Bài tập các tội xâm phạm an ninh quốc gia năm 2024

  • 1. HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH THÙY CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 62.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS PHÙNG THẾ VẮC HÀ NỘI - 2017
  • 2. xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ NGUYỄN THỊ THANH THÙY
  • 3. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 31 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 33 Chương 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 39 2.1. Những vấn đề lý luận có liên quan đến tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 39 2.2. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 45 2.3. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 74 Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 83 3.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia 83 3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 86 Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TĂNG CƯỜNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 119 4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam trong thời gian tới 119 4.2. Nguyên tắc tổ chức hệ thống phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam 123 4.3. Các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
  • 4. CHỮ VIÊT TẮT ANQG: An ninh quốc gia BLHS: Bộ luật Hình sự CQĐT: Cơ quan Điều tra TA: Tòa án TAND: Tòa án nhân dân THTP: Tình hình tội phạm VKS: Viện Kiểm sát VAHS: Vụ án hình sự XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 5. BẢNG 1. Bảng 2.1. Bảng thống kê xét xử sơ thẩm hình sự các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015 2. Bảng 2.2. Bảng diễn biến của tình hình tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia từ năm 2006 đến năm 2015 về số vụ và số bị cáo
  • 6. ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ 1. Đồ thị 2.1. Diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015. 2. Biểu đồ 2.1. Cơ cấu số vụ xâm phạm ANQG trong tổng số VAHS nói chung ở Việt Nam 3. Biểu đồ 2.2. Cơ cấu số bị cáo xâm phạm ANQG trong tổng số bị cáo trong các VAHS nói chung ở Việt Nam 4. Biểu đồ 2.3. Diễn biến số vụ xâm phạm ANQG ở Việt Nam qua các năm từ 2006 đến 2015 5. Biểu đồ 2.4. Diễn biến số bị cáo xâm phạm ANQG ở Việt Nam qua các năm từ 2006 đến 2015 6. Biểu đồ 2.5. Cơ cấu theo loại tội xâm phạm ANQG 7. Biểu đồ 2.6. Cơ cấu theo tỷ lệ bị cáo phạm các tội xâm phạm ANQG 8. Biểu đồ 2.7. Cơ cấu theo giới tính 9. Biểu đồ 2.8. Cơ cấu theo độ tuổi bị cáo 10. Biểu đồ 2.9. Cơ cấu theo tỷ lệ số bị cáo theo tôn giáo 11. Biểu đồ 2.10. Cơ cấu theo dân tộc 12. Biểu đồ 2.11. Cơ cấu theo nghề nghiệp 13. Biểu đồ 2.12. Cơ cấu theo trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm 14. Biểu đồ 2.13. Cơ cấu theo quốc tịch bị cáo 15. Biểu đồ 2.14. Cơ cấu theo thành phần xã hội 16. Biểu đồ 2.15. Cơ cấu theo trình độ học vấn 17. Biểu đồ 2.16. Cơ cấu theo động cơ phạm tội 18. Biểu đồ 2.17. Cơ cấu theo biện pháp trách nhiệm hình sự được áp dụng 19. Biểu đồ 2.18. Cơ cấu theo hình phạt áp dụng đối với các bị cáo
  • 7. cấp thiết của đề tài Từ khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội hiện thực, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời lâm vào tình trạng thoái trào, khủng hoảng sâu sắc; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng đây là thời điểm “tận cùng của lịch sử”, là thời cơ xóa bỏ CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, chúng tập trung các hoạt động chống phá các nước XHCN còn lại. Đối với Việt Nam, do vị thế đặc biệt về chính trị, kinh tế, lịch sử, địa lý nên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn xác định việc thay đổi thể chế chính trị XHCN là ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện mưu đồ đó, các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động xâm phạm ANQG, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường, các thế lực thù địch ráo riết chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đặc biệt là thực hiện âm mưu thông qua “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cùng đó, ở trong nước, các nhân tố gây mất ổn định an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn trong xã hội, thậm chí trong một bộ phận cán bộ Nhà nước. Đáng chú ý là số người có thâm thù với cách mạng chưa chịu cải tạo, số đối tượng bất mãn, cực đoan, cơ hội chính trị nếu không có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời sẽ là những nhân tố phá hoại ngay trong đất nước ta, tiếp tay cho các thế lực thù địch bên ngoài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Nhận thức được tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội cũng như sự cần thiết phải tăng cường đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng lĩnh vực quốc phòng, an ninh và coi đó là một nội dung lãnh đạo của Đảng, một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân” [104, tr.76]. Thể chế hóa quan điểm này, tại Điều 12 Luật An ninh quốc gia quy định:“Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lý nghiêm minh, kịp
  • 8. quy định của pháp luật. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối thì bị nghiêm trị” [58, tr.6]. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn các tội xâm phạm ANQG, bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định, tình hình các tội xâm phạm ANQG có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, về tổng thể, hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG trong những năm qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, có nơi, có lúc còn bị động, chưa có giải pháp đồng bộ để phòng ngừa từ xa đáp ứng yêu cầu “an ninh chủ động”. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật về bảo vệ ANQG ở nước ta còn chưa hoàn thiện, còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa kịp thời thể chế hóa chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, một số quy định còn bộc lộ bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Thực tế này đã gây không ít khó khăn cho công tác phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG ở nước ta. Trước thực trạng trên, Đảng ta ra chỉ thị: “Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về tham nhũng, tội phạm có tổ chức, các loại tội phạm về ma túy, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhà nước…” [104, tr.46]. Cùng đó, Đảng yêu cầu: “Cần tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận phục vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, đấu tranh làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.” [104, tr.54]. Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó có lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG nói riêng. Như vậy, cả về lý luận, pháp luật thực định, thực tiễn phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG đều đặt ra yêu cầu cần thiết của việc nghiên cứu đề tài: “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng, thiết kế các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong thời gian tới.
  • 9. nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: + Tổng quan về tình hình nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG, đánh giá khái quát phạm vi và mức độ nghiên cứu của những công trình này nhằm xác định những nội dung được kế thừa và xác định những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. + Làm rõ tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2015. Từ những vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm ANQG, làm rõ các thông số: thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đánh giá tình hình tội phạm ẩn của nhóm tội phạm này. + Xác định những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG. Từ đó, phân tích làm rõ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam hiện nay xét trên nhiều lĩnh vực khác nhau. + Đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm này và các biện pháp phòng ngừa trong thời gian tới. - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tiếp nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tình hình, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam theo cách tiếp cận của khoa học Tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Về không gian: Luận án nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG trên phạm vi toàn quốc. Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu thống kê của TAND tối cao trong 10 năm, từ năm 2006 đến năm 2015.
  • 10. luận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Phương pháp luận Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật, tội phạm, hình phạt và đường lối đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG trong từng thời kỳ; những thành tựu của triết học, lịch sử, các học thuyết chính trị và pháp lý, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, tội phạm học, logic học… Luận án được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự, luật tố tụng hình sự; các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. - Phương pháp nghiên cứu Để trực tiếp giải quyết các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: + Phương pháp thống kê: sử dụng chủ yếu trong Chương 2 của luận án để làm rõ các thông số của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội, thống kê một số đặc điểm thuộc cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm ANQG [từng loại tội phạm cụ thể xâm phạm ANQG, các mức hình phạt tòa án áp dụng đối với các đối tượng phạm các tội xâm phạm ANQG, các đặc điểm thuộc nhân thân người phạm tội…]. + Phương pháp hệ thống: sử dụng khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến các tội xâm phạm ANQG tại Chương 1 của luận án. + Phương pháp nghiên cứu lịch sử: được áp dụng khi nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự có liên quan đến các tội xâm phạm ANQG trong Chương 2 của luận án, nghiên cứu các quan điểm về THTP, nguyên nhân và điều kiện về THTP, biện pháp phòng ngừa THTP trong Chương 2, Chương 3, Chương 4 của luận án. + Phương pháp nghiên cứu điển hình: được sử dụng nhằm làm rõ một số nội dung trong luận án như: nghiên cứu điển hình địa bàn tập trung nhiều tội phạm xâm phạm ANQG, nghiên cứu điển hình đặc điểm nhân thân của một số đối tượng phạm các tội xâm pham ANQG trong Chương 2 và Chương 3 của luận án. + Phương pháp nghiên cứu so sánh: được sử dụng để so sánh hệ số nguy hiểm của các tội xâm phạm ANQG so với các tội phạm nói chung trên phạm vi toàn
  • 11. hệ số nguy hiểm, phổ biến giữa các tội phạm cụ thể thuộc nhóm các tội xâm phạm ANQG trong Chương 2 của luận án. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê về tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam, các bản án có hiệu lực của Tòa án tại Chương 2 và Chương 3; phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam hiện nay trong Chương 3; phân tích, tổng hợp các biện pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG trong thời gian tới tại Chương 4. + Phương pháp chuyên gia: được sử dụng khi đánh giá phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong Chương 2, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xâm phạm ANQG trong Chương 3, dự báo tình hình các tội xâm phạm ANQG và các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam thời gian tới trong Chương 4 của luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của tội phạm học như phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án để làm rõ tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam, mô tả các đặc điểm nhân thân của người phạm tội xâm phạm ANQG, xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án cung cấp những thông số mới nhất của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, đặc biệt là những đánh giá về phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm ANQG. Hai là, làm rõ và sắp xếp những nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong thời gian qua theo các lĩnh vực riêng biệt như: chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, tâm lý, xã hội, pháp lý, tổ chức, quản lý . Ba là, dự báo tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong thời gian tới bằng cách đánh giá có tính thời sự những tác động về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Đồng thời, đưa ra những dự báo cụ thể về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của loại tội phạm này trong thời gian tới. Bốn là, kiến nghị giải pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong thời gian tới trên nhiều phương diện, đa ngành, đa lĩnh vực.
  • 12. lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và những phương hướng, giải pháp về lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về các tội xâm phạm ANQG, đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là công trình khoa học có thể được sử dụng để tham khảo trong hoạt động phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án cũng có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về khoa học luật hình sự và tội phạm học. 7. Cơ cấu của luận án Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam hiện nay Chương 4: Các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam
  • 13. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Hiện nay, có nhiều công trình khoa học ở Việt Nam lựa chọn các tội xâm phạm ANQG là đối tượng nghiên cứu và đề cập dưới các khía cạnh khác. Sắp xếp theo các góc độ nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau, có thể chỉ ra các nhóm công trình khoa học dưới đây: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia dưới góc độ khoa học Luật Hình sự Xét trên phương diện nghiên cứu của Luật hình sự, cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học lựa chọn các tội xâm phạm ANQG là đối tượng nghiên cứu. Các công trình này đề cập đến các khía cạnh khác nhau của các tội xâm phạm ANQG. Sắp xếp theo nội dung vấn đề nghiên cứu, có thể chỉ ra các nhóm công trình khoa học dưới đây: - Nhóm các công trình nghiên cứu về các dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm ANQG cũng như các dấu hiệu pháp lý của từng loại tội phạm trong nhóm tội xâm phạm ANQG Các dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm ANQG được đề cập đến trong các giáo trình Luật Hình sự và sách bình luận khoa học BLHS sau: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội do GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên, Nhà xuất bản CAND, năm 2014; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Tổng cục XDLL Bộ Công an, Nhà xuất bản CAND, năm 2011; Giáo trình Luật Hình sự [Phần các tội phạm], Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2007; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Quyển 2, Phạm Văn Beo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2010; Sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự [phần các tội phạm cụ thể], Trần Văn Luyện và các tác giả khác, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2010; Sách “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần các tội phạm" của PGS.TS Phùng Thế Vắc, Nhà xuất bản CAND, năm 2007. Các công trình trên đã làm rõ được khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm ANQG nói chung và từng tội phạm cụ thể xâm phạm
  • 14. theo quy định của BLHS năm 1999. Các tội phạm đều được phân tích cụ thể, bám sát nội dung các quy định của BLHS về từng tội phạm xâm phạm ANQG. Hướng phân tích, bình luận được thực hiện theo cấu trúc các yếu tố cấu thành tội phạm nên rất dễ hiểu và tiện tra cứu, so sánh, phân biệt giữa các tội. Các nghiên cứu: “Các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000 của tác giả Bạch Thành Định; “Các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, chuyên đề cao học, Học viện An ninh nhân dân, năm 2008 của tác giả Phùng Thế Vắc; “Phương hướng hoàn thiện quy định của Luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm An ninh quốc gia”, đề tài cấp Bộ, trường cao đẳng An ninh nhân dân I, năm 2013 của tác giả Phùng Văn Tài đã phân tích làm rõ bản chất của các tội xâm phạm ANQG dưới góc độ pháp lý hình sự, cũng như chỉ ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nhóm tội phạm này. Mặt khác, các dấu hiệu pháp lý của từng tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm ANQG theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành cũng đã được làm rõ trong công trình nghiên cứu này. Từ đó, các tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong thực tiễn và đề xuất một số phương hướng khắc phục những hạn chế, bất cập đó. Nghiên cứu về các tội xâm phạm ANQG của Việt Nam cũng được đặt trong mối quan hệ so sánh với quy định về các tội xâm phạm ANQG trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. Trong bài viết đăng trên tạp chí Công an nhân dân số 8 năm 1999 "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự một số nước trên thế giới", tác giả Bạch Thành Định đã khái quát hóa các quy định về các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự của các nước: Nga, Trung Quốc, Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Lào. Ở những khía cạnh nhất định, tác giả đã có sự so sánh với các quy định của BLHS Việt Nam năm 1985 về các tội xâm phạm ANQG để thấy được sự tương đồng cũng như sự khác biệt trong nền lập pháp của mỗi nước khi xác định về tội phạm xâm phạm ANQG. Qua công trình này, chúng ta rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu của pháp luật hình sự các nước trên thế giới, từ đó nghiên cứu vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở nước ta trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật
  • 15. các tội xâm phạm ANQG, về cách thức phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Bên cạnh đó, có nhiều công trình là các bài viết bình luận về các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm ANQG theo hướng làm rõ các quy định của BLHS hoặc nghiên cứu, trao đổi nhằm hoàn thiện các quy định về các tội xâm phạm ANQG trong BLHS. Các công trình này bao gồm: Bài "Các tội xâm phạm ANQG lịch sử, thực trạng và phương hướng hoàn thiện" của tác giả Kiều đình Thụ, Thông tin Khoa học pháp lý năm 1994; Bài “Một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự năm 1999” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thùy, Tạp chí Thanh tra số 7 năm 2013. Cùng đó là các công trình nghiên cứu về dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội phạm cụ thể trong nhóm tội này. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau: “Tội gián điệp trong luật hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2015. Đề tài nghiên cứu đã tập trung khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội gián điệp, tiếp cận pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới về tội gián điệp; nghiên cứu làm rõ thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội gián điệp và kiến nghị phương hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội gián điệp đối với các dấu hiệu định tội, định khung, hình phạt và trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với tội gián điệp. Đặc biệt, với việc đưa ra mô hình lý luận với các kiến giải lập pháp về tội gián điệp là cơ sở lý luận cần thiết cho cơ quan lập pháp tham khảo trong quá trình hoàn thiện Bộ luật hình sự hiện hành, bảo đảm sự nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật hình sự trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án gián điệp. “Các tội phạm về khủng bố trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Khắc Hưởng, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015. Luận án đã làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về khủng bố; chính sách hình sự của cộng đồng quốc tế, của các quốc gia, vùng lãnh thổ và của Việt Nam đối với các tội phạm này; làm rõ sự tương đồng và khác biệt về quan niệm, chính sách hình sự, cách thức quy định các tội phạm về khủng bố của Việt Nam so với cộng đồng quốc tế và các quốc gia, vùng lãnh thổ. Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những cứ
  • 16. về lý luận về các tội phạm khủng bố nói chung và tội khủng bố thuộc nhóm các tội xâm phạm ANQG nói riêng. “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Đại Thức, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009; “Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Khánh Toàn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010; “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Nhung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010; “Tội phản bội Tổ quốc trong Luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thu Hằng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay”, Thông tin chuyên đề, Viện Nghiên cứu lập pháp, năm 2013; “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Anh [Chủ biên], Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2011; "Một vài suy nghĩ về tội phản bội Tổ quốc trong Bộ luật hình sự Việt Nam", bài viết của tác giả Bạch Thành Định, Tạp chí Công an nhân dân số 5 năm 1999; “Hành vi khách quan của tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam”, bài viết của tác giả Nguyễn Duy Thuân, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 01 năm 2003. Đây là các công trình chuyên khảo nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về từng tội phạm thuộc nhóm các tội xâm phạm ANQG dưới góc độ pháp lý hình sự. Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về cấu thành tội phạm của từng tội trong luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng, qua đó xây dựng mô hình lý luận và rút ra ý nghĩa của việc ghi nhận loại tội phạm đó trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của từng loại tội phạm xâm phạm ANQG trong sự phát triển chung của pháp luật hình sự, các tác giả đã rút ra những nhận xét, đánh giá về kỹ thuật lập pháp của các nhà lập pháp qua các thời kỳ về loại tội phạm này. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên cũng phân tích, đánh giá những quy định về các tội phạm này trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong đề tài.
  • 17. công trình nghiên cứu về vấn đề chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG Thuộc nhóm công trình nghiên cứu này, trước hết là “Chính sách hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Chuyên đề cao học, PGS.TS Phùng Thế Vắc, Học viện An ninh, năm 2008. Tiếp cận chính sách hình sự với ý nghĩa là những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tác giả đã phân tích làm rõ những đặc điểm cơ bản của chính sách hình sự cũng như những biểu hiện của chính sách hình sự trong lĩnh vực lập pháp hình sự và áp dụng pháp luật hình sự trong phòng, chống tội phạm ở Việt Nam. Một nội dung quan trọng trong công trình nghiên cứu này được tác giả đề cập đến đó là vấn đề chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG. Theo quan điểm của tác giả, vấn đề tội phạm hóa - phi tội phạm hóa, hình sự hóa - phi hình sự hóa là một trong những biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG. Tác giả cũng đã chỉ rõ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta đối với các tội phạm xâm phạm ANQG trong vấn đề tội phạm hóa - phi tội phạm hóa, hình sự hóa - phi hình sự hóa. “Cơ sở trách nhiệm hình sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động bảo vệ ANQG của lực lượng CAND”, chuyên đề cao học, tác giả PGS,TS Phùng Thế Vắc, Học viện An ninh nhân dân, năm 2008. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự cũng như cơ sở triết học của việc xác định trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở nền tảng lý luận đó, tác giả đã xây dựng lý thuyết về cơ sở trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án xâm phạm ANQG và thực tiễn vận dụng chủ yếu thể hiện qua việc chuyển đổi tội danh trong xử lý các đối tượng phạm tội xâm phạm ANQG để phục vụ yêu cầu chính trị. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác về vấn đề này như: “Chính sách hình sự trong điều tra các tội xâm phạm ANQG”, sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Minh Hùng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2011; “Trách nhiệm hình sự với các tội quốc sự”, sách chuyên khảo của S.V. Diakov, A.A. Igonatrep, M.P Karpusin, 1988; “Trách nhiệm về tội gián điệp”, bài viết của tác giả Nguyễn Vạn Nguyên, Tạp chí Toà án nhân dân, số 05 và 06 năm 1991; “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và vấn đề hoàn thiện Luật hình sự qui định trách nhiệm hình sự với các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, bài viết trong Sách “Luật hình sự Việt Nam -
  • 18. lí luận và thực tiễn” của tác giả Kiều Đình Thụ, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 1997; "Một số suy nghĩ để hoàn thiện quy định trách nhiệm hình sự tội gián điệp", bài viết của tác giả Bạch Thành Định, Tạp chí Công an nhân dân số 10 năm 1999; “Vận dụng lý luận về cơ sở của trách nhiệm hình sự trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia”, bài viết của tác giả Vũ Văn Thưởng, Tạp chí Khoa học & Giáo dục An ninh, số 7/2012; “Chính sách hình sự đối với tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thời kỳ hội nhập”, luận văn cao học của tác giả Vũ Văn Thưởng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2010. Các tác giả đã tiếp cận các tội xâm phạm ANQG nói chung hoặc tội phạm cụ thể xâm phạm ANQG nói riêng dưới góc độ nghiên cứu, trao đổi về khía cạnh liên quan đến lý luận về trách nhiệm hình sự. Trên nền tảng quy định chung của BLHS về trách nhiệm hình sự, các tác giả đã vận dụng lý luận đối chiếu thực tiễn xác định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm ANQG, từ đó nêu những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng. Một số tác giả đã đưa ra những kiến nghị về việc vận dụng linh hoạt, mềm dẻo quy định về trách nhiệm hình sự trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG. - Nhóm các công trình nghiên cứu về lý luận áp dụng pháp luật hình sự trong phòng, chống các tội xâm phạm ANQG Thuộc nhóm công trình nghiên cứu này, trước hết phải nói đến nghiên cứu về "Áp dụng Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân”, Chuyên đề đào tạo tiến sĩ của tác giả Phùng Thế Vắc, Học viện An ninh nhân dân, năm 2010. Đây là một công trình quy mô, phân tích một cách chi tiết, cụ thể, chuyên sâu về biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân bằng việc áp dụng hai ngành luật nội dung và hình thức [Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự]. Đối với phạm vi áp dụng Luật Hình sự trong phòng, chống tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân, tác giả nhấn mạnh đến nhóm tội phạm xâm phạm ANQG, trong đó chỉ rõ những quy định của BLHS hiện hành có thể được vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo nhằm đấu tranh có hiệu quả với tội phạm xâm phạm ANQG sao cho đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ. Mặt khác, tác giả cũng đưa những kiến nghị về việc bổ sung, sửa đổi BLHS nhằm tránh sự giao thoa, bất cập trong các quy định thuộc phần các tội xâm phạm ANQG.
  • 19. ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền”, sách do tác giả Lê Văn Cảm chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2008; “Bảo vệ an ninh quốc gia bằng pháp luật hình sự” trong sách "Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền" của tác giả Lê Cảm [chủ biên], Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007; “Những vấn đề lí luận về bảo vệ an ninh quốc gia bằng pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền”, bài viết của PGS, TSKH Lê Cảm, Tạp chí Toà án nhân dân, số 07 năm 2007. Trong các công trình trên, tác giả Lê Cảm đã nêu lên ý nghĩa của việc sử dụng pháp luật hình sự như một công cụ hữu ích trong xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó nhấn mạnh đến lĩnh vực bảo vệ ANQG. Tác giả đã lựa chọn những nội dung quan trọng của BLHS có liên quan đến bảo vệ ANQG để từ đó phân tích những thuận lợi, vướng mắc trong các quy định của BLHS. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số đề xuất về việc sửa đổi BLHS cho sát với tình hình bảo vệ ANQG trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. “Lý luận cơ bản về Luật hình sự Việt Nam và vận dụng vào công tác bảo vệ ANQG trong giai đoạn hiện nay”, Sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Ngọc Hà & Nguyễn Anh Tuấn, Nhà xuất bản CAND, năm 2014. Trong Chương 5 của cuốn sách này, các tác giả đã làm rõ cơ sở pháp lý hình sự trực tiếp đấu tranh với đối tượng có hoạt động xâm phạm ANQG bao gồm nhận thức chung về cơ sở pháp lý trực tiếp đấu tranh với đối tượng có hoạt động xâm phạm ANQG, chỉ ra các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm ANQG. Tuy nhiên, hạn chế của cuốn sách là mới chỉ nêu ra chứ chưa làm rõ được sự vận dụng các cơ sở pháp lý hình sự này trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm an ninh quốc gia dưới góc độ khoa học Luật Tố tụng hình sự Theo hướng tiếp cận của khoa học Luật Tố tụng hình sự, các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm ANQG có thể được sắp xếp theo các nhóm nghiên cứu sau: - Các nghiên cứu về hình thức phản ánh của tội phạm xâm phạm ANQG trong thế giới khách quan mà các cơ quan có thẩm quyền có thể ghi nhận, thu thập, kiểm tra, đánh giá ở dạng chứng cứ tố tụng [lý luận về chứng cứ và chứng minh]
  • 20. cứ và vận dụng nó trong quá trình chứng minh đối với vụ án gián điệp ở giai đoạn điều tra theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Phùng Thế Vắc, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, năm 1997 và “Chứng cứ trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Duy Thuân, Học viện An ninh nhân dân, năm 2005 là hai công trình khoa học được nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về lý luận chứng cứ trong điều tra các tội xâm phạm ANQG nói chung và tội gián điệp nói riêng. Về phương diện lý luận, các công trình nghiên cứu này đã bổ sung, hoàn thiện một số khái niệm trong lý luận chứng cứ như: khái niệm chứng cứ, khái niệm thu thập chứng cứ; trên cơ sở làm rõ căn cứ phân loại, luận án đã đưa ra cách tiếp cận khoa học, hợp lý về phân loại chứng cứ, về phạm vi chứng minh, làm rõ nội dung đặc điểm của đối tượng chứng minh, phạm vi chứng minh trong điều tra các tội xâm phạm ANQG. Những kết quả nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về chứng cứ trong điều tra các tội xâm phạm ANQG - một trong những vấn đề trọng tâm của Luật tố tụng hình sự và khoa học pháp lý tố tụng hình sự nhưng ít được quan tâm nghiên cứu. Quá trình chứng minh vụ án hình sự là một trong những vấn đề lý luận của khoa học pháp lý tố tụng hình sự. Mặc dù đều là hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự, nhưng quá trình chứng minh trong điều tra các tội xâm phạm ANQG có nét đặc thù riêng xuất phát từ đặc điểm, tính chất của tội phạm, của loại án và đặc điểm của giai đoạn điều tra. Tác giả Nguyễn Ngọc Hà trong các công trình nghiên cứu của mình: “Quá trình chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia”, Luận án tiến sĩ , năm 2013 và “Quá trình chứng minh các vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân - những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh”, Luận văn thạc sĩ, Học viện An ninh nhân dân, năm 2007 đã tập trung nghiên cứu về quá trình chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, qua đó làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý của quá trình chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG [như: khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn, đối tượng, giới hạn của quá trình chứng minh theo quy định của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam]. Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố tác động, liên quan đến quá trình chứng minh trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG .
  • 21. quả đạt được, các nghiên cứu trên đã góp phần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lý luận và quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự nói chung và trong điều tra các tội xâm phạm ANQG nói riêng. Có thể thấy các nghiên cứu thuộc nhóm này đã làm rõ được một số vấn đề nhận thức lý luận về chứng cứ, quá trình chứng minh trong các vụ án xâm phạm ANQG. Đây là những nghiên cứu bước đầu góp phần quan trọng xây dựng hệ thống lý luận về tội phạm xâm phạm ANQG dưới góc độ pháp lý TTHS - Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết các vụ án xâm phạm ANQG Có thể chỉ ra một số công trình nghiên cứu thuộc nhóm này như: “Cải cách tư pháp - Những vấn đề đặt ra đối với Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân”, Đề tài khoa học cấp bộ do tác giả Phùng Thế Vắc chủ nhiệm, 2009; “Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia - Kiến nghị và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp bộ của tác giả Phạm Việt Trường, Học viện An ninh nhân dân, năm 2004; “Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai”, Đề tài cấp cơ sở của tác giả Phạm Đắc Thiện, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II, năm 2014; "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của cơ quan và người tiến hành tố tụng hình sự trong lực lượng an ninh nhân dân", Luận văn cao học của tác giả Vũ Mạnh Hà, Học viện an ninh nhân dân, năm 2011. Trước hết là đề tài khoa học cấp Bộ “Cải cách tư pháp - Những vấn đề đặt ra đối với Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân” do tác giả Phùng Thế Vắc chủ nhiệm, năm 2009. Đề tài đã xây dựng luận cứ khoa học - cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của cải cách CQĐT trong CAND nói chung và cơ quan an ninh điều tra nói riêng. Một nội dung quan trọng được nhóm tác giả làm rõ đó là trên cơ sở các yêu cầu của cải cách tư pháp, các tác giả đã xác định được các yêu cầu đặt ra đối với tổ chức bộ máy CQĐT trong CAND là: tính thống nhất [nhất quán], tính tập trung, tính gọn nhẹ, sự phân định hợp lý thẩm quyền, tổ chức tốt mối quan hệ phối hợp với lực lượng trinh sát. Từ đó, các tác giả đã đề xuất mô hình tổ chức bộ máy và hoạt động của CQĐT trong CAND phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp của Đảng và
  • 22. Các mô hình tổ chức bộ máy CQĐT trong CAND được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn. Đề tài cấp Bộ “Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia - Kiến nghị và giải pháp” của tác giả Phạm Việt Trường, Học viện An ninh nhân dân, năm 2004. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong các khâu và hoạt động điều tra như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can; hoạt động bắt, khám xét, tam giữ, tạm giam, hỏi cung bị can; các hoạt động trong khâu kết thúc điều tra, xử lý vụ án, xử lý bị can. Về phương diện lý luận, đề tài đã góp phần xây dựng lý luận về áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều tra xử lý các vụ án xâm phạm ANQG thông qua việc xác định rõ khái niệm, chủ thể của hoạt động áp dụng pháp luật, yêu cầu và nội dung áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Đề tài cũng gợi mở cách thức tổ chức điều tra đảm bảo hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG. Đề tài cấp cơ sở “Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai” của tác giả Phạm Đắc Thiện, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II, năm 2014 đã là khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội phạm xâm phạm ANQG của cơ quan ANĐT Công an tỉnh Gia Lai từ năm 2004 đến 2014. Từ nghiên cứu thực trạng vận dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội xâm phạm ANQG, tác giả đã gợi mở một số vấn đề trong nhận thức lý luận về áp dụng pháp luật như: vấn đề đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật, cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội xâm phạm ANQG… Tuy nhiên, những đóng góp về mặt lý luận của công trình nghiên cứu này vẫn còn khá khiêm tốn, mới chỉ dừng ở việc nêu ra một số vấn đề về nhận thức lý luận chứ chưa có sự đi sâu nghiên cứu giải quyết nó. Mặc dù vậy, đây cũng là một hướng nghiên cứu gợi mở cho chúng ta để hoàn thiện hệ thống lý luận về tội phạm xâm phạm ANQG dưới góc tiếp cận của khoa học Luật Tố tụng hình sự.
  • 23. trình nghiên cứu các tội xâm phạm an ninh quốc gia dưới góc độ khoa học Luật Thi hành án hình sự Thuộc các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm ANQG dưới góc độ khoa học Luật Thi hành án hình sự có các công trình sau: “Đặc xá, đối tượng tù về tội phạm an ninh quốc gia. Thực trạng và giải pháp”, đề tài cấp cơ sở của tác giả Kông Tư, Tổng cục I - A83, năm 2001; các bài viết trên tạp chí như: “Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Tổng cục An ninh I và Tổng cục VIII trong quản lý, giam giữ, đấu tranh với phạm nhân phạm các tội xâm phạm ANQG”, của tác giả Đường Minh Hưng, Tạp chí Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, số 6/2012; “Một số trao đổi trong công tác quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và liên quan đến an ninh quốc gia trong tình hình mới”, tác giả Đoàn Văn Hiệp, Vũ Đình Nhất, Tạp chí Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, số 7/2012; “Công tác tổ chức giam giữ phạm nhân đặc biệt nguy hiểm trong tình hình hiện nay, những khó khăn và kiến nghị”, tác giả Dương Đình Mai, Tạp chí Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, số 11+12 tháng 12/2013; “Công tác quản lý, giáo dục phạm nhân phạm tội xâm phạm ANQG trong tình hình mới”, tác giả Lê Thu Trang, Nguyễn Thanh Nam, Tạp chí Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, số 14 tháng 9/2014; “Kinh nghiệm giam giữ, quản lý, giáo dục, cải tạp phạm nhân phạm tội xâm phạm ANQG và liên quan đến ANQG tại Trại giam Xuân Phước”, tác giả Trần Văn Dũng, Nguyễn Tuấn Minh, Tạp chí Khoa học quản lý và giáo dục tội phạm, số 19 tháng 4/2016. Các nghiên cứu nói trên chủ yếu tập trung xoay quanh vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý giam giữ phạm nhân phạm các tội xâm phạm ANQG tại các cơ sở trại tạm giam, trại giam của lực lượng CAND trên cơ sở phân tích những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức quản lý, giáo dục phạm nhân phạm tội xâm phạm ANQG. Có rất ít nghiên cứu dưới góc độ lý luận trong thi hành án hình sự đối với tội phạm xâm phạm ANQG. Một trong số đó là đề tài cấp Bộ “Công tác giáo dục phạm nhân đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia trong các trại giam thuộc Bộ Công an” của tác giả Nguyễn Hữu Duyện, Cục Quản lý trại giam [V26], năm 1998. Đề tài nghiên cứu bước đầu đã làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận chung về giáo dục phạm nhân nói chung và phạm nhân đặc biệt nguy hiểm xâm phạm
  • 24. [khái niệm, các nguyên tắc cơ bản giáo dục phạm nhân, những nội dung chủ yếu để giáo dục phạm nhân đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG]. Bên cạnh đó đề tài cũng chỉ ra những đặc điểm của phạm nhân đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục phạm nhân. Có thể nói rằng đây là một trong những công trình hiếm hoi có đề cập đến những vấn đề lý luận về tội phạm xâm phạm ANQG dưới góc độ khoa học luật thi hành án hình sự. Khảo sát các công trình nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm ANQG dưới góc độ khoa học pháp lý thi hành án hình sự cho thấy hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến vấn đề thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về thi hành án hình sự đối với tội phạm xâm phạm ANQG. Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu lý luận về các tội xâm phạm ANQG dưới góc tiếp cận của pháp luật thi hành án hình sự hiện nay đang còn bị bỏ ngỏ. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu các tội xâm phạm an ninh quốc gia dưới góc độ tiếp cận của tội phạm học Dưới góc độ lý luận tội phạm học, các tội phạm xâm phạm ANQG được nghiên cứu làm rõ trên nhiều khía cạnh như: lý luận về THTP [bản chất, mức độ, cơ cấu, tính chất, phương thức, thủ đoạn phạm tội]; nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh THTP; nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG; dự báo và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG. Sắp xếp theo nội dung vấn đề nghiên cứu, có thể chỉ ra các nhóm công trình khoa học dưới đây: - Nhóm các nghiên cứu lý luận về tình hình các tội xâm phạm ANQG Các công trình nghiên cứu lý luận về tình hình các tội xâm phạm ANQG được thực hiện theo các hướng nghiên cứu như: nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm ANQG nói chung, nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG gắn với đặc thù của một nhóm chủ thể nhất định, nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm ANQG trên phạm vi địa bàn xác định. + Các công trình nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG nói chung bao gồm: “Các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của tác giả Bạch Thành Định, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000. Tác giả đã phân tích thực trạng tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam từ năm 1975 đến 1999. Với những số liệu thống kê chi tiết, tác giả đã phản ánh được bức tranh
  • 25. tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam giai đoạn này bao gồm: thực trạng của tình hình các tội xâm phạm ANQG, diễn biến, cơ cấu, tính chất của THTP. “Tình hình các tội xâm phạm An ninh quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng, chống”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Minh Đức, Học viện An ninh nhân dân, năm 2004. Tác giả đã phân tích làm sáng tỏ một cách có hệ thống và tương đối toàn diện khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm ANQG cũng như khái niệm tình hình các tội xâm phạm ANQG dưới góc độ khoa học Luật hình sự và Tội phạm học. Từ nghiên cứu, đánh giá thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG, tác giả đã rút ra được những đặc điểm tội phạm học của tình hình các tội xâm phạm ANQG giai đoạn 1990 - 2003, nguyên nhân và điều kiện của tình hình đó. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG. Các kết quả nghiên cứu của tác giả đã góp phần bổ sung, làm rõ hệ thống lý luận về các tội xâm phạm ANQG. Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu về tình hình một loại tội trong nhóm các tội xâm phạm ANQG như “Tình hình hoạt động phạm tội gián điệp ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, luận văn thạc sĩ của tác giả Quách Thắng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2009. + Các nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG gắn với đặc thù của một nhóm chủ thể nhất định. Một trong những hướng nghiên cứu của tội phạm học về các tội xâm phạm ANQG nghiên cứu tội phạm học gắn với đặc thù của một nhóm chủ thể. Các nhóm chủ thể đặc thù thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm ANQG có thể là đảng viên, người dân tộc số, các đối tượng cơ hội chính trị, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài v.v… Điển hình cho các nghiên cứu thuộc nhóm này là các công trình nghiên cứu sau: “Tình trạng đảng viên hoạt động phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan an ninh”, Đề tài cấp Bộ của tác giả Bùi Trung Thành, Học viện An ninh nhân dân, năm 2009. Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tình trạng đảng viên hoạt động phạm các tội xâm phạm ANQG và công tác phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan an ninh. Đề tài đã
  • 26. nhận thức chung về đảng viên phạm tội xâm phạm ANQG cũng như cơ sở lý luận để đánh giá tình trạng đảng viên phạm các tội xâm phạm ANQG. Từ những nhận thức lý luận đó, nhóm tác giả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế cũng như đánh giá nguyên nhân, điều kiện của tình trạng đảng viên phạm các tội xâm phạm ANQG, làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan an ninh trong tình hình hiện nay. Rất nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ cũng đã đi theo hướng nghiên cứu này như: "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các đối tượng cơ hội chính trị ở địa bàn Hà Nội từ năm 1986 đến nay và những vấn đề đặt ra trong công tác an ninh” của tác giả Trần Ngọc Thịnh, Học viện An ninh nhân dân, năm 2001; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của người Việt Nam định cư tại Pháp, nhập cảnh Việt Nam với danh nghĩa du lịch và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh” của tác giả Nguyễn Tiến Hồng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2001; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của người Việt Nam định cư ở Mỹ lâm thời nhập cảnh Việt Nam và công tác đấu tranh của cơ quan an ninh”, Lê Văn Thắng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2001; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các đối tượng trong câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề đặt ra cho công tác an ninh” của tác giả Nguyễn Duy Kiêm, Học viện An ninh nhân dân năm 2001; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của đối tượng phản cách mạng bị án tù, tập trung cải tạo sau năm 1975 được tha về ở các tỉnh phía Nam nước ta - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của cơ quan công an” của tác giả Lê Công Hoàng, Học viện An ninh nhân dân năm 2000; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam của các tổ chức phản động người Việt Nam của các tổ chức phản động người Việt tại Mỹ và công tác đấu tranh của cơ quan an ninh” của tác giả Phạm Quang Hải, Học viện An ninh nhân dân, năm 2000. Trong các nghiên cứu nói trên, các tác giả đã bước đầu làm rõ những đặc điểm nhân thân của các nhóm chủ thể đặc biệt, đặc điểm tội phạm học của hành vi phạm tội xâm phạm ANQG do các chủ thể này thực hiện. Đây là những kiến thức lý luận nền tảng để các tác giả đề xuất giải pháp phòng, chống phù hợp với từng loại đối tượng thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm ANQG. Tuy nhiên, do mới chỉ dừng ở cấp độ là luận văn thạc sĩ, hơn nữa góc tiếp cận của các công trình nghiên cứu nói trên được thực hiện trên cả phương diện tội phạm học và khoa học an ninh
  • 27. đề lý luận về đặc điểm tội phạm học của tội phạm xâm phạm ANQG cũng như nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG do các nhóm chủ thể này thực hiện chưa được giải quyết một cách thấu đáo. + Các công trình nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG trên địa bàn một tỉnh, khu vực. Các tác giả đi theo hướng nghiên cứu này thường lựa chọn địa bàn nghiên cứu là những địa phương, khu vực mà có đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình các tội xâm phạm ANQG, như khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam bộ… Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: "Phòng, chống bạo loạn ở Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Giang, Học viện An ninh nhân dân năm 2003; “Hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới Việt - Trung của lực lượng Công an nhân dân”, Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoàng Văn Tân, trường Trung học An ninh nhân nhân I, năm 2003. Các công trình theo hướng nghiên cứu này đã đưa ra những luận giải cho mối liên quan tác động ảnh hưởng của đặc điểm về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội đến tình hình tội phạm xâm phạm ANQG trên địa bàn. - Nhóm công trình nghiên cứu về nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG Khảo sát tình hình nghiên cứu về nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG cho thấy cho đến nay, chưa có công trình nào đặt vấn đề nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu độc lập trong các đề tài nghiên cứu. Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG thường được lồng ghép trong nội dung nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG như: “Tình trạng đảng viên hoạt động phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan an ninh”, Đề tài cấp Bộ của tác giả Bùi Trung Thành, Học viện An ninh nhân dân, năm 2009; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các đối tượng cơ hội chính trị ở địa bàn Hà Nội từ năm 1986 đến nay và những vấn đề đặt ra trong công tác an ninh” của tác giả Trần Ngọc Thịnh, Học viện An ninh nhân dân, năm 2001; "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các đối tượng trong câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề đặt ra
  • 28. an ninh” của tác giả Nguyễn Duy Kiêm, Học viện An ninh nhân dân năm 2001. Trong các nghiên cứu nói trên, nhân thân người phạm các tội xâm phạm ANQG được mô tả trong nghiên cứu về cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm ANQG [cơ cấu của tình hình tội phạm xét theo đặc điểm về nhân thân của người phạm tội]. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những đặc điểm nhân thân của các nhóm chủ thể thực hiện tội phạm xâm phạm ANQG mà chưa có sự luận giải một cách thấu đáo về mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân thân người phạm tội với việc hình thành nguyên nhân của tội phạm. Do vậy, các nghiên cứu hầu như chưa chỉ ra được các đặc điểm nhân thân nào của người phạm tội [đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý tiêu cực thuộc nhân cách hay các đặc điểm xã hội] có tác động làm tăng nguy cơ phạm tội ở người phạm tội. Chính vì chưa được xác định là đối tượng nghiên cứu chính trong các nghiên cứu tội phạm học về các tội xâm phạm ANQG, cho nên kết quả nghiên cứu của các công trình kể trên về vấn đề nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG là hết sức hạn chế, đặc biệt là những đóng góp trên phương diện lý luận về nhân thân người phạm tội xâm phạm ANQG. - Nhóm công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG Các nghiên cứu về nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG không thể tách rời khi nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG và là nghiên cứu tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm. Chính vì vậy, vấn đề này được đề cập trong nhiều trong công trình nghiên cứu tội phạm học về các tội xâm phạm ANQG. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: “Đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015; “Tình hình các tội xâm phạm An ninh quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng, chống”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Minh Đức, Học viện An ninh nhân dân, năm 2004; “Hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới Việt - Trung của lực lượng Công an nhân dân”, Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoàng Văn Tân, trường Trung học An ninh nhân nhân I, năm 2003; “Những giải
  • 29. hiệu quả phòng chống tội phạm có tổ chức ở Việt Nam trong tình hình mới”, đề tài cấp Nhà nước của Tổng cục II Bộ Công an, năm 2004. Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo trong nghiên cứu về “Đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã đưa ra những lập luận để chứng minh cho nhận định của mình trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Từ lý luận về quan hệ nhân - quả, tác giả quan niệm nguyên nhân của tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định, làm phát sinh hành vi phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Còn điều kiện của tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổng thể các hiện tượng, tình huống tạo môi trường thuận lợi cho hành vi phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam được thực hiện. Theo tác giả, các yếu tố tiêu cực trong môi trường xã hội là nguyên nhân và điều kiện chính làm nảy sinh tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, trong đó nổi lên 3 vấn đề chính đó là: tàn dư của chế độ cũ và sự chống phá của các thế lực thù địch trên mặt trận chính trị - tư tưởng; sự yếu kém trong quản lý của Nhà nước; sự hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật và trong công tác đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Những yếu tố tiêu cực trong xã hội nói trên sẽ không trở thành nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nếu không có sự tương hỗ với những yếu tố tiêu cực bên trong con người – chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, đó chính là những nguyên nhân sâu xa trong nhận thức, trong tâm lý cá nhân và trong lối sống của chủ thể hành vi phạm tội. Tác giả Đỗ Minh Đức khi tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm ANQG trong công trình nghiên cứu “Tình hình các tội xâm phạm An ninh quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng, chống” năm 2004 đã rút ra những yếu tố cơ bản sau đây đóng vai trò là nguyên nhân, điều kiện gây nên tình hình các tội xâm phạm ANQG: những nguyên nhân và điều kiện xét từ góc độ kinh tế - xã hội; những nguyên nhân và điều kiện xét từ góc độ chính sách, pháp luật; những nguyên nhân, điều kiện xét từ góc độ tổ chức, quản lý nhà nước về an ninh trật tự; nguyên nhân và điều kiện xét từ góc độ
  • 30. đấu tranh chống tội phạm; nguyên nhân và điều kiện xét từ góc độ tâm lý xã hội; những nguyên nhân và điều kiện từ bên ngoài. Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm xâm phạm ANQG đã được các tác giả tiếp cận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm xâm phạm ANQG. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các tác giả đã rút ra được những nhân tố nào là nguyên nhân chủ yếu trong việc phát sinh tình hình tội phạm xâm phạm ANQG, trên cơ sở đó việc xây dựng biện pháp phòng ngừa được định hướng cụ thể, có tính tập trung và không bị dàn trải. - Nhóm công trình nghiên cứu về dự báo tình hình các tội xâm phạm ANQG Dự báo THTP là hoạt động mang tính khoa học có tính ứng dụng thực tiễn rất cao. Trong công tác phòng ngừa tội phạm, dự báo tội phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dự báo tội phạm có thể giúp cho các cơ quan chức năng nắm rõ về THTP ở thời điểm hiện tại và tương lai cũng như các vấn đề khác có liên quan. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu về dự báo tội phạm nói chung và dự báo về tình hình các tội xâm phạm ANQG nói riêng mới chỉ được đặt ra trong một số công trình nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: “Các tội xâm phạm ANQG trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - Những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Kim Đĩnh, Học viện An ninh nhân dân, năm 2009 là một công trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ khoa học pháp lý để đánh giá thực trạng, xu hướng và các yếu tố nảy sinh, phát triển của các tội xâm phạm ANQG trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó xác định những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh với các tội xâm phạm ANQG của nước ta hiện nay và trong những năm tiếp theo - khi Việt Nam hoàn thành lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã có những đóng góp nhất định từ góc độ tội phạm học nhìn nhận về xu hướng phát triển, tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực xâm phạm các tội phạm xâm phạm ANQG trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dự báo THTP nói chung và tình hình các tội xâm phạm ANQG nói riêng. Vấn đề dự báo tình hình các tội xâm phạm ANQG nói chung và dự báo tình hình của từng loại tội cụ thể trong nhóm tội xâm phạm ANQG nói riêng cũng được
  • 31. trong một vài công trình nghiên cứu khác, như: “Đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015; “Điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trong tình hình hiện nay ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ của tác giả Lê Minh Hùng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2001; "Điều tra các vụ án gián điệp ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quý Khoát, Học viện An ninh nhân dân, năm 2003; "Điều tra vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong tình hình hiện nay ở Việt Nam" , Luận án tiến sĩ, của tác giả Lê Ngọc An, năm 2006; “Tình hình các tội xâm phạm An ninh quốc gia tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng, chống”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Minh Đức, Học viện An ninh nhân dân, năm 2004; “Dự báo xu hướng vận động xâm phạm ANQG của các thế lực thù địch trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và đề xuất giải pháp phòng, chống”, tác giả Nguyễn Văn Phức, Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, năm 2007; “Xu hướng hoạt động xâm phạm ANQG của các thế lực thù địch trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO”, Nguyễn Văn Phức, Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, năm 2007. Điểm hạn chế của phần lớn các nghiên cứu về dự báo tình hình các tội xâm phạm ANQG nói trên đó là chưa đưa ra được những căn cứ làm cơ sở cho dự báo THTP. Vì vậy, những kết quả dự báo về tình hình các tội xâm phạm ANQG mà các tác giả đưa ra chưa mang tính thuyết phục cao. - Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG. Tiêu biểu cho nhóm công trình nghiên cứu này là các nghiên cứu dưới đây: Các nghiên cứu về phòng, chống khủng bố được thực hiện trong nhiều nghiên cứu như: “Những giải pháp cơ bản phòng, chống khủng bố ở nước ta hiện nay”, Đề tài khoa học cấp Bộ của các tác giả Nguyễn Trung Thành, Tạ Văn Roan, Trần Cao Phong, Khuất Duy Thanh, Học viện An ninh nhân dân, 2002; “Những giải pháp cơ bản phòng, chống khủng bố ở Việt Nam trong tình hình mới”, đề tài cấp Bộ do Học viện An ninh nhân dân chủ trì thực hiện năm 2004; “Khủng bố và giải pháp phòng, chống khủng bố ở Việt Nam hiện nay”, đề tài cấp Bộ do Tổng cục An ninh, Bộ Công an thực hiện năm 2007; “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống
  • 32. lực lượng An ninh trong tình hình hiện nay”, luận án tiến sĩ của Tạ Văn Roan, Học viện An ninh nhân dân, năm 2009. Trong các nghiên cứu trên đã tập trung phân tích, làm rõ những đặc điểm của khủng bố; tình hình hoạt động khủng bố ở Việt Nam và công tác phòng, chống khủng bố của lực lượng Công an nhân dân trong thời gian qua; dự báo tình hình diễn biến của khủng bố trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả phòng, chống khủng bố của Việt Nam trong tình hình mới. “Đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015. Đề tài luận án kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình luận giải tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện và các giải pháp phòng ngừa tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã đề xuất các giải pháp phòng ngừa mang tính hệ thống, đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo hướng tiếp cận phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp khác nhau của Nhà nước, xã hội nhằm tác động vào các yếu tố làm phát sinh tội phạm để loại trừ các yếu tố này vì mục đích ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Nói một các khác, phòng ngừa tội phạm theo quan niệm của tác giả chính là một chỉnh thể các biện pháp ngăn chặn [mục tiêu trước mắt] và loại trừ tội phạm [mục tiêu lâu dài] ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, trong đề tài luận án, tác giả đã đề xuất hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam gồm hai nhóm: các biện pháp loại trừ tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các biện pháp ngăn chặn tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. “Hoạt động phòng ngừa tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh biên giới Việt - Trung của lực lượng Công an nhân dân”, Đề tài cấp Bộ của tác giả Hoàng Văn Tân, trường Trung học An ninh nhân nhân I, năm 2003. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm rõ lý luận về đặc điểm tội phạm học của các tội xâm phạm ANQG ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh biên giới Việt- Trung; lý luận về phòng ngừa THTP nói chung, tình hình các tội xâm phạm ANQG ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Đề tài đưa ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu
  • 33. pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG của lực lượng An ninh nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, các công trình: “Đấu tranh chống các hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay”, Luận án phó tiến sĩ Luật học của tác giả Dương Thanh Biểu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1995; "Phòng ngừa tội phạm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Ngô Nhất Linh,, Học viện Khoa học xã hội, năm 2011; "Phòng, chống bạo loạn ở Tây Nguyên - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Giang, Học viện An ninh nhân dân, năm 2003 cũng đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG nói chung cũng như phòng ngừa các tội cụ thể trong nhóm tội xâm phạm ANQG nói riêng ở các cấp độ nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu này đã góp phần bổ sung những nhận thức lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam hiện nay. 1.1.5. Các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm an ninh quốc gia dưới góc độ khoa học nghiệp vụ an ninh Theo hướng tiếp cận của khoa học nghiệp vụ an ninh, các công trình nghiên cứu được chia thành hai nhóm: một là các nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm ANQG có ý nghĩa cho công tác điều tra hình sự của lực lượng an ninh; hai là các nghiên cứu về các tội xâm phạm ANQG có ý nghĩa cho công tác điều tra trinh sát của lực lượng an ninh. - Nhóm công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm ANQG có ý nghĩa cho công tác điều tra hình sự của lực lượng an ninh Các nghiên cứu thuộc nhóm này ở cấp độ luận án tiến sĩ có những công trình nghiên cứu sau: “Điều tra các vụ án xâm phạm ANQG trong tình hình hiện nay ở Việt Nam”, Lê Minh Hùng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2001; "Điều tra các vụ án gián điệp ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Quý Khoát, Học viện An ninh nhân dân, năm 2003; “Điều tra vụ án nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong tình hình hiện nay ở Việt Nam” của tác giả Lê Ngọc An, Học viện An ninh nhân dân năm 2006; "Tình huống trong hoạt động điều tra vụ án xâm phạm ANQG - Những vấn đề lí luận và thực tiễn" của tác giả Phạm Việt Trường, năm 2004; "Chiến thuật
  • 34. sự của Cơ quan an ninh điều tra đối với các đối tượng có nhân thân đặc biệt trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG" của tác giả Nguyễn Hồng Sơn, năm 2009; “Điều tra vụ án phá hoại chính sách đoàn kết ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” của tác giả Nguyễn Quang Trung, Học viện An ninh nhân dân năm 2010; “Hoạt động điều tra hình sự đối với các tội phạm trong những vụ bạo loạn ở Tây Nguyên”, Nguyễn Tiến Trường, Học viện An ninh nhân dân, năm 2010; “Lấy lời khai người bị tạm giữ trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG – Thực trạng và giải pháp”, Phan Bá Toản, Học viện An ninh nhân dân, năm 2010; “Điều tra các vụ án tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Trần Tuấn Tú, Học viện An ninh nhân dân, năm 2010; “Áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong điều tra các vụ án xâm phạm ANQG”, Nguyễn Thị Lan Hồng, Học viện An ninh nhân dân, năm 2012; “Điều tra vụ án trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên”, Hoàng Quốc Cảnh, Học viện An ninh nhân dân, năm 2015. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ bao gồm các nghiên cứu như: "Điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia do người nước ngoài thực hiện trong tình hình hiện nay” của tác giả Phạm Thành Hương, Học viện An ninh nhân dân năm 2001; "Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án phá rối an ninh ở địa bàn Tây Nguyên trong tình hình hiện nay” của tác giả Nguyễn Tiến Trường, Học viện An ninh, năm 2003; "Điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia do đối tượng "cơ hội chính trị" thực hiện - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, Học viện An ninh nhân dân năm 2005; "Công tác bắt, tạm giữ, tạm giam đối tượng có hành vi phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong các vụ án do cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tiến hành - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Đồng Điện, Học viện An ninh nhân dân năm 2005; "Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong tình hình hiện nay” của tác giả Cao Huy, Học viện An ninh nhân dân, năm 2008; "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bắt, tạm giữ, tạm giam đối tượng là chức sắc tôn giáo phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở các tỉnh phía Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường, Học viện An ninh nhân dân năm 2008; “Hỏi cung bị can phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong tình hình hiện nay” của tác giả Đồng Thị Hồng Nhung, Học viện An ninh
  • 35. 2009; "Nâng cao hiệu quả công tác bắt trong điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay” của tác giả Hoàng Quốc Cảnh, Học viện An ninh nhân dân năm 2009; “Hoạt động lấy lời khai người làm chứng trong điều tra các vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân trong tình hình hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Quyền, Học viện An ninh nhân dân năm 2010; “Nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập chứng cứ trong các vụ án do Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình thụ lý” của tác giả Lương Thị Thanh Thủy, Học viện An ninh nhân dân năm 2010. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu thuộc nhóm này dưới dạng sách chuyên khảo, đề tài khoa học như: sách chuyên khảo “Hỏi cung bị can phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay”, tác giả Lê Minh Hùng, năm 2005; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “ Điều tra vụ án xâm phạm ANQG có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp” của tác giả Phạm Thành Hương, Hà Nội 2009; đề tài cấp bộ “Quyết định chiến thuật trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Quý Khoát, năm 2013; “Những vấn đề lý luận chiến thuật đặc tình trại tạm giam trong công tác điều tra các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay”, Lê Minh Hùng, đề tài cấp bộ, năm 2006; đề tài cấp cơ sở “Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng pháp luật trong khởi tố, điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai” của tác giả Phạm Đắc Thiện, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II, năm 2014. - Nhóm công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm ANQG có ý nghĩa cho công tác điều tra trinh sát của lực lượng an ninh Ở cấp độ luận án tiến sĩ, có các công trình nghiên cứu sau: “Hoạt động xâm phạm ANQG trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Bùi Trung Thành, năm 2001; “Hoạt động xâm phạm ANQG của người Mỹ lâm thời nhập cảnh Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh của cơ quan an ninh”, tác giả Lê Văn Thắng, năm 2007; "Đấu tranh chống hoạt động lợi dụng Đạo Thiên chúa xâm phạm an ninh quốc gia ở địa bàn tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp", tác giả Đinh Vạn Phấn, năm 2007; "Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống khủng bố của lực lượng Công an trong tình hình hiện nay", tác giả Tạ Văn Roan, 2009.
  • 36. thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này gồm có: "Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh - Giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn", tác giả Nguyễn Mạnh Tường, năm 1999; "Hoạt động tập hợp lực lượng thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân của các thế lực thù địch ở vùng dân tộc Chăm nước ta và công tác đấu tranh của cơ quan an ninh trong tình hình hiện nay", tác giả Huỳnh Huề, năm 1999; "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa bạo loạn của cơ quan an ninh trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trong tình hình mới", tác giả Vũ Thị Kiều Oanh, năm 2008; "Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống khủng bố tại địa bàn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài của lực lượng an ninh", tác giả Hoàng Thanh Tùng, năm 2008; "Vận dụng chiến thuật trinh sát trong đấu tranh chống gián điệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn", Trần Xuân Hợp, năm 2010; "Đấu tranh với hoạt động khủng bố của các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở Mỹ trong tình hình hiện nay", tác giả Ngô Bích Thuỷ, năm 2010; "Phòng, chống hoạt động phá rối an ninh ở vùng dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận hiện nay", tác giả Phạm Huy Thành, năm 2010; "Công tác phòng, chống âm mưu, hoạt động phá rối an ninh, bạo loạn trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong tình hình hiện nay", tác giả Nguyễn Tuấn Anh, năm 2011. Các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc nhóm này bao gồm: Đề tài cấp Bộ “Tình trạng đảng viên hoạt động phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan an ninh” của tác giả Bùi Trung Thành, Học viện An ninh nhân dân, năm 2009; đề tài cấp Bộ “Vận dụng biện pháp pháp luật xử lý các đối tượng có nhân thân đặc biệt hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia” của tác giả Nguyễn Văn Hiến, Trường Đại học An ninh nhân dân, 2014; đề tài cấp cơ sở “Thực trạng cán bộ đảng viên hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội và công tác phòng ngừa của lực lượng bảo vệ an ninh nội bộ”, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, năm 2008; “Hoạt động lợi dụng tổ chức “Quỹ dân chủ quốc gia” xâm phạm an ninh quốc gia và công tác đấu tranh của cơ quan an ninh”, đề tài cấp cơ sở, tác giả Nguyễn Đức Chiến, năm 2008; “Công tác phòng ngừa, đấu tranh của cơ quan an ninh đối với hội, nhóm bất hợp pháp hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên địa bàn Hà Nội”, đề tài cấp cơ sở, Nguyễn Đức Chiến, năm 2009; đề tài cấp cơ sở “Biện pháp pháp luật trong đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của người nước ngoài nhập cảnh
  • 37. lâm thời tại địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Hữu Nam, năm 2012. Các công trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ khoa học nghiệp vụ an ninh trên cơ sở làm rõ những đặc điểm tội phạm học của các tội xâm phạm ANQG từ đó nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm này. Thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu có liên quan đến các tội xâm phạm ANQG là rất lớn. Phạm vi đối tượng nghiên cứu trong các công trình nói trên chủ yếu theo các hướng sau: nghiên cứu về đặc điểm pháp lý hình sự của các tội xâm phạm ANQG; nghiên cứu về tình hình các tội xâm phạm ANQG trong một khoảng thời gian cụ thể, thậm chí chỉ nghiên cứu về tình hình một tội trong nhóm các tội xâm phạm ANQG. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Phòng ngừa các tội xâm phạm ANQG là một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng, thể hiện rõ nét đường lối, chủ trương, chính sách của mỗi quốc gia nên luôn được các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan tâm, nghiên cứu dưới các khía cạnh và mức độ khác nhau. Mặc dù vậy, do ANQG là vấn đề hệ trọng, là lĩnh vực chứa đựng những yếu tố bí mật, thậm chí có liên quan đến quan điểm chính trị, đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia cho nên đến nay, các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực ANQG nói chung, các tội xâm phạm ANQG nói riêng ít có sự hợp tác, trao đổi trên phạm vi quốc tế. Vì vậy, nguồn tài liệu ở nước ngoài về các tội xâm phạm ANQG còn rất hạn chế và tản mạn. Hơn nữa, quan điểm và các giải pháp về các vấn đề có liên quan đến các tội xâm phạm ANQG của các nước rất khác nhau nên khả năng nghiên cứu, ứng dụng lý luận của thế giới vào điều kiện thực tế ở Việt Nam cũng không nhiều. Trước hết là các công trình nghiên cứu lý luận phòng ngừa tội phạm nói chung. Có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lý luận phòng ngừa tội phạm như: Giáo trình “Tội phạm học – Giáo trình cho các trường đại học”, Nhà xuất bản Thông tin pháp lý, năm 2006 của tác giả Malkova đã đề cập đến vấn đề cơ bản nhất phòng ngừa tội phạm như: định nghĩa phòng ngừa tội phạm – được hiểu là

Chủ Đề