Bài tập the dục cho người bị bệnh tim

Luyện tập thể thao là thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe người tập. Nó không chỉ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và rất hữu ích đối với sức khỏe tim mạch. Các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch đã khẳng định rằng: tập thể dục có tác dụng mạnh hơn các loại thuốc bổ trợ. Để tăng động lực luyện tập thể dục nhiều hơn, bạn nên tìm hiểu những lợi ích vốn có của việc tập thể dục:

  • Giúp giảm huyết áp.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tăng cường cơ bắp.
  • Giảm căng thẳng.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch.
  • Tốt cho hệ hô hấp.
  • Cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể

2. Những bài tập thể dục tốt cho tim mạch

Luyện tập các bài tập điều hoà cho tim là một phần quan trọng giúp bạn có một cuộc sống khoẻ mạnh, tuy vậy duy trì luyện tập đều đặn trong một sớm một chiều là một thử thách với những người mới bắt đầu, bạn hãy tập nhiều bài tập khác nhau để tìm ra phương pháp tập luyện yêu thích nhất dành cho bản thân.

Vậy tập như thế nào? Dưới đây là những bài tập thể dục tốt cho tim mạch được chuyên gia tim mạch khuyến cáo, bạn có thể tham khảo và chọn bài tập phù hợp:

2.1 Các bài tập yoga tốt cho tim mạch

Yoga là một trong các các bài tập thể dục tốt cho tim mạch được rất nhiều người áp dụng và thành công. Bộ môn này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp rất nhiều bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau các chấn thương hay các cuộc phẫu thuật. Hơn nữa, các bài tập yoga nhẹ nhàng, đa dạng phù hợp với nhiều người. Bạn có thể lựa chọn bài tập yoga phù hợp với thể trạng của bản thân.

2.2 Chạy bộ tốt cho tim mạch

Chạy bộ hay đi bộ nhịp nhàng được xem là môn thể thao giúp cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả dễ thực hiện. Để đạt hiệu quả, khi bạn cần áp dụng cách hít thở đúng nhịp, cường độ chạy phù hợp. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng khi luyện tập phù hợp sẽ giúp bạn sớm đạt hiệu quả. Bạn nên có thể tham khảo thêm: Những thực phẩm không tốt cho cơ bắp gây mất thân hình săn chắc.

\>>>Xem thêm: Nhớ kỹ những nguyên tắc vàng nếu muốn chạy bộ giảm cân thành công

2.3 Bài tập Aerobic

Aerobic là môn thể thao bao gồm chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập theo nhạc. Những bài tập yêu cầu người tập phải nhịp nhàng, di chuyển nhanh để tăng nhịp tim. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mỗi người sẽ có các bài tập aerobic khác nhau phù hợp với bản thân.

2.4 Tập thể hình

Tập thể hình là bộ môn thể thao được nhiều nam nhân yêu thích. Môn thể thao đòi hỏi người tập có thể trạng tốt. Khi tập thể hình, người tập cần thực hiện đúng thao tác, đúng cách, giữ hơi thở đều đặn. Theo các chuyên gia nguyên cứu, những người thường xuyên luyện tập thể hình có sức khỏe tim mạch tốt hơn những người thiếu các hoạt động thể thao.

2.5 Bơi lội

Bơi lội thường xuyên có thể giúp giảm huyết áp và lượng cholesterol trong cơ thể giúp gia tăng lượng máu và oxy cung cấp tới phổi và các cơ bắp, tăng cường hoạt động của hệ tim mạch. Đồng thời, bơi lội giúp bạn giải phóng tích dioxit carbon khỏi cơ thể. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà bạn lựa chọn kiểu bơi, tốc độ bơi và thời gian bơi phù hợp. Tốt nhất là nên tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên thể dục.

2.6 Tập luyện ngắt quãng

Nếu thể trạng bạn không được tốt, bạn có thể áp dụng phương pháp tập ngắt quãng [HIIT]. Bạn sẽ lựa chọn bài tập và tập với cường độ phù hợp với cơ thể khoảng 5 - 10 phút, sau đó nghỉ ngơi 30 phút, rồi lặp lại bài tập với cường độ cũ. Lượng tập theo phương pháp này giúp nhịp tim bạn có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng, dần cải thiện tình trạng tim mạch.

2.7 Đạp xe

Tương tự như chạy bộ, đạp xe ngoài trời hay tại nhà đều giúp rèn luyện sức khỏe và trái tim khỏe mạnh. Hoạt động nhịp nhàng của việc đạp xe giúp việc hô hấp đều độ hơn, oxy được đưa vào và dioxit carbon thải ra tuần hoàn. Điều này giúp tăng cường hoạt động của tim mạch. Hiện nay, nhiều người chọn xe đạp tập tại nhà để rèn luyện sức khỏe, cải thiện chức năng hô hấp, hồi phục sức khỏe tim mạch tốt.

2.8 Leo cầu thang

Leo cầu thang là một trong những hoạt động được nhiều huấn luyện viên yêu cầu học viên luyện tập thường xuyên. Vì hoạt động này giúp tăng sức bền cho cơ thể rất tốt. Để thực hiện bài tập này tốt, bạn cần điều hòa việc hít thở sâu, cân bằng nhịp đập của tim mạch phù hợp. Nếu tập leo cầu thang, bạn nên đeo thêm thiết bị đo nhịp tim để tiện theo dõi và điều chỉnh cường độ phù hợp.

2.9 Chèo thuyền

Hoạt động chiều thuyền nhịp nhàng của chân và tay giúp cơ thể lưu thông máu huyết tốt. Kết hợp với việc hít thở điều độ, sức khỏe tim mạch của bạn chắc chắn sẽ được cải thiện hiệu quả. Bạn nên chọn địa điểm chèo thuyền yên tĩnh, có người cứu hộ, mặc áo phao đầy đủ, trang bị nước để bổ sung cho cơ thể khi thiếu nước.

3. Nên tập bài tập tốt cho tim mạch bao lâu để hiệu quả?

Việc luyện tập thể thao cải thiện sức khỏe tim mạch cần được thực hiện thường xuyên và kiên trì trong thời gian dài. Đối với những người bệnh liên quan đến tim mạch hay mắc các vấn đề về tim mạch cần kiên trì nhiều hơn.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch, bạn nên lên kế hoạch cho các buổi luyện tập như: thời gian tập, thời gian nghỉ ngơi, thời gian tập trong này, số buổi tập trong tuần, bài tập, cường độ tập, lượng calo tiêu hao, chế độ dinh dưỡng,... phù hợp với thể trạng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên theo dõi sức khỏe của bạn để có chế độ tập luyện phù hợp.

Thông thường để lí tưởng nhất thường thì là sẽ rơi vào 150 phút một tuần với cường độ tập luyện tuỳ vào sức của mỗi người, tức là 5 ngày trong tuần còn lại là thời gian để nghỉ ngơi thư giãn để các cơ bắp hồi phục.

4. Bệnh tim có nên tập thể dục không

Đối với các bệnh nhân có vấn đề tim mạch, việc tập thể dục thể thao nhẹ nhàng điều độ là hoạt động vô cùng cần thiết. Các hoạt động thể dục nhẹ nhàng nhịp nhàng sẽ giúp máu huyết và khí huyết lưu thông tốt hơn từ đó cải thiện tình trạng bệnh tim của nhiều người.

Người bệnh tim cần có kế hoạch và chế độ luyện tập phù hợp. Nếu bạn không biết luyện tập như thế nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và các huấn luyện viên chuyên nghiệp.

5. Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở người lớn

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn là dị tật xuất hiện ngay từ khi trong bào thai, diễn tiến âm thầm. Vì thế, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tim thì người nhà nên thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện. Đồng thời, nếu có dự định mang thai hãy tiến hành tầm soát để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con cái.

Có ít trường hợp bệnh nhân bị tật bẩm sinh lành tính và không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, phần đông các trường hợp bị tim bẩm sinh sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể ở một thời điểm nào đó. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Nhiễm trùng tim
  • Đột quỵ
  • Suy tim
  • Thoái hoá van tim

Chính vì thế, tập thể dục mỗi ngày là cách ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả cũng như khôi phục sức khỏe cho những người đã bị bệnh tim. Hãy áp dụng hết các bài tập thể dục tốt cho tim mạch và tìm ra bài tập phù hợp cho tình trạng bệnh hoặc thể trạng sức khỏe của bạn nhé!

Chủ Đề