Cách đánh giá người đại diện

Có hiện tượng phổ biến là những cán bộ được cử tham gia ban kiểm soát, giúp việc HĐQT tại doanh nghiệp khác hiện lại đang được doanh nghiệp khác trả thù lao, bên cạnh phụ cấp do công ty nhà nước chi trả.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác đã thể hiện những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc minh bạch hoá quyền lợi và nghĩa vụ của người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, cần xem xét lại việc quy định một khung phụ cấp cứng cho mọi người đại diện tại mọi loại hình doanh nghiệp. Nếu quy định công ty nhà nước được sử dụng một phần trăm nhất định trong tổng lợi nhuận thu được từ việc đầu tư vào các doanh nghiệp khác để trả thù lao cho người đại diện thì sẽ hợp lý hơn. Đồng thời, cũng cần quy định rõ ràng và hợp lý hơn về chế độ phụ cấp đối với các cán bộ do công ty nhà nước cử thực hiện nhiệm vụ người đại diện phần vốn, tham gia ban kiểm soát, giúp việc HĐQT tại doanh nghiệp khác, nhằm tránh sự bất bình đẳng, bất hợp lý giữa những cán bộ được cử xuống doanh nghiệp khác, tránh sự phân bì, lựa chọn hoặc từ chối nhận nhiệm vụ người đại diện tại doanh nghiệp khác [trong trường hợp doanh nghiệp khác đang thua lỗ chẳng hạn].

Luật Doanh nghiệp năm 2014 [có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2015] đã có những quy định mới được đánh giá cao, mang nhiều tích cực và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Một trong những quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 [gọi tắt là Luật Doanh nghiệp] là Điều 13 và Điều 14 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Khái niệm người đại diện theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tại, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”. Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp [công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cơ phần] có từ một hoặc hai người đại diện theo pháp luật trở lên và Điều lệ công ty sẽ quy định rõ về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp [Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp]. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định “trường hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, chữ ký của những người đại diện theo pháp luật hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý như nhau”. Theo đó, đối với doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thì chữ ký của những người đại diện theo pháp luật đều có giá trị pháp lý như nhau.

Luật Doanh nghiệp cũng quy định doanh nghiệp phải luôn có một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam và người đại diện theo pháp luật phải ủy quyền khi xuất cảnh, chịu trách nhiệm với những nội dung đã ủy quyền [Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp]. Cơ chế giải quyết của doanh nghiệp đối với các trường hợp người đại diện theo pháp luật chưa trở lại Việt Nam khi hết thời hạn ủy quyền; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Khoản 4, 5 Điều 13 Luật Doanh nghiệp. Một điểm mới của Điều 13 Luật Doanh nghiệp là cho phép Tòa án có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt [Khoản 7 Điều 13 Luật Doanh nghiệp].

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp: [1] Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; [2] Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; [3] Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Doanh nghiệp.

Sau khi triển khai quy định mới về người đại diện theo pháp luật trong giai đoạn từ ngày 01/7/2015 đến ngày 31/10/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết 276 hồ sơ của doanh nghiệp đăng ký từ hai người đại diện theo pháp luật trở lên.

Chủ Đề