Bài tập phân loại rác ở nhật bản

Một trong những nguyên nhân giúp Nhật Bản trở thành đất nước sạch sẽ nhất là từ quy trình phân loại rác thải mà mỗi bạn du học sinh qua đây chắc chắn đều sẽ được học. Ban đầu, các bạn chưa quen sẽ cảm thấy rất phức tạp và muốn “phát điên” với các quy định này nhưng khi đã quen rồi các bạn sẽ thấy đây là một hành động văn minh và rất đáng học hỏi đấy nhé! Giờ thì cùng ST – HOUSING tìm hiểu quy trình phân loại rác thải ở Nhật Bản nào!

1.Phân loại rác

Rác thải ở Nhật Bản được chia thành 4 loại chính là: rác cháy được; rác không được; rác cồng kềnh[như tủ lạnh hư, bàn ghế, giường, thảm,…]; rác tái chế, chai thuỷ tinh, vỏ lon. 2. Quy định về rác cháy được: - Bao gồm: các loại rác nhà bếp [rau củ, vỏ trái cây, thịt cá, vỏ trứng, vỏ sò, ...], tã giấy, giấy gói thực phẩm, gỗ cao su, quần áo cũ,… - Rác phải cho vào túi giấy bóng trong hoặc túi nhựa vinyl , buộc chặt miệng túi trước khi đem đi đổ. - Rác nhà bếp phải được vắt hết nước, gói lại trong giấy báo và cho vào túi bóng. - Các loại bìa cac tông, giấy vụn,.. phải lây dây buộc gọn lại và không được bỏ vào những ngày mưa. - Gỗ vụn, cành cây trong vườn,… phải được chặt ngắn cỡ 50cm, buộc bó lại gọn gàng. 3. Quy định về rác không cháy được: - Bao gồm: các loại chai nhựa, ống nhựa, bóng đèn điện, ô dù, da nhân tạo, các sản phẩm bằng cao su, nhựa xốp,… - Rác không đốt được phải cho vào túi bóng, bao nhựa vinyl. - Bình xịt, lọ xịt hơi có thể gây nguy cơ nổ,cần phải cho xì hết khí bên trong. - Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi dao, dao cạo… phải bọc trong giấy báo và ghi chữ “危険= nguy hiểm”, xong cho vào bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra. - Các chai nhựa PET phải rửa sạch và làm xẹp trước khi cho vào túi bóng. Phần nắp chai và nhãn mác cho vào túi riêng, phân loại vào rác cháy được. 4. Quy định về rác cồng kềnh - Những loại rác có kích thước vượt quá 30cm được xem là rác cỡ lớn. - Để thu gom rác cỡ lớn phải đăng ký với trung tâm thu gom rác cỡ lớn ở mỗi khu vực, tiến hành các thủ tục cần thiết và mua “Phiếu thu gom rác cỡ lớn”, dán vào bên ngoài bề mặt của rác và đặt nó ở đúng nơi quy định hoặc mang đến nơi được hướng dẫn. 5. Quy định về phân loại rác tái chế, vỏ lon, chai thuỷ tinh,… - Vỏ lon, chai thuỷ tinh, vỏ nhôm, hộp thiếc phải bỏ vào túi bóng trước khi cho vào thùng rác. - Thuỷ tinh vỡ, pin, nhiệt kế vỡ phải bọc trong giấy báo và dán chữ “危険= nguy hiểm”. - Các lọ xịt có hơi độc hại phải đục lỗ để thoát hơi, dán nhãn phòng nguy hiểm. - Đây là những quy trình cơ bản để phân loại rác thải trong cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản . Nếu bạn không chắc đây là loại rác gì thì hãy hỏi những bạn bè người Nhật để thực hiện đúng quy trình và tránh bị phạt nhé! Ngoài ra ở Nhật còn có những quy định về lịch trình thu gom rác tuỳ theo khu vực bạn sinh sống và quy định về màu sắc túi giấy bóng đựng rác nữa đó! Những quy định khắt khe này nhằm giúp quy trình phân loại, xử lý rác thải sao cho hợp lý nhất và quan trọng hơn là xây dựng ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân Nhật Bản. Chúc các bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở đất nước Mặt trời mọc nhé!

Hy vọng bài viết trên Mitaco đã mang đến cho bạn những điều cần biết về cách phân loại rác ở Nhật Bản. Vì nếu bạn vi phạm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả quá trình làm việc, học tập và sinh sống tại đây.

Người Nhật phân loại rác thành 4 hạng mục chính và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc phân loại và lịch đổ rác theo từng địa phương.

Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đối mặt nhiều thách thức về xử lý rác thải trong quá trình hiện đại hóa. Nhật khi đó chưa có biện pháp quản lý rác thải phù hợp, người dân thường tùy tiện vứt rác ra đường.

Trong giai đoạn đô thị hóa, phát triển kinh tế thời hậu chiến, lượng rác đô thị bắt đầu bùng nổ. Trong thế kỷ 20, Nhật từng phải xử lý thêm 35 triệu tấn rác chỉ trong 20 năm, trong đó có nhiều loại rác thải phát sinh do công nghiệp hóa, buộc giới chức phải từng bước thiết lập chính sách phân loại rác.

Hiện hầu hết các địa phương ở Nhật phân loại rác thải thành 4 hạng mục chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái chế và rác quá khổ. Tuy nhiên, quy tắc phân loại cụ thể và lịch trình đổ rác được chính quyền từng địa phương đặt ra, chưa có một quy định thống nhất trên toàn quốc.

Khi chuyển đến một địa phương mới ở Nhật, người dân sẽ cần đến văn phòng thành phố để đăng ký thông tin cư dân. Giới chức sẽ cung cấp một gói thông tin tổng hợp, trong đó có hướng dẫn, quy tắc, lịch thu gom chi tiết từng loại rác đã phân loại trong khu vực. Thông tin này có sẵn trên các website địa phương, có thể được dịch ra nhiều ngôn ngữ.

Nhân viên thu gom rác tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Mainichi

Rác cháy được gồm bất kỳ thứ gì có thể đốt được, từ rác thải nhà bếp, giấy vụn, vải, gỗ, da, một số địa phương cho phép phân loại rác cao su, nhựa không có ký hiệu tái chế vào hạng mục này.

Rác thải từ nhà bếp phải được loại bỏ tối đa độ ẩm, đựng vào túi buộc chặt và đem đến điểm thu gom vào thời điểm thích hợp để tránh quạ, mèo hoang lục rác. Hành vi mang rác cháy được đến bãi trước thời điểm thu gom quy định có thể bị coi là vi phạm quy tắc và túi rác có thể bị trả lại.

Vật dụng kim loại, thủy tinh vỡ, cốc, bát đĩa, đồ gốm... thuộc nhóm rác không cháy được. Một số địa phương cho phép phân loại các thiết bị điện tử, bật lửa, pin khô, các loại bình xịt theo danh mục này. Giống với rác cháy, một số đồ nhựa không tái chế được có thể được xếp vào diện rác không cháy.

Rác không cháy được phải được cho vào túi và đem đến điểm thu gom vào những ngày nhất định. Những vật dụng sắc nhọn như dao kéo, cốc vỡ, kim tiêm cần được đóng trong túi có dấu kiken [nguy hiểm], tránh gây thương tích cho nhân viên thu gom.

Cách người Nhật phân loại rác. Video: New China TV

Bóng đèn được khuyến khích đặt trong hộp nếu có để tránh vỡ. Đây là lý do người Nhật thường giữ lại vỏ hộp khi mua bóng đèn.

Rác tái chế bao gồm chai lọ, lon nhôm, lon thiếc, tạp chí, sách báo, bìa cứng, giấy vụn, vỏ hộp sữa... Các loại giấy, bìa cần dùng loại dây có thể tái chế buộc thành chồng gọn gàng, trong khi hộp sữa, lon, chai nhựa, chai thủy tinh phải được rửa sạch và phơi khô.

Nhật khuyến khích bỏ nhãn, nắp chai bất cứ khi nào có thể. Người dân cần gom chai lọ vào một túi đựng, hoặc vứt tại các thùng chuyên dụng nếu có sẵn ở địa phương.

Rác quá khổ gồm các thiết bị gia dụng, đồ nội thất, nệm và các đồ vật vượt quá kích thước nhất định, thường dài quá 30 cm ở một mặt. Người dân cần liên lạc với giới chức để thu xếp ngày gom rác quá khổ, hoặc kiểm tra trên website địa phương để biết thông tin.

Đây là dịch vụ có trả phí. Người dân sẽ mua các nhãn dán với giá vài trăm yên [vài USD] tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và dán vào vật dụng cần vứt, sau đó mang ra điểm thu gom vào ngày đã đăng ký trước đó.

Các đồ vật như điều hòa không khí, TV, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, máy tính, không nằm trong hạng mục rác quá khổ, mà trong phạm vi điều chỉnh của Luật Tái chế Thiết bị Gia dụng.

Một điểm thu gom rác tại Nhật trong ngày đổ rác tái chế. Ảnh: EJable

Ngoài 4 hạng mục chính, các địa phương cũng có thể thiết lập nhiều hạng mục khác để quản lý phân loại rác. Thị trấn Kamikatsu ở tỉnh Tokushima thậm chí yêu cầu người dân chia rác thành 45 loại, trên 13 hạng mục, nhằm tái chế toàn bộ rác.

Nếu nhân viên thu gom phát hiện rác bị phân loại không phù hợp hoặc được đem đến điểm thu gom không đúng thời gian, họ có quyền từ chối tiếp nhận, đồng thời dán phiếu nhắc nhở các hộ dân thực hiện đúng cách.

Quá trình đổ rác cũng có thể tùy thuộc vào nơi ở. Các chung cư thường có khu đổ rác riêng. Nếu ở nhà đất, người dân cần gom và đổ từng loại rác vào những ngày được phép.

Nhiều thành phố Nhật Bản cũng yêu cầu người dân cho rác vào từng loại túi nhất định được mua ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi để thu gom. Chúng nhiều kích cỡ, có màu sắc riêng biệt để phân loại từng hạng mục rác.

Chủ Đề