Bài tập tình huống về quyền sở hữu tài sản của công dân

Dưới đây là một số câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống môn tài sản và vật quyền dành cho sinh viên trường Đại học luật Hà Nội. Tài liệu được cung cấp bởi Phụ trách TBM Luật Dân Sự TS. Vũ Thị Hồng Yến.

Những nội dung liên quan:

Câu hỏi tự lý thuyết tài sản và vật quyền

1. Khái niệm tài sản, phân loại tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015.

2. Quyền tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015.

3. Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Nêu ý nghĩa pháp lý của sự phân biệt này.

4. So sánh động sản và bất động sản. Nêu ý nghĩa của sự phân biệt này.

5. Chiếm hữu theo Bộ luật Dân sự 2015.

6. Phân tích nội dung của quyền sở hữu và chỉ ra mối quan hệ giữa các quyền năng của quyền sở hữu.

7. Nguyên tắc chịu rủi ro trong sở hữu. So sánh nguyên tắc chịu rủi ro trong sở hữu với nguyên tắc chịu rủi ro trong giao dịch dân sự.

8. Quyền khác đối với tài sản trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

9. Các hình thức sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015.

10. Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015.

11. Hình thức sở hữu chung theo Bộ luật Dân sự 2015.

12. Bảo vệ quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015.

13. Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi kiện đòi tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015.

14. So sánh hình thức sở hữu riêng của cá nhân và sở hữu riêng của pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

15. Phân tích quan hệ sở hữu chung của các thành viên trong gia đình [chủ thể, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và trách nhiệm dân sự]

16. Phân biệt căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ và tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu.

17. So sánh căn cứ xác lập quyền sở hữu do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến tài sản.

18. So sánh xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đánh rơi, bỏ quên với căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu.

Bài tập tình huống môn tài sản và vật quyền

Tình huống 1:

Gia đình ông A khai hoang một mảnh đất để canh tác; thời gian canh tác, sử dụng của ông A đã trên 30 năm mà không có ai tranh chấp về quyền sử dụng đất với ông A. Trong 30 năm ấy, ông A đã bỏ rất nhiều công sức vào việc cải tạo đất hoang kém màu mỡ thành mảnh đất màu mỡ và hiện trên đất được trồng nhiều loại cây ăn quả quý hiếm, là địa điểm cho nhiều du khách đến thăm quan, chụp ảnh. Sau khi khai thác, ông A thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế, và ông A xem mảnh đất ấy như đất thuộc quyền sử dụng của mình. Tuy nhiên, mảnh đất của ông A là đối tượng được nhắm tới cho việc đầu tư kinh doanh của công ty X. Công ty X làm đơn xin cấp phép đầu tư và đề nghị Ủy ban nhân dân huyện H cho thuê mảnh đất ông mà A đã khai hoang để thực hiện dự án chăn nuôi bò sữa. Ủy ban nhân dân huyện H nơi ông A khai hoang đồng ý phê duyệt cho công ty X thuê đất trên với thời hạn 50 năm.

Hỏi:

1. Ông A có quyền xác lập quyền sử dụng hợp pháp với mảnh đất trên không? Tại sao?

2. Việc huyện H cho công ty X thuê diện tích đất mà ông A đã khai hoang và đang sử dụng có đúng với quy định của pháp luật không? Căn cứ?

3. Hãy tư vấn bảo vệ quyền lợi của ông A theo những quy định của pháp luật hiện hành.

Tình huống 2:

Ông A lấy bà B có một người con chung là X. Năm 1974 ông A ly hôn bà B, X đi theo bà B, sau đó hai mẹ con bà B sang Mỹ sinh sống. Năm 1978, ông A chuyển nhà đi nơi khác và lấy bà C. Ông A, bà C có 2 người con, bà C không biết và cũng không được ông A cho biết về sự tồn tại của X. Năm 1986, ông A chết không để lại di chúc. Bà C quản lý toàn bộ mảnh đất của ông A để lại có diện tích 1200m2. Đến năm 2002, bà C cắt cho anh D và chị H [con chung của ông A và bà C] mỗi người 600m2 đất. Việc cắt đất của bà C được chính quyền xác nhận. Năm 2017, D, H được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên D, H. Từ đó gia đình D và H sử dụng ổn định, không có tranh chấp trong suốt thời gian đó tới nay. Năm 2017, X về nước và tìm lại anh em họ hàng, tìm về nơi ông A sinh sống cuối cùng và biết ông A đã chết, để lại khối tài sản là 1.200 m2 đất, bà C đã chia hết cho hai con của mình là D và H. X không đồng ý nên đã khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung tại Tòa án nhân dân huyện Y tỉnh T. X cho rằng 1.200 m2 đất X để lại là tài sản chung trong đó có phần của X.

Hỏi:

1. Thời hiệu khởi kiện bảo vệ quyền sở hữu được xác định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 2015?

2. X có quyền quyền sở hữu chung đối với 1.200 m2 đất không? Tại sao?

3. Với yêu cầu khởi kiện của X, Tòa án nhân dân huyện Y sẽ phải giải quyết thế nào cho đúng?

Tình huống 3:

Gia đình ông A và gia đình ông B có 2 mảnh đất liền kề nhau. Diện tích của ông A là 60 m2 [chiều ngang 5 m, chiều dài 12 m] và ông A muốn xây nhà ở với thiết kế 7 tầng. Theo thiết kế dự tính để xin giấy phép xây dựng thì tầng 1 ông A dùng làm nơi để xe, còn các phòng khách, phòng nghỉ, phòng ăn… từ tầng 2 trở lên với diện tích sàn mỗi tầng là 66 m2. Muốn thế, ông A phải thiết kế diện tích sàn của các tầng đua ra 6m2 so với diện tích đất là 60 m2 ở tầng 1 và sẽ bị chờm sang phần không gian của nhà ông B đúng bằng phần đất mà gia đình ông B đang dùng để làm lối đi ra đường công cộng [phần chờm từ diện tích sàn tầng 2 của nhà ông A sẽ là mái che trên phần lối đi của nhà ông B ra đường công cộng, ngang 0,5 m và dài 12 m]. Ông A đặt vấn đề được khai thác, sử dụng phần diện tích khoảng không tương ứng với phần diện tích đất mà ông B đang dùng làm lối đi và được tính từ độ cao của tầng thứ 2 nhà ông A theo thiết kế hất lên phía trên trời.

Hỏi:

1. Thỏa thuận giữa ông A và ông B có hợp pháp không? Đặt tên gọi cho thỏa thuận giữa A và B? Đối tượng của thỏa thuận ở đây là loại tài sản nào?

2. Nội dung thỏa thuận gồm những điều khoản cơ bản nào?

3. Thủ tục xác lập quyền của ông A với khoảng không gian trên mặt đất của nhà ông B như thế nào?

Tình huống 4:

Năm 2017, Ông Nguyễn Văn A được thừa kế của bố mẹ một ngôi nhà 02 tầng trên thửa đất có diện tích 1.000 m2 vuông tại xã Hòa An, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Hạnh Phúc. Thửa đất của ông Nguyễn Văn A bị vây bọc bởi các thửa đất liền kề không có lối đi ra đường công cộng. Trước đây, bố mẹ ông A đã thỏa thuận với ông Nguyễn Văn B về việc ông B để cho bố, mẹ ông A được sử dụng ngõ đi chung với diện tích là 30 m2. Nay thấy bố mẹ ông A đã qua đời, ông B đòi rào lại lối đi chung và yêu cầu ông A phải trả tiền thì mới cho đi. Do không có điều kiện thường xuyên về chăm nom và quản lý ngôi nhà nên ông Nguyễn Văn A quyết định bán cả nhà và thửa đất nêu trên cho ông Trần Văn C. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được ký ngày 3/1/2017 tại Phòng Công chứng Số 1 tỉnh Hạnh Phúc. Ngày 13/3/2017 ông C đi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất và nhà ở để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vĩnh Lạc. Ngày 10/4/2017, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vĩnh Lạc cập nhật thông tin của ông Trần Văn C vào sổ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ông Trần Văn C vào ngày 15/4/2017. Ngày 20/4/2017, ông A bàn giao đất cho ông C.

Hỏi:

1, Ông B có được quyền rào lại lối đi chung không? ông A có phải trả tiền để được sử dụng lối đi chung không? Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lối đi chung thực hiện theo quy định nào? Việc sử dụng thửa đất và việc sở hữu ngôi nhà của ông Nguyễn Văn A có những hạn chế gì?

2. Thời điểm ông Trần Văn C xác lập quyền sử dụng dất là thời điểm nào trong các thời điểm sau đây:

a] Ngày ký hợp đồng công chứng [3/1/2017];

b] Ngày ông C đi làm thủ tục đăng ký [13/3/2017];

c] Ngày Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai ghi thông tin của ông C vào Sổ địa chính [15/4/2017];

d] Ngày bàn giao đất [20/4/2017].

3. Giả sử trong khoản thời gian từ khi ký hợp đồng đến khi bàn giao đất trên thửa đất ông A bán cho ông C có nhiều cây ăn quả có giá trị đến vụ thu hoạch. Vậy Ông A có quyền khai thác những hoa quả này sau khi đã ký hợp đồng bán đất cho ông C không?

Các tìm kiếm liên quan đến môn tài sản và vật quyền, Bài tập luật dân sự về quyền sở hữu có đáp án, Bài tập luật dân sự về quyền sở hữu, Tình huống về quyền hưởng dụng, Bài tập về chiếm hữu ngay tình, Tình huống luật dân sự quyền sở hữu, Tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Pháp luật về tài sản và quyền sở hữu, Bài tập tình huống luật tài sản

Sau bài học trên lớp, các em sẽ được ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống có liên quan cuối sách giáo khoa. Dưới đây là hướng dẫn trả lời chi tiết và đầy đủ bài tập tình huống GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo cùng tham khảo.

Bài 1 trang 46 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Điền các từ vào ô trống cho phù hợp trong sơ đồ sau

Trả lời:

Quyền sở hữu

Bao gồm

Quyền chiếm hữu

Quyền sử dụng

Quyền định đoạt

Bài 2 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Điền nội dung vào ô trống của sơ đồ sau

Trả lời:

Quyền

Khái niệm

Ví dụ

Chiếm hữu

Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình

Ông H có một căn nhà rộng 50m2, sổ đỏ chính chủ của ông. Ông có quyền chiếm hữu ngôi nhà đó.

Sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

Ông K thuê nhà ông N làm kinh doanh tạp hóa, ông K thuê tầng 1 nên được sử dụng tầng 1

Định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc bỏ quyền sở hữu đó

Ông N có căn nhà và viết di chúc để toàn quyền sử dụng cho vợ ông là bà H.

Bài 3 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân thuộc các văn bản pháp luật nào? Thời gian ban hành?

Trả lời:

Được quy định tại Chương 13: Quyền sở hữu [Điều 186 - Điều 244] Bộ Luật Dân sự [2005]

Bài 4 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Những người dưới dây có quyền gì đối với ngôi nhà [đánh dấu x]

Trả lời:

 

Giữ và quản lí

Sử dụng để ở

Bán, tặng

Thuê

Thừa kế

Người chủ ngôi nhà

x

x

x

 

x

Người thuê nhà

     

x

 

Người mua lại ngôi nhà

x

x

x

 

x

Bài 5 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Em có quyền gì với chiếc xe đạp của mình?

Trả lời:

Em có các quyền: sử dụng xe, bán xe, tặng, cho, giữ và quản lí.

Bài 6 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Theo em: Bình có quyền đặt chiếc xe đó không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, Bình không có quyền đặt chiếc xe đó? Vì theo quy định của pháp luật thì Bình chỉ có quyền sử dụng chiếc xe đó, giữ gìn và bảo quản trong thời gian mượn xe.

Bài 7 trang 47 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Em có nhận xét gì về hành động của hai chị em?

Trả lời:

Hành động của hai chị em thể hiện tinh thần chấp hành pháp luật, hai em đã không lấy tài sản của người khác mà trả về chủ sở hữu.

Bài 8 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Câu hỏi:

- Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà không?

- Bà Mai có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng không?

- Ông Hùng có quyền sử dụng ngôi nhà đó không?

- Ông Mạnh cần gặp ai để đòi lại ngôi nhà đó?

Trả lời:

- Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà.

- Bà Mai không có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng.

- Ông Hùng không có quyền sử dụng ngôi nhà đó.

- Ông Mạnh gặp bà Mai để đòi lại ngôi nhà đó.

Bài 8 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Câu hỏi:

- Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà không?

- Bà Mai có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng không?

- Ông Hùng có quyền sử dụng ngôi nhà đó không?

- Ông Mạnh cần gặp ai để đòi lại ngôi nhà đó?

Trả lời:

- Ông Mạnh có quyền cho bà Mai thuê nhà.

- Bà Mai không có quyền gán ngôi nhà đó cho ông Hùng.

- Ông Hùng không có quyền sử dụng ngôi nhà đó.

- Ông Mạnh gặp bà Mai để đòi lại ngôi nhà đó.

Bài 9 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Câu hỏi:

- Quý, Hùng và nhà trường có quyền sử dụng số vàng đó không?

- Số vàng đó phải được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

- Qúy, Hùng và nhà trường không có quyền sử dụng số vàng đó.

- Số vàng đó cần được giao nộp cho nhà nước để tìm được chủ nhân.

Bài 10 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Nếu thấy hành vi chiếm dụng tài sản của người khác thì em se làm gì [đánh dấu x vào ô trống]

Trả lời:

Sợ hãi, bỏ đi

 

Nhắc nhở người đó không nên làm

x

Tìm cách báo cho người bị hại biết để tự bảo vệ

x

Làm như không biết, bỏ đi

 

Yêu cầu người đó trả lại tài sản

x

Bài 11 trang 48 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Phẩm chất đạo đức nào sau đây thể hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

Trả lời:

Trung thực

x

Thật thà

x

Liêm khiết

x

Tự trọng

x

Trách nhiệm

x

Tiết kiệm

 

Bài 12 trang 49 Bài tập tình huống GDCD 8: 

Sưu tầm, ca dao, tục ngữ có nội dung tôn trọng tài sản của người khác.

Trả lời:

- Vay thì trả, chạm thì đền.

- Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi,

Muốn thanh cao phải diệt trừ tham...

- Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.

- Ai ơi đừng tham của người

Lấy một phải trả gấp mười về sau.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập tình huống môn GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề