - nguyên Trưởng Ban Quản lý Dự án website Chính phủ - cho biết bản Quốc ca chuẩn được đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ từ năm 2005, do Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] thực hiện, được thông qua Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ. Đến nay, phiên bản vẫn được sử dụng trong các nghi lễ ngoại giao. Theo ông Hóa, dù có tuổi đời 15 năm, độ phổ biến của bản nhạc không cao, do công tác tuyên truyền chưa tốt.

* Bản Quốc ca được đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ

Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh cho rằng về độ kỹ lưỡng âm thanh, hòa âm, phối khí của Quốc ca chỉ sau Thánh ca - là thể loại âm nhạc mang tính đặc thù, gắn liền với sự trang nghiêm, đẹp đẽ, hùng dũng. Để thể hiện điều trên, chỉ có dàn nhạc giao hưởng và đại hợp xướng mới có thể làm được.

Anh nói: "Nếu một bản thu âm không đủ chất lượng về hòa âm phối khí và kỹ thuật thu âm, nhạc phẩm sẽ trở nên lạc lõng, yếu ớt và rời rạc. Tôi đã tìm nghe bản Quốc ca trên Cổng thông tin chính phủ, bản chính thức cho tới lúc này. Tôi nghĩ là bản này được ghi âm khá lâu rồi. Nếu dùng để phát trên các đấu trường quốc tế chắc chắn không thể đáp ứng những điều tôi nói ở trên. Phải tổ chức sản xuất lại một bản ghi âm mới thôi".

Năm 1997, Đài Tiếng nói Việt Nam từng mời nhiều nhạc sĩ đầu ngành về giao hưởng thực hiện một bộ nhạc lễ, trong đó có phần quốc thiều [nhạc nền Quốc ca], do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phối khí. Phiên bản này có sự góp mặt của dàn giao hưởng và hợp xướng, đến nay vẫn được dùng trong lễ thượng cờ ở quảng trường Ba Đình [Hà Nội], phát hàng ngày trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Một số đơn vị như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cũng sản xuất bản thu riêng, bên cạnh hàng trăm phiên bản do các đơn vị, cá nhân trong, ngoài nước thực hiện.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - nhận định nhiều bản Quốc ca phổ biến nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật, phối khí lỏng lẻo.

Theo một số chuyên gia, Nhà nước cần thành lập Hội đồng âm nhạc duyệt, xây dựng, thống nhất một bản tổng phổ, thể hiện đúng tinh thần tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao. Ông Đỗ Hồng Quân nói: "Bản nhạc toát lên sự hào sảng, kiên cường, hiên ngang nhưng vẫn nhân văn, chứ không đơn thuần là đánh theo kiểu hành khúc. Anh cũng không thể thêm bộ gõ hay những yếu tố khác vào một cách ngẫu hứng. Như vậy, khi giới thiệu Quốc ca trong những sự kiện lớn, với các nước có nền âm nhạc tiên tiến, họ thấy được sự kỹ lưỡng, trình độ phối khí của Việt Nam. Đây là câu chuyện về kiến thức và kỹ thuật".

Ngoài ra, vấn đề bản quyền Quốc ca nảy sinh khi nhiều nhà sản xuất đưa bài hát lên môi trường số. Để có thể kiếm tiền từ bản ghi mình sở hữu, nhà sản xuất đăng ký tính hợp pháp của nội dung [Content ID], tiến hành trực tiếp với YouTube hoặc gián tiếp qua các đối tác của họ ở Việt Nam. Hệ thống này sau đó cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ, khiếu nại. Quy định này áp dụng cho tất cả ca khúc, không có cơ chế riêng cho bất cứ Quốc ca của nước nào.

Do đó, ngoài việc thống nhất nội dung, các nhạc sĩ cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần công bố thông tin để các tổ chức, cá nhân biết bản thu nào thuộc sở hữu tư nhân, bản nào của Nhà nước sản xuất, được dùng miễn phí. Đồng thời, Bộ cũng cần đăng ký bản quyền, quy ước về cách sử dụng ca khúc trên các nền tảng số, tránh cho doanh nghiệp phát sóng bị mất tiền oan. Võ Thiện Thanh lấy ví dụ ở nhiều nước châu Âu, người dân được phổ cập thông tin về bản Quốc ca chính thức, miễn phí.

Hà Thu

"Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao [1923–1995] sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976.[1] Trước đó, bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976.

Tiến Quân Ca
Quốc ca của Việt NamLờiVăn Cao, 1944NhạcVăn Cao, 1944Được chấp nhận13 tháng 8 năm 1945
[Việt Nam Dân chủ Cộng hoà]
2 tháng 7 năm 1976
[Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam]Mẫu âm thanh

  • tập tin
  • trợ giúp

Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca... Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.[2]

Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: "...Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được...".[2] Trong một hồi ký tựa đề "Bài Tiến quân ca",[3] Văn Cao cho biết, khi ông sáng tác Tiến quân ca thì có Phạm Duy ở cùng, và "Anh rất tôn trọng những phút tôi ngồi vào bàn với tập bản thảo và chờ đợi âm thanh từng câu nhạc được nhắc đi nhắc lại. Anh là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến quân ca".[3][4]

Về ca khúc, Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: "Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng" và bài Đống Đa: "Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa"... Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.[2] Phần ca từ trong bài hát ở thời điểm mới ra đời có nhiều khác biệt so với sau này,[5][6] như câu đầu Đoàn quân Việt Nam đi, thì ban đầu là Đoàn quân Việt Minh đi,[5] câu thứ sáu của bài hát ở phiên bản đầu là "Thề phanh thây uống máu quân thù"[6][7] thể hiện sự căm phẫn, đau đớn của Văn Cao trước sự tàn bạo của thực dân Pháp và trước nạn đói đang xảy ra, về sau được nhiều người góp ý, tác giả đã sửa thành Đường vinh quang xây xác quân thù.[5] Câu kết: "Tiến lên! Cùng thét lên! Chí trai là nơi đây ước nguyền!" được Văn Cao sửa thành [...] Núi sông Việt Nam ta vững bền, nhưng đến khi xuất bản thành Quốc ca, ai đó đã sửa thành [...] Nước non Việt Nam ta vững bền, việc này, theo Văn Cao, "Với một ca khúc đòi hỏi trang nghiêm, chữ nước non hát lên bị yếu. Chữ núi sông hát khỏe và hùng tráng".[5]

Sau khi hoàn thành tác phẩm, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, ca khúc được hát trước quần chúng lần đầu tiên tại một cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội bởi Phạm Duy, đây cũng là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cho cờ của chính phủ Trần Trọng Kim và cướp loa phóng thanh hát Tiến quân ca[8], mà theo Văn Cao: "Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó".[3][4]

Còn nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, sau khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[9] Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên lần đầu tiên trước đông đảo dân chúng.[3][4] Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" làm cho bản nhạc khỏe khoắn hơn.[10]

Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca". Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.[11][12] Văn Cao sau này đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.[2]

Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức thay đổi quốc ca.[13] Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.

Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa

Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,

Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca

Đường vinh quang xây xác quân thù,

Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,

Tiến mau ra sa trường,

Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2

Đoàn quân Việt Nam đi, sao vàng phấp phới

Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than

Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,

Đứng đều lên gông xích ta đập tan.

Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,

Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,

Tiến mau ra sa trường,

Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền.

Tiến lên, cùng tiến lên.

Nước non Việt Nam ta vững bền!

Ngày 21 tháng 6 năm 2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [VHTT&DL]. Bà Nghiêm Thúy Băng, với tư cách người đại diện gia đình, đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến quân ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.[14][15]

Tuy vậy, đến tháng 8 năm 2015, Nhà nước không có phản hồi về lời tặng này, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật.[16][17] Ngày 15 tháng 8, trong chương trình Hát mãi khúc quân hành tại Nhà hát Tuổi trẻ và chương trình Tự hào tổ quốc tôi ngày 17 tháng 8, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca. Ngày 26 tháng 8, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn đến trung tâm này đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến quân ca vì ''lời hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao và cũng là tâm nguyện của ông khi còn sống''.[18] Ngay sau đó Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã yêu cầu dừng việc thu tiền.[19]

Ngày 15 tháng 7 năm 2016, gia đình của nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng ca khúc Tiến quân ca cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội.[20] Cũng tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà vợ góa của nhạc sĩ, Nghiêm Thúy Bằng, để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc.[21] Kể từ đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý bài "Tiến quân ca" theo quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.[22][23][24]

Vụ tắt tiếng quốc ca trên YouTube

Ngày 4 tháng 11 năm 2021, VTV tố cáo BH Media đã "đánh bản quyền" "Tiến quân ca" trên YouTube trong một chương trình thời sự.[25][26] Đáp lại, BH Media khẳng định mình "không vi phạm quyền tác giả gốc của Quốc ca", nhưng bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất và ủy quyền cho BH Media quản lý nên họ có quyền "quản lý, khai thác trên YouTube" đối với bản ghi này.[27][28][29] Về mặt pháp lý, luật sư Phạm Duy Khương nhận định "bài hát được hiến tặng thuộc dạng "chết" chứ không phải bản ghi cụ thể nào", nên người nào dùng bài hát "để sản xuất sản phẩm ghi âm, ghi hình, người đó có quyền với bản ghi đó".[24]

Sau đó, ngày 6 tháng 12, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Lào tại AFF Cup 2020, đơn vị giữ bản quyền [Next Media] đã tắt tiếng phần hát Quốc ca Việt Nam vì lý do bản quyền âm nhạc.[30] Đại diện của BH Media cho biết đơn vị tiếp sóng đã tự tắt tiếng Quốc ca để tránh bị mất doanh thu. Bà cũng giải thích rằng trước đó từng có vụ việc kênh YouTube của FPT mất doanh thu vì trận đấu dùng bản ghi "Tiến quân ca" do hãng đĩa nước ngoài là Marco Polo sản xuất.[31] Trong thông cáo báo chí cùng ngày, BH Media cho biết họ chưa từng và chưa bao giờ nhận sở hữu quyền tác giả "Tiến quân ca".[32]

Bình luận về sự việc, con trai của Văn Cao là Văn Thao cho biết gia đình ông thấy "rất buồn", "rất bức xúc", cho rằng các doanh nghiệp trên đã "xâm phạm bản quyền của quốc gia", nếu ai muốn dàn dựng bản ghi âm thì "phải xin phép nhà nước".[33] Nhưng luật sư Lê Thị Thu Hương lại cho rằng "sản xuất bản ghi bài hát này không cần xin phép chủ thể nào".[34] Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cũng như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảnh cáo "các cá nhân, tổ chức không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam".[35][36] Đáp lại, Next Media cho biết sẽ không tắt tiếng phần Quốc ca trong những sự kiện sắp tới trên mọi nền tảng phát sóng.[37] Về mặt pháp lý, luật sư Lê Thị Thu Hương giải thích rằng bài hát được hiến tặng cho công chúng chỉ là "phần nhạc và lời", không phải là một bản ghi âm cụ thể. Luật sư Hương, luật sư Đặng Văn Cường và luật sư Nguyễn Thị Xuyến giải thích rằng các đơn vị sản xuất bản ghi âm sẽ giữ bản quyền các bản ghi âm do họ tạo ra. Họ bỏ tiền ra sản xuất nên họ là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi, ai muốn dùng đều phải xin phép. Tức là, nếu bản ghi "Tiến quân ca" phát trong trận bóng là có bản quyền thì YouTube sẽ gỡ video với lý do vi phạm bản quyền.[38][34]

Trang Báo điện tử Chính phủ phát hành một bản ghi quốc ca mà ai cũng có thể dùng miễn phí.[39] Công văn của phó tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Trần Đức Phấn cũng khuyến nghị lấy đây làm bản được sử dụng thống nhất.[40] Sau đó, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và ban tổ chức AFF Cup đã sử dụng bản ghi này.[41]

  • Quốc ca Việt Nam
  • Quốc kỳ Việt Nam
  • Giải phóng miền Nam, bài hát được sử dụng làm quốc ca của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam giai đoạn 1975-1976
  • Tiếng gọi công dân, quốc ca trước của Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1949 đến 1975.

  1. ^ Quốc hội Việt Nam [2013]. “Điều 13, Chương I: Chế độ chính trị” . Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca
  2. ^ a b c d Vài tâm sự của nhạc sĩ Văn Cao về Tiến quân ca
  3. ^ a b c d Bài Tiến Quân Ca, hồi ký Văn Cao trên tạp chí Sông Hương số 26, tháng 7 năm 1987
  4. ^ a b c Văn Cao Lưu trữ 2011-12-27 tại Wayback Machine - Thụy Khuê
  5. ^ a b c d Vài tâm sự của nhạc sĩ Văn Cao về Tiến quân ca
  6. ^ a b “Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài Quốc ca Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ Văn Cao - Phạm Duy Trần Gian và Tiên Cảnh Lưu trữ 2009-09-07 tại Wayback Machine - Thụy Khuê
  8. ^ Có ý kiến cho rằng Phạm Duy không phải là người buông lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh thay cờ của chính phủ Trần Trọng Kim thời điểm này, vì lúc đó Phạm Duy đang ở miền Nam. Người buông lá cờ xuống, cướp loa phóng thanh là Phạm Đức. Việc viết tắt Ph.Đ đánh máy lỗi thành Ph.D đã khiến sau nhiều người suy đoán là Phạm Duy, theo Nhà thơ - họa sĩ Văn Thao: Sự thật về tình bạn giữa Văn Cao và Phạm Duy.
  9. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài Quốc ca Việt Nam
  10. ^ “Bộ Kèn đồng của Ban nhạc Giải phóng quân đã cử hành Tiến quân ca trong ngày độc lập”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ Quốc ca Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  12. ^ “BÁO CÁO CỦA TIỂU BAN NGHIÊN CỨU BA VẤN ĐỀ QUỐC KỲ, QUỐC CA VÀ QUỐC HUY”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  13. ^ “BÁO CÁO CỦA BAN VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC QUỐC CA MỚI”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  14. ^ “Hiến tặng tác phẩm "Tiến quân ca"”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2012.
  15. ^ "Hiến tặng Quốc ca là tâm nguyện của ông Văn Cao"
  16. ^ “Tại sao thu tiền bản quyền ca khúc Tiến quân ca?”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
  17. ^ Hát quốc ca sẽ bị thu phí tác quyền?, bbc, 21 tháng 8 năm 2015
  18. ^ Dừng thu tiền bản quyền quốc ca, bbc, 26 tháng 8 năm 2015
  19. ^ NLD.COM.VN [25 tháng 8 năm 2015]. “Yêu cầu dừng thu phí bản quyền quốc ca”. nld.com.vn. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ Phúc Quân [ngày 15 tháng 7 năm 2016]. “Tiếp nhận bài "Tiến quân ca" và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao - Báo Nhân Dân”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  21. ^ “Hiến tặng tác phẩm "Tiến quân ca" cho nhân dân và Tổ quốc”.
  22. ^ “Lễ tiếp nhận bài "Tiến quân ca" và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh của Chủ tịch nước cho cố nhạc sĩ Văn Cao”. Cục Bản quyền tác giả Việt Nam. ngày 22 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ “Bài "Quốc Ca" bị đánh bản quyền, VTV lên tiếng”. Người lao động. 5 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ a b Hiểu Đồng [5 tháng 11 năm 2021]. “Vụ BH Media phản pháo VTV về bản quyền Quốc ca: Luật sư nói gì?”. baogiaothong. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  25. ^ VTV, BAO DIEN TU [4 tháng 11 năm 2021]. “'Chiếc gậy' của BH Media, nhận vơ và sự trục lợi bản quyền các tác phẩm trên nền tảng số”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ “Dư luận bức xúc khi Quốc ca Việt Nam bị BH Media nhận vơ bản quyền”. Báo Công lý. 4 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  27. ^ ONLINE, TUOI TRE [4 tháng 11 năm 2021]. “BH Media 'phản pháo' chuyện VTV nói mình 'nhận vơ' bản quyền Quốc ca”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ “Bộ VHTTDL sẽ xem xét việc "Tiến Quân Ca" bị "nhận vơ bản quyền"”. laodong.vn. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  29. ^ News, V. T. C. [5 tháng 11 năm 2021]. “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xem xét vụ bản quyền 'Tiến quân ca'”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  30. ^ VnExpress. “'Tiến quân ca' bị cắt tiếng gây bức xúc”. vnexpress.net. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  31. ^ “BH Media: 'Tuyển Việt Nam cần chuẩn bị bản ghi Quốc ca có bản quyền'”. ZingNews.vn. 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  32. ^ “Không thể tùy tiện sử dụng Quốc ca Việt Nam vào mục đích kinh doanh”. VOV.VN. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  33. ^ Trí, Dân. “Vụ Quốc ca bị tắt tiếng trên YouTube: Con trai nhạc sĩ Văn Cao rất bức xúc”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  34. ^ a b Phạm Dự [7 tháng 12 năm 2021]. “Có phải ai cũng được quyền sử dụng Quốc ca?”. VNExpress. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  35. ^ VTV, BAO DIEN TU [7 tháng 12 năm 2021]. “Không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  36. ^ Trí, Dân. “Bộ Ngoại giao lên tiếng việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng khi chào cờ”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.
  37. ^ “Dừng việc tắt tiếng Quốc ca ở các trận của tuyển Việt Nam tại AFF Cup”. ZingNews.vn. 7 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ Nguyễn Dương [9 tháng 12 năm 2021]. “Tự ý ngắt tiếng Quốc ca dù không bị "đánh" bản quyền bị xử lý như thế nào?”. Dân Trí. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  39. ^ “Quốc ca Việt Nam đang được phát chính thức trên Chinhphu.vn, không ai có quyền ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm này”. baodientu.chinhphu.vn. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  40. ^ ONLINE, TUOI TRE [11 tháng 12 năm 2021]. “Hoạt động thể thao chính thức của Việt Nam sẽ sử dụng bản ghi Quốc ca đăng trên website Chính phủ”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.
  41. ^ ONLINE, TUOI TRE [12 tháng 12 năm 2021]. “Quốc ca Việt Nam không bị tắt tiếng trong trận Việt Nam – Malaysia”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2021.

  •  Cổng thông tin Âm nhạc
  •  Cổng thông tin Âm nhạc Việt Nam

  • Lời và Nhạc Tiến quân ca tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  • Phiên bản nhạc cụ chính thức, lưu trữ bởi Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng
  • Phiên bản không lời chính thức, lưu trữ bởi Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng
  • Phiên bản có lời chính thức, lưu trữ bởi Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng
  • Tiến quân ca tại Navyband.
  • Hiến tặng tác phẩm "Tiến quân ca" – Cục Bản quyền tác giả

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tiến_quân_ca&oldid=68505865”

Video liên quan

Chủ Đề