Bài tập tiếng việt ngữ văn 7 học kì 1

Các dạng bài tập tiếng việt lớp 7 học kì 1 NĂM 2021 - 2022 . Khái niệm

- Từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép, là phương thức cấu tạo từ mới bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị với nhau. Ví dụ:

hoa + hồng à hoa hồng

đất + nước à đất nước

2. Phân loại

2.1. Căn cứ vào tính chất hình vị, đặc trưng về nghĩa của các hình vị, người ta chia từ ghép tiếng Việt thành hai loại lớn:

  1. Từ ghép thực:

    - Là từ ghép do hai hoặc hơn hai hình vị thực [là những hình vị có ý nghĩa từ vựng hoặc vốn có ý nghĩa từ vựng] kết hợp với nhau theo phương thức ghép: hoa hồng, đất nước, nhà máy…

  2. Từ ghép hư:

    - Là những từ ghép do hai hình vị hư [những hình vị chỉ có ý nghĩa ngữ pháp mà không có ý nghĩa từ vựng] ghép lại với nhau: bởi vì, cho nên, để mà, đề cho, nếu mà…Những từ này có số lượng rất ít trong tiếng Việt.

    2.2.Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa các hình vị, vào đặc trưng ngữ nghĩa của từ, người ta chia từ ghép thực thành hai loại:

  3. Từ ghép chính phụ [từ ghép phân nghĩa]

    - Là từ ghép gồm tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

    - Về mặt ý nghĩa, từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Tiếng chính có ý nghĩa chỉ loại, tiếng phụ thu hẹp ý nghĩa của tiếng chính; làm cho từ ghép chính phụ có ý nghĩa chỉ loại nhỏ trong loại mà tiếng chính biểu thị. Ví dụ: máy ảnh, máy bơm, máy tiện, máy phay, máy nổ, máy khoan, máy cán, máy kéo, máy khâu, máy xúc…là loại nhỏ của máy.

    - Ngoài ra, tiếng phụ còn có tác dụng làm cho từ ghép chính phụ biểu thị các sắc thái khác nhau đối với nghĩa của tiếng chính. Ví dụ: đỏ au, đỏ hỏn, đỏ tươi…là các sắc thái khác nhau của đỏ.

  4. Từ ghép đẳng lập [từ ghép hợp nghĩa]

    - Về mặt cấu tạo, từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng với nhau [không có tiếng chính, tiếng phụ]

    - Về mặt ý nghĩa, từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, mang tính khái quát, tổng hợp. Ví dụ: đêm ngày, áo quần, nhà cửa, phố phường, trông nom, mua bán, đi lại, tươi sáng, vui buồn, sách vở…

    - Do vậy, từ ghép đẳng lập không thể trực tiếp kết hợp với các số từ. Không thể nói: một sách vở.

    - Nghĩa của từ ghép đẳng lập có thể là nghĩa của một tiếng trong nó [xét ở thời điểm hiện nay], nhưng vẫn mang tính khái quát. Ví dụ: chợ búa, gà qué…có nghĩa chỉ chợ nói chung, gà nói chung. Vì thế chúng không để dùng nói về chợ hay gà cụ thể được. Không thể nói: Hôm nay tôi đi hai cái chợ búa mà không mua được rau.

    3. Các từ ghép chính phụ sau khi được tạo ra vẫn có thể được dùng để tiếp tục tạo ra các từ ghép chính phụ nữa: máy khoan à máy khoan tay, máy khoan điện…

    II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

    Bài 1:Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học [từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp] trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh giá.

    Bài 2: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

    Bài 3:Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

    Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

    Bài 4: Phân loại từ ghép sau đây theo cấu tạo của chúng.

    - Ốm yếu,xe lam,tốt đẹp, kỉ vật, xăng dầu, binh lính, núi non, kì công, sắc lẻm, bởi vì, xem bói, cá lóc, chợ búa, vui tươi, móc ngoặc, bánh cuốn, hèn mọn, cơm nước, xe ngựa, vườn tược, vôi hóa, dưa gang, non song, cấp bậc, rau muống, tái diễn, sưng vù, sưng húp.

    - Giác quan, cảm tính, thiết giáp, suy nghĩ, can đảm.

    Bài 5:Trong các từ ghép sau đây từ nào có thể đổi trật tự các tiếng? vì sao?

    Tướng tá, ăn nói, đi đứng, binh lính, giang sơn, ăn uống, đất nước, quần áo, vui tươi, sửa chữa, chờ đợi, hát hò.

    Cha con, giàu nghèo, vua tôi, thưởng phạt, vững mạnh,

    Bài 6:Cho các từ sau đây:Xe đạp, cơm nếp, khoai tây, cá quả, cũ rích,xanh tưng, già cấc, mỏng tanh.

    - Em có nhận xét gì về nghĩa của các tiếng: đạp, nếp, tây, quả và các tiếng: rích, tưng, cấc, tanh.

    Bài 7. Hãy sắp xếp các từ ghép : xe máy, xe cộ, cá chép, nhà cửa, nhà máy, cây cam, cây tre, quần âu, cây cỏ, quần áo, xanh lè, xanh đỏ, xanh um, đỏ quạch, đỏ au, đỏ đen, đỏ hỏn thành hai nhóm và điền vào chỗ trống theo mẫu cho dưới đây :

    Từ ghép chính phụ: xe máy…

    Từ ghép đẳng lập: xe cộ…

    Bài 8. Tìm 3 từ ghép mà khi sử dụng, có thể chỉ cần dùng tiếng phụ là đã bao gồm nghĩa của cả tiếng chính.

    Mẫu: Bác cân cho cháu một con chép. [chép đã bao hàm nghĩa “cá chép”]

    Bài 9. Tìm 5 từ ghép chính phụ có tiếng chính là đỏ. Giải thích nghĩa của từng từ và đặt câu với mỗi từ.

    Bài 10. Đặt với mỗi từ ghép đẳng lập: chợ búa, gà qué, giấy má một câu.

    Bài 11. Nghĩa của các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn nói, ăn mặc có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không ? Đặt câu với mỗi từ.

    Bài 12. Tìm một số từ ghép chính phụ có ba tiếng theo mẫu sau:

    máy khoan điện

    Bài 13

  5. Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại

    Mưa phùn đem mùa xuân đến,mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

    ... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. mưa bụi ấm áp.

  6. Nối các tiếng sau thành từ ghép chính phụ hợp nghĩa: xanh, mùa, lồng, nhãn, gặt, ngắt

    Bài 14. Viết đoạn văn ngắn [từ 10 đến 15 câu] trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ ghép đẳng lập, 3 từ ghép chính phụ.

    III. GỢI Ý ĐÁP ÁN

    Bài 1:

    - Từ ghép chính phụ: nóng bỏng, nóng ran, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt

    - Từ ghép đẳng lập: nóng nực, lạnh giá.

    Bài 2: Yêu thích, yêu quý, yêu thương, yêu mến, mến yêu, mến thương, quý mến,

Chủ Đề