Bài tập lịch sử 7 chương 5 chương 6 năm 2024

Hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 29: Ôn tập chương 5 và chương 6 chi tiết, dễ hiểu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp học sinh trong quá trình học tập. Mời các bạn tham khảo tại đây.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 29 Lịch sử 7 trang 147

Câu hỏi trang 147 SGK Lịch Sử 7:

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào ?

- Cuộc xung đột Nam – Bắc triều.

- Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

Trả lời:

Nội dung

Cuộc xung đột Nam – Bắc triều

Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

Thời gian

Năm 1533 – 1592

Năm 1627 – 1672

Nguyên nhân

- Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc [Bắc triều].

+ Năm 1533, Nguyễn Kim lập ra Nam triều.

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng.

Diễn biến

- Chiến tranh kéo dài hơn 60 năm.

- Thanh – Nghệ là chiến trường chính.

- Chiến tranh kéo dài gần 50 năm.

- Quảng Bình – Hà Tĩnh là chiến trường ác liệt.

Kết quả

Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh chấm dứt.

Đất nước bị chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Câu hỏi trang 147 SGK Lịch Sử 7:

Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia như thế nào ?

- Tây Sơn lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh.

Trả lời:

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Câu hỏi trang 147 SGK Lịch Sử 7:

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền ra sao ?

Trả lời:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.

- Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố, vua Nguyễn điều hành mọi công việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Ban hành bộ "Hoàng triều luật lệ" [Luật Gia Long].

- Xây dựng quân đội nhiều binh chủng.

Câu hỏi trang 147 SGK Lịch Sử 7:

Tình hình kinh tế, văn hóa ở các thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

Giải Lịch sử Bài 29 lớp 7 SGK trang 149

CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 29: Ôn tập chương 5 và chương 6 trang 147, 148, 149 SGK ngắn gọn, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí!

Giải Vở Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương 5 và chương 7 giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Bài 1 trang 75 VBT Lịch Sử 7: Phân chia giai đoạn và nêu lên nội dung chính của giai đoạn đó:

Lời giải:

Giai đoạn [thời gian – tên gọi] Triều đại tương ứng Nội dung chính [sự kiện nổi bật, hoạt động chính] Thế kỉ XVI – XVIII: sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền Triều Mạc, Lê Trung Hưng Chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn. 1771 – 1802: Phong trào Tây Sơn Triều Tây Sơn Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê. Đánh tan giặc ngoại xâm. Nửa đầu thế kỉ XIX: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Triều Nguyễn Chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

Bài 2 trang 75 VBT Lịch Sử 7: Phân tích ý nghĩa của hai thành tựu lớn sau đây để chứng minh phong trào Tây Sơn đã đặt nền tảng cho việc thống nhất và xây dựng đất nước:

-Sự kiện 1: Lật đổ chính quyền Nguyễn và Lê – Trịnh

-Ý nghĩa:

-Sự kiện 2: Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh

-Ý nghĩa:

Lời giải:

-Sự kiện 1: Lật đổ chính quyền Nguyễn và Lê – Trịnh

-Ý nghĩa: Đặt nền móng cho công cuộc thống nhất đất nước.

-Sự kiện 2: Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh

-Ý nghĩa: Bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.

Bài 3 trang 75-76 VBT Lịch Sử 7: Thống kê các công trình lớn về văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật ở các thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XIX:

-Văn học:

-Nghệ thuật:

-Sử học:

-Địa lí học:

-Y học:

-Kĩ thuật:

Lời giải:

-Văn học: Truyện Kiều [Nguyễn Du], Chinh phụ ngâm khúc [Hồ Xuân Hương],…

-Nghệ thuật: Nghệ thuật dân gian phát triển. Các công trình nổi tiếng như lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, chùa Tây Phương, Khuê văn các,…

-Sử học: Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục…

Chủ Đề