Bài tập giảm mỡ bụng khi đến tháng

Chuyện giảm cân không đơn thuần chỉ là chú trọng tới việc tập luyện hay ăn uống mà bạn cũng cần biết khoảng thời gian nào là lúc cơ thể khỏe mạnh để sẵn sàng bước vào giai đoạn giảm cân. Đặc biệt, hội con gái còn có thể dựa vào chu kỳ "đèn đỏ" của mình để lập kế hoạch giảm cân chuẩn xác và tiết kiệm thời gian lẫn công sức.

Trong đó, có 4 giai đoạn giảm cân mà bạn nên nắm rõ, bao gồm: giai đoạn khó giảm cân, giai đoạn giảm cân "vàng", giai đoạn giảm cân bình thường và giai đoạn giảm cân chậm.

Giai đoạn khó giảm cân: từ 1 - 7 ngày trong kỳ "đèn đỏ"

Trong thời kỳ "rớt dâu", quá trình trao đổi chất của con gái thường rất chậm nên hiệu quả giảm cân vào lúc này sẽ không cao. Do đó, nếu muốn giảm cân hiệu quả trong giai đoạn này thì hội con gái nên chăm thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như giãn cơ, yoga... Đây cũng là những bài tập giúp làm giảm bớt sự khó chịu, đau nhức trong kỳ "đèn đỏ".

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm một số loại thực phẩm chống phù nề và giúp tăng cường quá trình lưu thông máu như trà gừng đường nâu để làm ấm dạ dày trong giai đoạn cơ thể nhạy cảm.

Giai đoạn giảm cân "vàng": từ 7 - 14 ngày sau kỳ "đèn đỏ"

Qua những ngày "rụng dâu" khó chịu, từ hai ngày cuối cùng đến hai tuần tiếp sau đó của chu kỳ kinh nguyệt chính là thời điểm tuyệt vời nhất để bạn tranh thủ giảm cân thần tốc. Bởi lẽ, trong thời điểm này, quá trình tiết estrogen trong cơ thể phái nữ đang rất mạnh mẽ nên làm sự trao đổi chất cũng sẽ được đẩy nhanh hơn. Thế nên, quá trình hấp thụ và tiêu thụ carbs, chất béo và protein trong cơ thể sẽ được tăng tốc. Vì vậy, trong giai đoạn "vàng" để giảm cân này, bạn nên ăn nhiều rau xanh và bổ sung thêm protein từ thịt gà, cá để góp phần tăng cơ giảm mỡ.

Bên cạnh đó, hãy bắt đầu với một số bài tập như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập aerobics để đốt cháy được nhiều chất béo dư thừa.

Giai đoạn giảm cân bình thường: từ 14 - 21 ngày sau kỳ "đèn đỏ"

Ở khoảng thời gian này, quá trình trao đổi chất của cơ thể đã trở về mức ổn định nên hiệu quả giảm cân sẽ không còn nhanh như trong thời kỳ "vàng" nữa. Vậy nên, trong giai đoạn này, bạn nên kéo dài thời gian tập aerobics hoặc tập thêm một số bài tập giúp làm tiêu hao nhiều calo dư thừa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến những bài tập ở vùng cơ bụng để giúp giảm cân nhanh và sớm lấy lại vòng eo thon thả.

Còn về chế độ ăn uống, hãy nhớ "bóp mồm bóp miệng" trong giai đoạn này. Đồng thời tăng cường ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein và giảm bớt lượng tinh bột trong ngày xuống. Nếu cảm thấy đói thì hãy uống thêm nước [có thể đun thêm nước đậu đỏ uống] hoặc tăng lượng thức ăn giàu chất xơ.

Giai đoạn giảm cân chậm: từ 21 - 28 ngày sau kỳ "đèn đỏ"

Đây là lúc cơ thể bị ảnh hưởng rõ rệt bởi nội tiết tố nên người bạn sẽ dễ mệt mỏi, đuối sức và nổi mụn nhiều hơn [báo hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt]. Vì vậy, bạn hãy giảm dần cường độ tập luyện trong ngày xuống. Các bài tập yoga hay giãn cơ sẽ phù hợp hơn trong thời điểm này.

Và trong giai đoạn giảm cân chậm cũng không nên ăn đồ nhiều dầu, muối. Thay vào đó, hãy chọn ăn những loại thực phẩm dễ tiêu sẽ tốt hơn.

Source [Nguồn]: Beauty321

Nhiều người quan niệm rằng, việc tập thể dục trong ngày đèn đỏ là không nên. Bởi khi đó, cơ thể đang ở trong tình trạng mệt mỏi với những trạng thái đau bụng và nhức lưng. Tuy nhiên trong thực tế, một số động tác thể dục bạn có thể thực hiện trong những ngày kinh nguyệt.

Lợi ích khi tập thể dục trong ngày đèn đỏ

  • Giảm các triệu chứng nhức mỏi như đau bụng, đau lưng.
  • Giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng.
  • Tăng cường sức bền cho cơ thể.
  • Tăng tuần hoàn máu, giữ ấm cơ thể.
  • Cải thiện giấc ngủ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Nên tập những bộ môn nào?

Đi bộ

Đi bộ cũng là môn thể dục thích hợp để tập luyện trong ngày đèn đỏ. Việc đi bộ nhẹ nhàng không chỉ có thể rèn luyện độ linh hoạt của các cơ và khớp chân mà còn giúp tinh thần thoải mái. Đồng thời, thói quen này cũng giúp nới lỏng các cơ xương chậu, kéo dãn lưng dưới, giảm triệu chứng đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng. Điều quan trọng là bạn hãy chọn lựa tốc độ di chuyển sao cho phù hợp.

Tốt nhất bạn nên dành thời gian đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày trong chu kỳ kinh nguyệt. Ảnh: topsimages.

Cardio nhẹ nhàng

Thông thường, cardio là chuỗi bài tập giúp tăng cường nhịp tim và hơi thở. Các động tác cardio có thể đốt cháy calo, cải thiện quá trình trao đổi chất. Đồng thời, cardio cũng là phương pháp tăng cường hoạt động của tim và phổi. Trong ngày đèn đỏ, cơ thể trở nên yếu hơn bình thường. Vì vậy, bạn nên tập cardio hoặc aerobic ở cường độ thấp. Khi đã quen dần với các động tác rồi bạn mới tăng dần mức độ và số lượng lên cao.

Yoga

Trước chu kỳ kinh nguyệt 2-3 ngày là thời điểm tốt nhất để cơ thể vận động nhẹ nhàng. Bài tập thích hợp dành cho bạn chính là yoga. Theo chuyên gia sức khỏe, các bài tập yoga giúp cơ thể được thư giãn, giảm các triệu chứng đau nhức cơ bắp, tức ngực và chuột rút. Trong lúc tập luyện, hãy để ý đến những thay đổi nhỏ của cơ thể và điều chỉnh mức độ cũng như khối lượng bài tập sao cho phù hợp. Các động tác bạn có thể tham khảo là tư thế con mèo, tư thế em bé, tư thế cây cầu…

Tư thế cây cầu là bài tập phù hợp cho ngày đèn đỏ. Ảnh: giphy.

Bài tập thư giãn cơ

Trong điều kiện cơ thể mệt mỏi, phổi hoạt động không đủ tốt thì các bài tập cường độ cao nên được gác lại. Thay vào đó, các bài tập thư giãn cơ sẽ tốt cho bạn hơn, đặc biệt là cơ bụng dưới giúp xoa dịu cơ đau bụng kinh.

Nâng chân lên cao

Đây là động tác khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ở bất kỳ lúc nào ngay tại nhà. Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, mặt ngước lên trời. Dùng khuỷu tay làm trụ, tạo thành góc vuông. Từ từ nâng một chân lên cao, giữ yên trong vòng 2-3 giây. Tiếp theo, hạ chân xuống và đổi bên. Lặp lại động tác từ 5-10 lần.

Động tác nâng chân lên cao. Ảnh: giphy.

Cần tránh những bộ môn nào?

Nếu đã có những bộ môn nên tập trong ngày đèn đỏ thì chắc hẳn sẽ có các bài tập nên tránh. Thực tế, một số phụ nữ vẫn duy trì thói quen tập thể dục như bình thường. Tuy nhiên, nếu cơ thể cảm thấy mệt mỏi khác thường, bạn nên cắt giảm mức độ tập luyện. Theo Giáo sư Brandon Marcello đến từ Mỹ, bạn nên tạm ngừng các hoạt động rèn luyện thể chất cường độ cao và giảm tần suất tập. Các bộ môn cần tránh là tập tạ, squat, boxing, zumba… cùng nhiều bài tập rèn luyện sức bền khác. Bởi lẽ, cơ thể không ở trạng thái tốt nhất, bạn sẽ khó thể theo kịp nhịp độ tập luyện, giảm hiệu quả của bài tập, thậm chí, cơ thể còn dễ bị tổn hại.

Bạn nên hạn chế tập nặng trong “ngày đèn đỏ”. Ảnh: shape.

Kết: Lẽ dĩ nhiên, tập thể dục mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cả tinh thần. Không có bằng chứng khoa học nào cho rằng bạn nên cắt bỏ hoàn toàn việc tập luyện trong kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên vận động nhẹ nhàng trong thời điểm này giúp cơ thể khỏe hơn, giảm các triệu chứng đau nhức. Điều lưu ý duy nhất là hãy điều chỉnh cường độ và tần suất tập luyện sao cho phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề