Bài tập truyền động điện điện điện tử năm 2024

Truyền động điện có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cuối cùng của một công nghệ sản xuất. Đặc biệt trong dây chuyển sản xuất tự động hiện đại, truyền động điện đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy các hệ truyền động điện luôn luôn được quan tâm nghiên cứu nâng cao chất lượng để đáp ứng các yêu cầu công nghệ mới với mức độ tự động hóa cao.

Ngày nay, do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật điện tử tin học, các hệ truyền động điện được phát triển và có thay đổi đáng kể. Đặc biệt do công nghệ sản xuất các thiết bị điện tử công suất ngày càng hoàn thiện, nên các bộ biến đổi điện tử công suất trong hệ truyền động điện không những đáp ứng được độ tác động nhanh, độ chính xác cao mà còn góp phần làm giảm kích thước và hạ giá thành của hệ.

Ở nước ta, do yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, ngày càng xuất hiện nhiều dây chuyển sản xuất mới có mức độ tự động hóa cao với những hệ truyền động điện hiện đại. Để kịp thời tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, Bộ môn Tự động hóa XNCN Trường đại học Bách khoa Hà Nội, một mặt cho biên soạn tiếp phần hai giáo trình Truyền động điện [tự động điều chỉnh truyền động điện], đồng thời tái bản có sửa chữa, bổ sung chỉnh lý giáo trình Truyền động điện [phần I. Nội dung giáo trình này trình bày những kiến thức cơ bản vệ hệ truyền động điện hiện đại. bao gồm việc phân tích các đặc tính của các hệ truyền động điện có bộ biến đổi điện tử công suất ; Nghiên cứu các cấu trúc điều khiển mới của các hệ truyền động động cơ xoay chiều đồng bộ và không đồng bộ. Giáo trình Truyền động điện do tập thể cán bộ giảng dạy Bộ môn Tự động hóa trường ĐHBK Hà Nội biên soạn gồm 7 chương.

- Chương 1 và chương 2 nêu các khái niệm chung về hệ truyền động và đặc tính cơ của động cơ.

- Chương 3, 4, 5 và 6 trình bày các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều và xoay chiều. Phân tích quá trình điện từ có trong hệ truyền động dùng các bộ biến đổi. Nghiên cứu một số cấu trúc mới của truyền động điện xoay chiều hiện dai

Chương 7 nêu phương pháp chung tính và chọn thiết bị lực, thiết bị bảo vệ cho các hệ truyền động điện. Các chương được phân công biên soạn cụ thể như sau :

Bùi Quốc Khánh các chương 1, 6, 7 và chịu trách nhiệm chủ biên, Nguyễn Văn Liễn các chương 3, 4 và 5, Nguyễn Thị Hiển chương 2. Nội dung giáo trình được Hội đồng khoa học Khoa tự động hóa XNCN xét duyệt và được giáo sư Nguyễn Bính giúp đỡ trong việc hoàn thiện. Các tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Giáo trình này được biên soạn với mục đích làm tài liệu học tập cho các sinh viên ngành điện, đồng thời cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư điện và các ngành có liên quan

Nội dung giáo trình chắc chắn còn nhiều vấn đề cần bổ sung hoàn thiện. Rất mong các bạn đồng nghiệp và độc giả góp ý kiến. Thư góp ý xin gửi về Bộ môn Tự động hóa XNCN Trường đại học Bách khoa Hà Nội hay Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 70 Trần Hưng Đạo Hà Nội

  • 1. BÀ RỊA – VŨNG TÀU VIỆN CNTT - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ GIÁO TRÌNH: THỰC HÀNH TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN TS. NGUYỄN PHAN CƯỜNG ThS. PHẠM NGỌC HIỆP VŨNG TÀU, THÁNG 06 NĂM 2019
  • 2. trình: Thực hành Truyền động điện LỜI MỞ ĐẦU Thực hành Truyền động điện là môn học chuyên ngành quan trọng đối với sinh viên ngành Điện, điện tử. Môn học này trang bị cho sinh viên khả năng phân tích và thiết kế hệ thống truyền động điện về sơ đồ mạch động lực và sơ đồ mạch điều khiển cho các máy công nghiệp trong dây chuyền sản xuất. Giáo trình Thực hành Truyền động điện gồm ba chương: - Chương 1: Giới thiệu mô hình thực hành truyền động điện. - Chương 2: Mạch điều khiển có tiếp điểm. + 2A: Mạch điều khiển có tiếp điểm dùng nút nhấn. + 2B: Mạch điều khiển có tiếp điểm dùng timers. - Chương 3: Mạch điều khiển ứng dụng LOGO! Trong giáo trình này, tác giả xây dựng các bài thực hành dựa trên cơ sở vật chất hiện có của trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Bài thực hành được trình bày từ đơn giản đến phức tạp, từ các mạch điều khiển bằng tay thông qua nút nhấn đến các mạch điều khiển tự động thông qua timers. Tác giả viết giáo trình này với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và sự kế thừa từ các tài liệu. Tuy nhiên, lần đầu biên soạn giáo trình Thực hành Truyền động điện nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, các em sinh viên để giáo trình hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Viện CNTT - Điện, Điện tử Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Email: hiepbvu1978@gmail.com. Cảm ơn. Vũng Tàu, Tháng 06 năm 2019 ThS. Phạm Ngọc Hiệp
  • 3. Thực hành Truyền động điện MỤC LỤC Nội dung Trang Chương 1: Giới thiệu mô hình thực hành truyền động điện 1 1.1. Giới thiệu mô hình thực hành Truyền động điện 1 1.2. Một số ký hiệu thông dụng 4 1.3. Các thông số kỹ thuật & cách đấu dây của động cơ điện 5 1.3.1. Các thông số kỹ thuật trên nhãn của động cơ điện 5 1.3.2. Cách đấu động cơ 3 pha 6 đầu dây và động cơ 2 cấp tốc độ 7 Chương 2: Mạch điều khiển có tiếp điểm 8 A. Mạch điều khiển có tiếp điểm dùng nút nhấn. 9 Bài 1: Mạch khởi động trực tiếp động cơ. 9 Bài 2: Mạch đảo chiều quay gián tiếp / trực tiếp động cơ 3 pha. 11 Bài 3: Mạch khởi động động cơ qua 3 cấp điện trở phụ. 15 Bài 4: Mạch khởi động động cơ qua 2 cấp điện trở phụ, hãm động năng khi dừng. 18 Bài 5: Mạch khởi động động cơ theo phương pháp Y - ∆. 21 Bài 6: Mạch khởi động động cơ Y-∆, thuận nghịch. 24 Bài 7: Mạch điều khiển 2 động cơ chạy luân phiên. 28 Bài 8: Mạch điều khiển 3 động cơ chạy trình tự. 31 Bài 9: Mạch điều khiển 2 động cơ [mở, tắt] trình tự. 34 Bài 10: Mạch điều khiển 3 động cơ [mở, tắt] trình tự. 37 Bài 11: Mạch điều khiển 3 động cơ [mở, tắt] trình tự ngược. 41 B. Mạch điều khiển có tiếp điểm dùng Timers. 45 Bài 12: Mạch khởi động gián tiếp động cơ 3 pha phương pháp Y - ∆. 45 Bài 13: Mạch khởi động gián tiếp động cơ qua 3 cấp điện trở phụ 48 Bài 14: Mạch khởi động động cơ Y-∆, thuận nghịch 51 Bài 15: Mạch điều khiển 2 động cơ chạy luân phiên 55
  • 4. Thực hành Truyền động điện Bài 16: Mạch điều khiển 3 động cơ chạy luân phiên 58 Bài 17: Mạch điều khiển 2 động cơ [mở, tắt] trình tự 61 Bài 18: Mạch điều khiển 3 động cơ [mở, tắt] trình tự 65 Bài 19: Mạch điều khiển 3 động cơ [mở, tắt] trình tự ngược 68 Chương 3: Mạch điều khiển ứng dụng LOGO! 73 3.1. Giới thiệu chung về LOGO! 74 3.1.1. Cách nhận dạng LOGO! 74 3.1.2. Cách đấu dây cho LOGO! 230 RC 74 3.2. Các hàm trong LOGO! 75 3.2.1. Danh sách ↓Co 75 3.2.2. Các hàm cơ bản [BF] 76 3.2.3. Các hàm đặc biệt [SF: special functions] 76 3.3. Lập trình trực tiếp trên LOGO! 79 3.3.1. Bốn quy tắc sử dụng phím trên LOGO! 79 3.3.2. Cách gọi các chức năng trong LOGO! 80 3.3.3. Phương pháp kết nối các khối chức năng trong LOGO! 81 3.4. Lưu trữ vào thẻ nhớ và chạy chương trình trong LOGO! 87 3.5. Lập trình bằng phần mềm LOGO! SOFT 88 3.5.1. Thiết lập kết nối PC – LOGO! 88 3.5.2. Ví dụ sử dụng phần mềm LOGO! soft 89 3.6. Bài tập mạch điều khiển ứng dụng LOGO! 89 Bài 1: Tưới cây trong nhà kính 89 Bài 2: Điều khiển băng tải 91 Bài 3: Điều khiển đèn trong cửa hàng 94 Bài 4: Chiếu sáng bên trong tòa nhà 96 Bài 5: Điều khiển hoạt động luân phiên giữa 3 tải 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 1 - CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH THỰC HÀNH TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN * Về kiến thức: - Liệt kê được các ký hiệu trong sơ đồ truyền động điện. - Hiểu được cách thiết lập sơ đồ truyền động điện. - Giải thích được các thông số kỹ trên nhãn động cơ 3 pha và 1 pha. - Hiểu được các sơ đồ đấu dây của động cơ 3 pha và 1 pha. - Hiểu được nguyên tắc cơ bản về thiết kế sơ đồ truyền động điện. * Về kỹ năng: - Vẽ được ký hiệu trong sơ đồ truyền động điện. - Đấu dây, vận hành được động cơ 3 pha và 1 pha. - Vận dụng các nguyên tắc thiết kế sơ đồ truyền động điện vào trong thực tế. * Về thái độ: - Có tinh thần học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng một cách tích cực. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
  • 6. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 2 - 1.1. Giới thiệu mô hình thực hành Truyền động điện. Giới thiệu mô hình thực hành Truyền động điện của Trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu như sau: Chi tiết về kích thước của các thiết bị trong mô hình thực hành Truyền động điện: Tên thiết bị Kích thước và hình dáng CB ba pha cung cấp nguồn và bảo vệ cho sơ đồ mạch động lực. CB một pha cấp nguồn và bảo vệ cho sơ đồ mạch điều khiển.
  • 7. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 3 - Đèn báo trạng thái hoạt động của động cơ. Nút nhấn Start / Stop Công tắc hành trình Đế của Timer Đế của Relay trung gian
  • 8. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 4 - Contactor điều khiển động cơ 3 pha 1.2 Một số ký hiệu thông dụng: Ký hiệu Tên gọi Ký hiệu Tên gọi Nút nhấn thường hở [NO] Nối PE Nút nhấn thường đóng [NC] Tiếp điểm động lực của contactor Tiếp điểm thường hở [NO] Cầu chì bảo vệ Tiếp điểm thường đóng [NC] CB 3 pha bảo vệ Công tắc đảo chiều Tiếp điểm thường đóng Relay nhiệt Tiếp điểm thường đóng mở chậm Relay nhiệt
  • 9. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 5 - Tiếp điểm thường mở đóng chậm Cuộn dây Contactor Tiếp điểm thường đóng đóng chậm Cuộn dây Timer Tiếp điểm thường mở mở chậm Động cơ xoay chiều 3 pha 1.3. Các thông số kỹ thuật & cách đấu dây của động cơ điện. 1.3.1. Các thông số kỹ thuật trên nhãn của động cơ điện. * Động cơ 3 pha: ĐỘNG CƠ 3 PHA OUT PUT 1HP KW 750W VOLT: D/Y 220/380 POLE 4 HZ 50 R.P.M 1465 AMPER 3.6/1.2 AMB 60O C RATING CONT CLASS E DATE 2012 SER NO 1234 - 3 Phase Motor: Động cơ 3 pha. - Công suất đầu ra của động cơ [OUTPUT]: KW/HP [1HP » 750W]. - VOLT: Điện áp định mức cho từng chế độ vận hành tương ứng của động cơ [D/Y: 220V/380V]. - POLE: Số cực của động cơ [2P = 4]. - Tần số lưới điện sử dụng của động cơ: 50Hz/60 Hz. - Tốc độ thực của động cơ [R.P.M]: 1465 [vòng/phút]. - AMPER: Dòng điện định mức cho từng chế độ vận hành tương ứng của động cơ [D/Y: 3.6A/1.2A]. - CLASS: Cấp cách điện của động cơ [cấp E nhiệt độ cho phép là 1200 C].
  • 10. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 6 - 1.3.2. Cách đấu động cơ 3 pha 6 đầu dây và động cơ 2 cấp tốc độ: 1.3.2.1. Động cơ 3 pha 6 đầu dây: * Cách đấu sao [Y] động cơ 3 pha: * Cách đấu tam giác [D] động cơ 3 pha: 1.3.2.2. Động cơ 2 cấp tốc độ: * Loại tốc độ đổi [n = var], công suất không đổi [P = const]: Tốc độ Sơ đồ Liên kết Nhanh D Cấp nguồn T4, T5, T6 Để hở T1, T2, T3 Chậm YY Cấp nguồn T1, T2, T3 Nối tắt T4, T5, T6 * Loại tốc độ đổi [n = var], moment không đổi [M = const]: Tốc độ Sơ đồ Liên kết Nhanh D Cấp nguồn T4, T5, T6 Nối tắt T1, T2, T3 Chậm YY Cấp nguồn T1, T2, T3 Để hở T4, T5, T6
  • 11. thiệu Mô hình thực hành Truyền động điện Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 7 - * Loại tốc độ đổi [n=var], công suất và moment thay đổi [P, M=const] Tốc độ Sơ đồ Liên kết Nhanh D Cấp nguồn T4, T5, T6 Nối tắt T1, T2, T3 Chậm YY Cấp nguồn T1, T2, T3 Để hở T4, T5, T6 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1. Hãy vẽ và giải thích ý nghĩa của một số ký hiệu thường dùng trong sơ đồ hệ thống truyền động điện? Câu 2. Hãy trình bày các bước thiết lập một sơ đồ truyền động điện? Câu 3. Hãy giải thích các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn máy động cơ 3 pha? Câu 4. Hãy trình bày cách đấu dây của động cơ 3 pha?
  • 12. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 8 - CHƯƠNG 2 MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÓ TIẾP ĐIỂM * Về kiến thức: - Mô tả được các ký hiệu trong sơ đồ truyền động điện. - Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển và mạch động lực. * Về kỹ năng: - Vẽ được sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực. - Phân tích được các sự cố, trạng thái hoạt động trong sơ đồ truyền động điện. - Vận hành sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực và ứng dụng vào thực tế. * Về thái độ: - Có tinh thần học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng một cách tích cực. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
  • 13. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 9 - A - MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÓ TIẾP ĐIỂM DÙNG NÚT NHẤN Bài 1: MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ Để điều khiển động cơ không đồng bộ 3 pha quay một chiều, có thể dùng cầu dao hoặc CB đóng cắt trực tiếp. Tuy nhiên, có một số nhược điểm như sau: - Tần số đóng cắt thấp. - Vận hành nặng nề, tốn sức lao động, năng suất thấp. - Khả năng bảo vệ cho người và động cơ khi có sự cố thấp. - Khó tự động hóa quá trình vận hành của động cơ. Vì vậy, phương pháp mở máy động cơ xoay chiều 3 pha bằng khởi động từ sẽ khắc phục được nhược điểm trên. 1. Yêu cầu công nghệ: - Nhấn nút START, động cơ không đồng bộ 3 pha quay, đèn xanh sáng. - Nhấn nút STOP, động cơ không đồng bộ 3 pha dừng, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố [quá tải hoặc ngắn mạch], relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng báo hiệu sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Làm quen với thiết bị điều khiển có tiếp điểm. - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - So sánh ưu điểm và nhược điểm của phương pháp khởi động trực tiếp dùng CB hoặc dùng khởi động từ. 3. Các kiến thức cần thiết: - Xem lại các nguyên lý hoạt động của các thiết bị điều khiển. - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 1 2. Relay nhiệt Cái 1 3. Nút nhấn kép Cái 2 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 1 6. Tiếp điểm contactor Cái 2
  • 14. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 10 - 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn Start KM1 Contactor H1 Đèn xanh báo động cơ chạy H2 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H3 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt F1 CB 3 pha F2 CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
  • 15. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 11 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha [F1] và CB 1 pha [F2]. Nhấn nút S2 [Start], cuộn dây KM1 có điện, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, đồng thời các tiếp điểm KM1 trên mạch động lực đóng lại cấp nguồn cho động cơ 3 pha quay, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H1 [đèn xanh] sáng, báo hiệu động cơ quay. Ø Tắt mạch: Khi nhấn S1 [Stop] thì cuộn dây KM1 mất điện, tiếp điểm KM1 trên mạch động lực hở ra, động cơ 3 pha dừng, tiếp điểm thường hở KM1 hở ra không duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 hở ra đèn H1 tắt, tiếp điểm thường đóng KM1 đóng lại đèn H3 sáng báo hiệu động cơ dừng [đèn đỏ 1]. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố quá tải hay ngắn mạch, tiếp điểm relay nhiệt Q1 trên mạch động lực hở ra, động cơ dừng. Đồng thời tiếp điểm thường đóng Q1 hở ra, bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1 đóng lại, đèn H2 [đèn đỏ 2] sáng báo hiệu động cơ gặp sự cố. Bài 2: MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY GIÁN TIẾP / TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ 3 PHA 1. Yêu cầu công nghệ: - Nhấn nút S2, động cơ không đồng bộ 3 pha quay thuận, đèn xanh 1 sáng. - Nhấn nút S3, động cơ không đồng bộ 3 pha quay nghịch, đèn xanh 2 sáng - Nhấn nút S1, động cơ không đồng bộ 3 pha dừng, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố [quá tải hoặc ngắn mạch], relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng báo hiệu sự cố. Ø Lưu ý: Khi đảo chiều quay động cơ, phải nhấn S1 [STOP], động cơ dừng hẳn rồi sẽ thực hiện lệnh đảo chiều quay. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết cách đấu nối các pha vào khởi động từ cho động cơ 3 pha quay thuận nghịch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển.
  • 16. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 12 - - Phương pháp đảo chiều quay gián tiếp động cơ 3 pha. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 2 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 2 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn động cơ dừng S2 Nút nhấn động cơ quay thuận S3 Nút nhấn động cơ quay nghịch KM1 Contactor quay thuận KM2 Contactor quay nghịch H1 Đèn xanh 1 báo động cơ quay thuận H2 Đèn xanh 2 báo động cơ quay nghịch H3 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H4 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ quay thuận Q2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ quay nghịch F1 CB 3 pha F2 CB 1 pha
  • 17. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 13 - 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển Sơ đồ mạch điều khiển đảo chiều gián tiếp động cơ 3 pha.
  • 18. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 14 - Sơ đồ mạch điều khiển đảo chiều trực tiếp động cơ 3 pha. 5.3. Nguyên lý hoạt động. Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ quay thuận. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường đóng KM1 mở ra khóa chéo không cho cuộn dây KM2 có điện, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay thuận. Chuyển chế độ quay: nhấn nút dừng S1, chờ động cơ dừng hẳn. Để đảo chiều quay động cơ, nhấn nút S1 [Stop]. Nhấn nút nhấn S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ quay nghịch. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường đóng KM2 mở ra, khóa chéo không cho cuộn dây KM1 có điện, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ quay thuận. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, các cuộn dây KM1, KM2 không có điện, động cơ dừng, các tiếp điểm thường đóng KM1, KM2 đóng cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ dừng.
  • 19. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 15 - Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 3: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ QUA 3 CẤP ĐIỆN TRỞ PHỤ 1. Yêu cầu công nghệ: - Nhấn nút S2, động cơ khởi động qua 3 cấp điện trở. - Nhấn nút S3, động cơ khởi động qua 2 cấp điện trở. - Nhấn nút S4, động cơ khởi động qua 1 cấp điện trở. - Nhấn nút S5, động cơ khởi động trực tiếp. - Nhấn nút S1, động cơ dừng. - Động cơ quay đèn xanh sáng, động cơ dừng đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố, relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Xem lại lý thuyết mạch khởi động động cơ qua 3 cấp điện trở phụ. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Phương pháp khởi động động cơ qua 3 cấp điện trở phụ. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 4 2. Relay nhiệt Cái 1 3. Nút nhấn kép Cái 5 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 1 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10
  • 20. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 16 - 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn khởi động qua 3 cấp điện trở phụ S3 Nút nhấn khởi động qua 2 cấp điện trở phụ S4 Nút nhấn khởi động qua 1 cấp điện trở phụ S5 Nút nhấn khởi động trực tiếp KM Contactor khởi động qua 3 cấp điện trở phụ KM1 Contactor khởi động qua 2 cấp điện trở phụ KM2 Contactor khởi động qua 1 cấp điện trở phụ KM3 Contactor khởi động trực tiếp H1 Đèn xanh báo động cơ quay H2 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H3 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha
  • 21. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 17 - 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM có điện, các tiếp điểm động lực KM đóng lại cấp điện cho động cơ khởi động qua 3 cấp R phụ [R1,
  • 22. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 18 - R2, R3]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay. Nhấn nút S3, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại, loại bỏ điện trở R1, động cơ khởi động qua 2 cấp R phụ [R2, R3], tiếp điểm thường mở KM1 đóng lại duy trì. Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại, loại bỏ điện trở R2, động cơ khởi động qua 1 cấp R phụ [R3], tiếp điểm thường mở KM2 đóng lại duy trì. Nhấn nút S5, cuộn dây KM3 có điện, tiếp điểm động lực KM3 đóng lại, loại bỏ điện trở R3, động cơ khởi động trực tiếp, tiếp điểm thường mở KM3 đóng lại duy trì. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM mất điện, các tiếp điểm động lực KM hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM đóng lại cấp nguồn cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển tiếp điểm thường đóng Q1 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 4: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ QUA 2 CẤP ĐIỆN TRỞ PHỤ, HÃM ĐỘNG NĂNG KHI DỪNG [tham khảo] 1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn nút S2, động cơ khởi động qua 2 cấp điện trở. - Nhấn nút S3, động cơ khởi động qua 1 cấp điện trở. - Nhấn nút S4, động cơ khởi động trực tiếp. - Khi động cơ quay, đèn xanh sáng. - Nhấn nút S1, động cơ dừng hẳn, không còn quay theo quán tính, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố, relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Hiểu nguyên lý mạch hãm động năng.
  • 23. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 19 - - Thiết kế được mạch điều khiển và nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về hãm động năng động cơ. - Xem lại lý thuyết về khởi động động cơ qua 2 cấp điện trở phụ. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 1 3. Nút nhấn kép Cái 4 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 1 6. Tiếp điểm contactor Cái 2 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Reset S1 Nút nhấn Stop + hãm động năng S2 Nút nhấn khởi động qua 2 cấp điện trở phụ S3 Nút nhấn khởi động qua 1 cấp điện trở phụ S4 Nút nhấn khởi động trực tiếp KM Contactor khởi động qua 2 cấp điện trở phụ KM1 Contactor khởi động qua 1 cấp điện trở phụ KM2 Contactor khởi động trực tiếp KMH Contactor hãm động năng H1 Đèn xanh báo động cơ quay H2 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng
  • 24. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 20 - H3 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố F1, F2 CB 3 pha, CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 25. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 21 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM có điện, các tiếp điểm động lực KM đóng lại cấp điện cho động cơ khởi động qua 2 cấp R phụ [R1, R2]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay. Nhấn nút S3, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại, loại bỏ điện trở R1, động cơ khởi động qua 1 cấp R phụ [R2], tiếp điểm thường mở KM1 đóng lại duy trì. Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 có điện, tiếp điểm động lực KM2 đóng lại, loại bỏ điện trở R2, động cơ khởi động trực tiếp, tiếp điểm thường mở KM2 đóng lại duy trì. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM mất điện, các tiếp điểm động lực KM hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM đóng lại cấp nguồn cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ dừng. Đồng thời cuộn dây KMH có điện, các tiếp điểm động lực KMH đóng lại, cuộn dây Stator của động cơ được cấp điện một chiều từ bình ắc qui, tạo ra một từ trường chống lại chiều quay quán tính của động cơ làm động cơ dừng hẳn. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 5: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ THEO PHƯƠNG PHÁP Y - ∆ 1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn nút S2, động cơ hoạt động chế độ Y. - Nhấn nút S3, động cơ chuyển sang hoạt động chế độ ∆. - Khi động cơ quay, đèn xanh sáng. - Nhấn nút S1, động cơ dừng, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố, relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng.
  • 26. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 22 - 2. Mục đích yêu cầu: - Giúp sinh viên biết cách khởi động động cơ KĐB 3 pha bằng phương pháp Y-∆. - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch động lực và mạch điều khiển. - Lập bảng chức năng và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lý thuyết phương pháp khởi động Y-∆. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 1 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 1 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn khởi động chế độ Y [sao] S3 Nút nhấn khởi động chế độ ∆ [tam giác] KM Contactor cấp nguồn động cơ KM1 Contactor khởi động chế độ Y [sao] KM2 Contactor khởi động chế độ ∆ [tam giác] H1 Đèn xanh báo động cơ quay H2 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H3 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố
  • 27. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 23 - Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
  • 28. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 24 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM và KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM và KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ quay chế độ Y [sao]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay. Nhấn nút S3, cuộn dây KM2 có điện, tiếp điểm thường mở KM2 đóng lại duy trì. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng KM2 hở ra làm cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại, động cơ khởi động qua chế độ ∆ [tam giác]. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM mất điện, các tiếp điểm động lực KM hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM đóng lại cấp nguồn cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 6: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ Y-∆, THUẬN NGHỊCH. 1. Yêu cầu công nghệ. - Nhấn nút S2 động cơ khởi động quay thuận chế độ Y [sao], nhấn nút S4 động cơ chuyển sang quay thuận chế độ ∆ [tam giác], động cơ quay thuận đèn xanh 1 sáng. - Nhấn nút S3 động cơ khởi động quay nghịch chế độ Y [sao], nhấn nút S4 động cơ chuyển sang quay nghịch chế độ ∆ [tam giác], động cơ quay nghịch đèn xanh 2 sáng. - Nhấn nút S1, động cơ không đồng bộ 3 pha dừng, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố [quá tải hoặc ngắn mạch], relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng báo hiệu sự cố. Ø Lưu ý: Khi đảo chiều quay động cơ, nhấn S1 [STOP], động cơ dừng trước rồi sẽ thực hiện lệnh đảo chiều quay.
  • 29. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 25 - 2. Mục đích yêu cầu. - Giúp sinh viên hiểu mạch khởi động gián tiếp động cơ KĐB 3 pha theo phương pháp Y-∆ và đảo chiều quay thuận nghịch. - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch động lực và mạch điều khiển. 3. Các kiến thức cần thiết: - Xem lại lý thuyết về mạch khởi động gián tiếp động cơ KĐB 3 pha theo phương pháp Y-∆ và đảo chiều quay thuận nghịch. - Cách kết nối các thiết bị trong mạch điện. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 4 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 4 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 2 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn khởi động quay thuận chế độ Y [sao] S3 Nút nhấn khởi động quay nghịch chế độ Y [sao]
  • 30. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 26 - S4 Nút nhấn khởi động chế độ ∆ [tam giác] KM1 Contactor động cơ quay thuận KM2 Contactor động cơ quay nghịch KM3 Contactor khởi động chế độ Y [sao] KM4 Contactor khởi động chế độ ∆ [tam giác] H1 Đèn xanh báo động cơ quay thuận H2 Đèn xanh báo động cơ quay nghịch H3 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H4 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố quay thuận Q2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố quay nghịch F1 CB 3 pha F2 CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 31. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 27 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F3 và CB 1 pha F4 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM1 và KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 và KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ quay thuận chế độ Y [sao]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay thuận. Nhấn nút S4, cuộn dây KM4 có điện, tiếp điểm thường mở KM4 đóng lại duy trì. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng KM4 hở ra làm cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM4 đóng lại, động cơ quay thuận chế độ ∆ [tam giác]. Chuyển chế độ quay: nhấn nút dừng S1, chờ động cơ dừng hẳn. Nhấn nút nhấn S3, cuộn dây KM2 và KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 và KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ quay thuận chế độ Y [sao]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ quay nghịch. Nhấn nút S4, cuộn dây KM4 có điện, tiếp điểm thường mở KM4 đóng lại duy trì. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng KM4 hở ra làm cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM4 đóng lại, động cơ quay thuận chế độ ∆ [tam giác].
  • 32. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 28 - Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM1 hoặc KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1, KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1, KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 7: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ CHẠY LUÂN PHIÊN 1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn nút S2, động cơ M1 chạy, động cơ M2 dừng. - Nhấn nút S3, động cơ M2 chạy, động cơ M1 dừng [luân phiên]. - Động cơ M1 và M2 chạy, đèn xanh 1, xanh 2 sáng. - Nhấn nút S1, hai động cơ M1 và M2 dừng, đèn đỏ 1, đỏ 2 sáng. - Khi sự cố, Relay nhiệt Q1, Q2 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động 2 động cơ luân phiên. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động luân phiên. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 2 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Đèn đỏ Cái 2
  • 33. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 29 - 5. Đèn xanh Cái 2 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn khởi động động cơ M1 S3 Nút nhấn khởi động động cơ M2 KM1 Contactor động cơ M1 KM2 Contactor động cơ M2 H1 Đèn xanh báo động cơ M1 quay H2 Đèn xanh báo động cơ M2 quay H3 Đèn đỏ 1 báo động cơ M1 dừng H4 Đèn đỏ 2 báo động cơ M2 dừng H5 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1 Q2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M2 F1 CB 3 pha F2 CB 1 pha
  • 34. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 30 - 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển: 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S2, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động
  • 35. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 31 - cơ M1 quay. Nút nhấn thường đóng S2 hở ra làm cuộn dây KM2 mất điện, động cơ M2 dừng. Nhấn nút nhấn thường hở S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay. Nút nhấn thường đóng S3 hở ra làm cuộn dây KM1 mất điện, động cơ M1 dừng. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM1 hoặc KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1, KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1, KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 và H4 sáng báo hiệu động cơ M1, M2 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 8: MẠCH ĐIỀU KHIỂN 3 ĐỘNG CƠ CHẠY TRÌNH TỰ 1. Yêu cầu công nghệ - Động cơ M1, M2 và M3 hoạt động theo bảng trạng thái sau: Hoạt động M1 M2 M3 S1 1 0 0 S2 0 1 0 S3 0 0 1 S0 0 0 0 - Động cơ M1, M2 và M3 chạy, đèn H1, H2 và H3 sáng. - Động cơ M1, M2 và M3 dừng, đèn H4, H5 và H6 sáng. - Khi sự cố, Relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách khởi động động cơ KĐB 3 pha một cách trình tự theo yêu cầu.
  • 36. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 32 - - Thiết kế và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về nguyên tắt thiết kế mạch điện theo thời gian. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 3 3. Nút nhấn kép Cái 4 4. Đèn đỏ Cái 4 5. Đèn xanh Cái 3 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Stop S1 Nút nhấn khởi động động cơ M1 S2 Nút nhấn khởi động động cơ M2 S3 Nút nhấn khởi động động cơ M3 KM1 Contactor động cơ M1 KM2 Contactor động cơ M2 KM3 Contactor động cơ M3 H1, H2, H3 Đèn xanh báo động cơ M1, M2 và M3 quay H4, H5, H6 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 và M3 dừng H7 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 và M3 gặp sự cố Q1, Q2, Q3 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 và M3 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha
  • 37. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 33 - 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển: 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển.
  • 38. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 34 - Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay, tiếp điểm thường đóng KM1 hở ra khóa chéo các động cơ M1, M2 không hoạt động. Tiếp theo nhấn nút nhấn S2 cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay. Tiếp theo nhấn nút nhấn S3 cuộn dây KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ M3 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại cấp điện cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M3 quay. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S0, cuộn dây KM1, KM2 hoặc KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1, KM2, KM3 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1, KM2, KM3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3, H4 và H5 sáng báo hiệu động cơ M1, M2 và M3 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2, Q3 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2, Q3 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2, Q3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H7 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 9: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ [MỞ / TẮT] TRÌNH TỰ 1. Yêu cầu công nghệ - Hoạt động mở mạch hai động cơ theo trình tự: M1→M2. - Hoạt động tắt mạch hai động cơ theo trình tự: M1→M2. - Hai động cơ M1 và M2 chạy, đèn xanh 1 và xanh 2 sáng. - Hai động cơ M1 và M2 dừng, đèn đỏ 1 và đỏ 2 sáng - Khi sự cố, Relay nhiệt Q1, Q2 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố.
  • 39. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 35 - 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động trình tự. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động trình tự. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 2 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 5 4. Đèn đỏ Cái 3 5. Đèn xanh Cái 2 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Stop S1 Nút nhấn khởi động động cơ M1 S2 Nút nhấn dừng động cơ M1 S3 Nút nhấn khởi động động cơ M2 S4 Nút nhấn dừng động cơ M2 KM1, KM2 Contactor động cơ M1 và M2 H1, H2 Đèn xanh báo động cơ M1, M2 quay H3, H4 Đèn đỏ 1 báo động cơ M1, M2 dừng
  • 40. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 36 - H5 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1 Q2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M2 F1, F2 CB 3 pha, CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 41. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 37 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại khóa nút nhấn S4 không cho dừng động cơ M2 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S2, cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M1 dừng. Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ M2 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 10: MẠCH ĐIỀU KHIỂN BA ĐỘNG CƠ [MỞ / TẮT] TRÌNH TỰ 1. Yêu cầu công nghệ - Hoạt động mở mạch ba động cơ theo trình tự: M1→M2→M3. - Hoạt động tắt mạch ba động cơ theo trình tự: M1→M2→M3. - Ba động cơ M1, M2 và M3 chạy, đèn xanh 1, xanh 2 và xanh 3 sáng. - Ba động cơ M1, M2 và M3 dừng, đèn đỏ 1, đỏ 2 và đỏ 3 sáng
  • 42. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 38 - - Khi sự cố, relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H7 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động trình tự. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động trình tự. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 3 3. Nút nhấn kép Cái 7 4. Đèn đỏ Cái 4 5. Đèn xanh Cái 3 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Stop S1 Nút nhấn khởi động động cơ M1 S2 Nút nhấn dừng động cơ M1 S3 Nút nhấn khởi động động cơ M2 S4 Nút nhấn dừng động cơ M2 S5 Nút nhấn khởi động động cơ M3
  • 43. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 39 - S6 Nút nhấn dừng động cơ M3 KM1, KM2, KM3 Contactor động cơ M1, M2 và M3 H1, H2, H3 Đèn xanh báo động cơ M1, M2, M3 quay H4, H5, H6 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 và M3 dừng H7 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 và M3 gặp sự cố Q1, Q2, Q3 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 và M3 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 44. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 40 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại khóa nút nhấn S4 không cho dừng động cơ M2 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại khóa nút nhấn S6 không cho dừng động cơ M3 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S5, cuộn dây KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ M3 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại cấp điện cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M3 quay. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S2, cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ M1 dừng.
  • 45. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 41 - Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ M2 dừng. Nhấn nút S6, cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM3 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H6 sáng báo hiệu động cơ M3 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 và Q3 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 và Q3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H7 sáng báo hiệu các động cơ bị sự cố. Bài 11: MẠCH ĐIỀU KHIỂN BA ĐỘNG CƠ [MỞ / TẮT] TRÌNH TỰ NGƯỢC 1. Yêu cầu công nghệ - Hoạt động mở mạch ba động cơ theo trình tự: M1→M2→M3. - Hoạt động tắt mạch ba động cơ theo trình tự: M3→M2→M1. - Ba động cơ M1, M2 và M3 chạy, đèn xanh 1, xanh 2 và xanh 3 sáng. - Ba động cơ M1, M2 và M3 dừng, đèn đỏ 1, đỏ 2 và đỏ 3 sáng - Khi sự cố, Relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H7 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động trình tự. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động trình tự. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 3 3. Nút nhấn kép Cái 7
  • 46. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 42 - 4. Đèn đỏ Cái 4 5. Đèn xanh Cái 3 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Đầu cos U Cái 20 8. Dây điện 1.5 mm2 m 10 9. Đồng hồ VOM cái 1 10. Kìm bấm đầu cos cái 1 11. Kìm cắt cái 1 12. Vít bake cái 1 13. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 14. CB 1 pha Cái 1 15. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Stop S1, S3, S5 Nút nhấn khởi động động cơ M1, M2 và M3 S2, S4, S6 Nút nhấn dừng động cơ M1, M2 và M3 KM1, KM2, KM3 Contactor động cơ M1, M2 và M3 H1, H2, H3 Đèn xanh báo động cơ M1, M2, M3 quay H4, H5, H6 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 và M3 dừng H7 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 và M3 gặp sự cố Q1, Q2, Q3 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 và M3 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 47. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 43 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại
  • 48. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 44 - tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay. Nhấn nút nhấn thường hở S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại khóa nút nhấn S2 không cho dừng động cơ M1 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S5, cuộn dây KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ M3 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại cấp điện cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M3 quay, tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại khóa nút nhấn S4 không cho dừng động cơ M2 trước. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S6, cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM3 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H6 sáng báo hiệu động cơ M3 dừng. Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ M2 dừng. Nhấn nút S2, cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ M1 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 và Q3 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 và Q3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H7 sáng báo hiệu các động cơ bị sự cố.
  • 49. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 45 - B - MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÓ TIẾP ĐIỂM DÙNG TIMERS Bài 12: MẠCH KHỞI ĐỘNG GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ 3 PHA PHƯƠNG PHÁP Y-∆ 1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn nút S2, động cơ hoạt động chế độ Y. - Sau 5 giây, động cơ chuyển sang hoạt động chế độ ∆. - Khi động cơ quay, đèn xanh sáng. - Nhấn nút S1, động cơ dừng, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố, relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng. 2. Mục đích yêu cầu: - Giúp sinh viên biết cách khởi động động cơ KĐB 3 pha bằng phương pháp Y-∆. - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch động lực và mạch điều khiển. - Hiểu và vận dụng timer Ondelay hoặc Offdelay trong sơ đồ mạch điều khiển. - Lập bảng chức năng và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem nguyên lý hoạt động, sơ đồ chân của timer Ondelay hoặc Offdelay. - Xem lý thuyết phương pháp khởi động Y-∆. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 1 3. Nút nhấn kép Cái 2 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 1 6. Timer On delay Cái 1 7. Timer Off delay Cái 1 8. Relay trung gian Cái 1 9. Đế Timers Cái 2 10. Đế Relay trung gian Cái 1 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1
  • 50. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 46 - 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn khởi động chế độ Y [sao] S3 Nút nhấn khởi động chế độ ∆ [tam giác] KM Contactor cấp nguồn động cơ KM1 Contactor khởi động chế độ Y [sao] KM2 Contactor khởi động chế độ ∆ [tam giác] H1 Đèn xanh báo động cơ quay H2 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H3 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố F1, F2 CB 3 pha, CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
  • 51. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 47 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM và KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM và KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ quay chế độ Y [sao]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay. Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở đóng chậm của timer T1 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây KM2 có điện, tiếp điểm thường mở KM2 đóng lại duy trì. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng KM2 hở ra làm cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại, động cơ khởi động qua chế độ ∆ [tam giác]. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM mất điện, các tiếp điểm động lực KM hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM đóng lại cấp nguồn cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố.
  • 52. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 48 - Bài 13: MẠCH KHỞI ĐỘNG GIÁN TIẾP ĐỘNG CƠ 3 PHA QUA 3 CẤP ĐIỆN TRỞ PHỤ 1. Yêu cầu công nghệ: - Nhấn nút S1, động cơ khởi động qua 3 cấp điện trở. - Sau 5 giây, động cơ khởi động qua 2 cấp điện trở. - Sau 5 giây, động cơ khởi động qua 1 cấp điện trở. - Sau 5 giây, động cơ khởi động trực tiếp. - Nhấn nút S2, động cơ dừng. - Động cơ quay đèn xanh sáng, động cơ dừng đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố, relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Hiểu và vận dụng timer Ondelay hoặc Offdelay trong sơ đồ mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết mạch khởi động động cơ qua 3 cấp điện trở phụ. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem nguyên lý hoạt động, sơ đồ chân của timer Ondelay hoặc Offdelay. - Phương pháp khởi động động cơ qua 3 cấp điện trở phụ. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 4 2. Relay nhiệt Cái 1 3. Nút nhấn kép Cái 2 4. Đèn đỏ Cái 2 5. Đèn xanh Cái 1 6. Tiếp điểm contactor Cái 4 7. Timer On delay Cái 3 8. Timer Off delay Cái 1 9. Relay trung gian Cái 2 10. Đế Timers Cái 4 11. Đế Relay trung gian Cái 2 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1
  • 53. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 49 - 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Start S2 Nút nhấn Stop KM Contactor khởi động qua 3 cấp điện trở phụ KM1 Contactor khởi động qua 2 cấp điện trở phụ KM2 Contactor khởi động qua 1 cấp điện trở phụ KM3 Contactor khởi động trực tiếp H1 Đèn xanh báo động cơ quay H2 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H3 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố Q1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố F1 CB 3 pha F2 CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
  • 54. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 50 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM có điện, các tiếp điểm động lực KM đóng lại cấp điện cho động cơ khởi động qua 3 cấp R phụ [R1, R2, R3]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay. Sau 5 giây, tiếp điểm timer T1 đóng lại cấp nguồn cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại, loại bỏ điện trở R1, động cơ khởi động qua 2 cấp R phụ [R2, R3], tiếp điểm thường mở KM1 đóng lại duy trì. Sau 5 giây, tiếp điểm timer T2 đóng lại cấp nguồn cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại, loại bỏ điện trở R2, động cơ khởi động qua 1 cấp R phụ [R3], tiếp điểm thường mở KM2 đóng lại duy trì. Sau 5 giây, tiếp điểm timer T3 đóng lại cấp nguồn cuộn dây KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM3 đóng lại, loại bỏ điện trở R3, động cơ khởi động trực tiếp, tiếp điểm thường mở KM3 đóng lại duy trì.
  • 55. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 51 - Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM mất điện, các tiếp điểm động lực KM hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM đóng lại cấp nguồn cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển tiếp điểm thường đóng Q1 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 14: MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ Y-∆, THUẬN NGHỊCH. 1. Yêu cầu công nghệ. - Nhấn nút S2 động cơ khởi động quay thuận chế độ Y [sao], sau 5 giây động cơ chuyển sang quay thuận chế độ ∆, động cơ quay thuận đèn xanh 1 sáng. - Nhấn nút S3 động cơ khởi động quay nghịch chế độ Y [sao], sau 5 giây động cơ chuyển sang quay nghịch chế độ ∆, động cơ quay nghịch đèn xanh 2 sáng. - Nhấn nút S1, động cơ không đồng bộ 3 pha dừng, đèn đỏ 1 sáng. - Khi sự cố [quá tải hoặc ngắn mạch], relay nhiệt bảo vệ mạch điều khiển và mạch động lực, đèn đỏ 2 sáng báo hiệu sự cố. Ø Lưu ý: Khi đảo chiều quay động cơ, ta phải nhấn S1 [STOP], động cơ dừng trước rồi sẽ thực hiện lệnh đảo chiều quay. 2. Mục đích yêu cầu. - Giúp sinh viên hiểu mạch khởi động gián tiếp động cơ KĐB 3 pha theo phương pháp Y-∆ và đảo chiều quay thuận nghịch. - Hiểu và vận dụng timer Ondelay hoặc Offdelay trong sơ đồ mạch điều khiển - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Hiểu nguyên lý làm việc của mạch động lực và mạch điều khiển. 3. Các kiến thức cần thiết: - Xem lại lý thuyết về mạch khởi động gián tiếp động cơ KĐB 3 pha theo phương pháp Y-∆ và đảo chiều quay thuận nghịch. - Xem lại lý thuyết về timer Ondelay hoặc Offdelay. - Cách kết nối các thiết bị trong mạch điện.
  • 56. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 52 - 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 4 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Timer On delay Cái 1 5. Timer Off delay Cái 1 6. Relay trung gian Cái 1 7. Đế Timers Cái 2 8. Đế Relay trung gian Cái 1 9. Đèn đỏ Cái 2 10. Đèn xanh Cái 2 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S1 Nút nhấn Stop S2 Nút nhấn khởi động quay thuận chế độ Y [sao] S3 Nút nhấn khởi động quay nghịch chế độ Y [sao] S4 Nút nhấn khởi động chế độ ∆ [tam giác] KM1 Contactor động cơ quay thuận KM2 Contactor động cơ quay nghịch KM3 Contactor khởi động chế độ Y [sao]
  • 57. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 53 - KM4 Contactor khởi động chế độ ∆ [tam giác] H1 Đèn xanh báo động cơ quay thuận H2 Đèn xanh báo động cơ quay nghịch H3 Đèn đỏ 1 báo động cơ dừng H4 Đèn đỏ 2 báo động cơ gặp sự cố F1 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố quay thuận F2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ gặp sự cố quay nghịch F3 CB 3 pha F4 CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 58. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 54 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn S2, cuộn dây KM1 và KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 và KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ quay thuận chế độ Y [sao]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ quay thuận. Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở đóng chậm timer T1 đóng lại, cuộn dây KM4 có điện, tiếp điểm thường mở KM4 đóng lại duy trì. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng KM4 hở ra làm cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM4 đóng lại, động cơ quay thuận chế độ ∆ [tam giác]. Chuyển chế độ quay: Ta nhấn nút dừng S1, chờ động cơ dừng hẳn. Nhấn nút nhấn S3, cuộn dây KM2 và KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 và KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ quay thuận chế độ Y [sao]. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ quay nghịch. Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở đóng chậm timer T1 đóng lại, cuộn dây KM4 có điện, tiếp điểm thường mở KM4 đóng lại duy trì. Đồng thời, tiếp điểm thường đóng
  • 59. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 55 - KM4 hở ra làm cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM4 đóng lại, động cơ quay thuận chế độ ∆ [tam giác]. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S1, cuộn dây KM1 hoặc KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1, KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1, KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường mở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 15: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ CHẠY LUÂN PHIÊN 1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn nút S2, động cơ M1 chạy, động cơ M2 dừng. Sau 5 giây, động cơ M2 chạy, động cơ M1 dừng [luân phiên]. Sau 5 giây, động cơ M1 chạy, động cơ M2 dừng [luân phiên]. Động cơ M1 và M2 chạy, đèn xanh 1, xanh 2 sáng. - Nhấn nút S1, hai động cơ M1 và M2 dừng, đèn đỏ 1, đỏ 2 sáng - Khi sự cố, Relay nhiệt Q1, Q2 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động luân phiên. - Biết nguyên lý mạch hoạt động của timer Ondelay hoặc Offdelay. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về timer Ondelay hoặc Offdelay. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động luân phiên.
  • 60. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 56 - 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 2 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 2 4. Timer On delay Cái 2 5. Timer Off delay Cái 2 6. Relay trung gian Cái 1 7. Đế Timers Cái 2 8. Đế Relay trung gian Cái 1 9. Đèn đỏ Cái 2 10. Đèn xanh Cái 2 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Stop S1 Nút nhấn Start KM1, KM2 Contactor động cơ M1 và M2 H1, H2 Đèn xanh báo động cơ M1, M2 quay H3, H4 Đèn đỏ 1 báo động cơ M1, M2 dừng H5 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 gặp sự cố Q1, Q2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1 và M2 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha
  • 61. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 57 - 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển: 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay.
  • 62. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 58 - Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở T1 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay, tiếp điểm thường đóng T1 hở ra, cuộn dây KM1 mất điện, động cơ M1 dừng. Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở T2 đóng lại cấp nguồn cho cuộn dây KM1 có điện trở lại, động cơ M1 quay, tiếp điểm thường đóng T2 hở ra, cuộn dây KM2 mất điện, động cơ M2 dừng. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S0, cuộn dây KM1 hoặc KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1, KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1, KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 và H4 sáng báo hiệu động cơ M1, M2 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 16: MẠCH ĐIỀU KHIỂN BA ĐỘNG CƠ CHẠY LUÂN PHIÊN 1. Yêu cầu công nghệ - Nhấn nút S1, động cơ M1 chạy, động cơ M2, M3 dừng [luân phiên]. Sau 5 giây, động cơ M2 chạy, động cơ M1, M3 dừng [luân phiên]. Sau 5 giây, động cơ M3 chạy, động cơ M1, M2 dừng [luân phiên]. - Nhấn nút S0, ba động cơ M1, M2 và M3 dừng - Khi sự cố, Relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 bảo vệ mạch điều khiển và động lực. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động luân phiên. - Biết nguyên lý mạch hoạt động của timer Ondelay hoặc Offdelay. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch.
  • 63. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 59 - 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về timer Ondelay hoặc Offdelay. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động luân phiên. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 3 3. Nút nhấn kép Cái 4 4. Timer On delay Cái 3 5. Timer Off delay Cái 3 6. Relay trung gian Cái 1 7. Đế Timers Cái 3 8. Đế Relay trung gian Cái 1 9. Đèn đỏ Cái 4 10. Đèn xanh Cái 3 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Stop S1 Nút nhấn Start KM1, KM2, KM3 Contactor động cơ M1, M2 và M3 H1, H2, H3 Đèn xanh báo động cơ M1, M2 và M3 quay H4, H5, H6 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 và M3 dừng H7 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 và M3 gặp sự cố Q1, Q2, Q3 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 và M3 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha
  • 64. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 60 - 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển: 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay.
  • 65. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 61 - Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở T1 đóng lại cấp nguồn cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay, tiếp điểm thường đóng T1 hở ra khóa chéo các động cơ M1 không hoạt động. Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở T2 đóng lại cấp nguồn cuộn dây KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ M3 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại cấp điện cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M3 quay, tiếp điểm thường đóng T2 hở ra khóa chéo các động cơ M2 không hoạt động. Sau 5 giây, tiếp điểm thường hở T3 đóng lại cấp nguồn cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay trở lại, tiếp điểm thường đóng T3 hở ra khóa chéo các động cơ M3 không hoạt động. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S0, cuộn dây KM1, KM2 hoặc KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1, KM2, KM3 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1, KM2, KM3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3, H4 và H5 sáng báo hiệu động cơ M1, M2 và M3 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2, Q3 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2, Q3 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2, Q3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H7 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 17: MẠCH ĐIỀU KHIỂN HAI ĐỘNG CƠ [MỞ / TẮT] TRÌNH TỰ 1. Yêu cầu công nghệ - Hoạt động [mở / tắt] mạch hai động cơ theo trình tự như sau. Hoạt động M1 M2 S1 1 0 Sau 5 giây 1 1 S2 0 1 Sau 5 giây 0 0 S0 0 0
  • 66. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 62 - - Hai động cơ M1 và M2 chạy, đèn xanh 1 và xanh 2 sáng. - Hai động cơ M1 và M2 dừng, đèn đỏ 1 và đỏ 2 sáng - Khi sự cố, relay nhiệt Q1, Q2 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Hiểu nguyên lý mạch hoạt động của timer Ondelay hoặc Offdelay. - Biết nguyên lý mạch hoạt động luân phiên. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về timer Ondelay hoặc Offdelay. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động luân phiên. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 2 2. Relay nhiệt Cái 2 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Timer On delay Cái 2 5. Timer Off delay Cái 2 6. Relay trung gian Cái 1 7. Đế Timers Cái 3 8. Đế Relay trung gian Cái 1 9. Đèn đỏ Cái 3 10. Đèn xanh Cái 2 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1
  • 67. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 63 - 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Reset S1 Nút nhấn Start S2 Nút nhấn Stop KM1, KM2 Contactor động cơ M1 và M2 H1, H2 Đèn xanh báo động cơ M1, M2 quay H3, H4 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 dừng H5 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 gặp sự cố Q1, Q2 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 F1 CB 3 pha F2 CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 68. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 64 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại khóa nút nhấn S4 không cho dừng động cơ M2 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S2, cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M1 dừng. Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ M2 dừng.
  • 69. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 65 - Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. Bài 18: MẠCH ĐIỀU KHIỂN BA ĐỘNG CƠ [MỞ / TẮT] TRÌNH TỰ 1. Yêu cầu công nghệ - Hoạt động mở mạch ba động cơ theo trình tự: M1→M2→M3. - Hoạt động tắt mạch ba động cơ theo trình tự: M1→M2→M3. - Ba động cơ M1, M2 và M3 chạy, đèn xanh 1, xanh 2 và xanh 3 sáng. - Ba động cơ M1, M2 và M3 dừng, đèn đỏ 1, đỏ 2 và đỏ 3 sáng - Khi sự cố, relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn đỏ 4 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố. 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động luân phiên. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động luân phiên. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 3 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Timer On delay Cái 2 5. Timer Off delay Cái 2 6. Relay trung gian Cái 1 7. Đế Timers Cái 3 8. Đế Relay trung gian Cái 1 9. Đèn đỏ Cái 4 10. Đèn xanh Cái 3
  • 70. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 66 - 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Reset S1 Nút nhấn Start S2 Nút nhấn Stop KM1, KM2, KM3 Contactor động cơ M1, M2 và M3 H1, H2, H3 Đèn xanh báo động cơ M1, M2, M3 quay H4, H5, H6 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 và M3 dừng H7 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 và M3 gặp sự cố Q1, Q2, Q3 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 và M3 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:
  • 71. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 67 - 5.3. Nguyên lý hoạt động: Ø Mở mạch: Đóng CB 3 pha F1 và CB 1 pha F2 cấp nguồn mạch động lực và mạch điều khiển. Nhấn nút nhấn thường hở S1, cuộn dây KM1 có điện, các tiếp điểm động lực KM1 đóng lại cấp điện cho động cơ M1 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu động cơ M1 quay, tiếp điểm thường hở KM1 đóng lại khóa nút nhấn S4 không cho dừng động cơ M2 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S3, cuộn dây KM2 có điện, các tiếp điểm động lực KM2 đóng lại cấp điện cho động cơ M2 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại
  • 72. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 68 - tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại cấp điện cho đèn H2 sáng báo hiệu động cơ M2 quay, tiếp điểm thường hở KM2 đóng lại khóa nút nhấn S6 không cho dừng động cơ M3 trước. Nhấn nút nhấn thường hở S5, cuộn dây KM3 có điện, các tiếp điểm động lực KM3 đóng lại cấp điện cho động cơ M3 quay. Đồng thời tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại tự duy trì, tiếp điểm thường hở KM3 đóng lại cấp điện cho đèn H3 sáng báo hiệu động cơ M3 quay. Ø Tắt mạch: Nhấn nút S2, cuộn dây KM1 mất điện, các tiếp điểm động lực KM1 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM1 đóng lại cấp nguồn cho đèn H4 sáng báo hiệu động cơ M1 dừng. Nhấn nút S4, cuộn dây KM2 mất điện, các tiếp điểm động lực KM2 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM2 đóng lại cấp nguồn cho đèn H5 sáng báo hiệu động cơ M2 dừng. Nhấn nút S6, cuộn dây KM3 mất điện, các tiếp điểm động lực KM3 hở ra, động cơ dừng, tiếp điểm thường đóng KM3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H6 sáng báo hiệu động cơ M3 dừng. Ø Bảo vệ sự cố: Khi sự cố, các tiếp điểm động lực của relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 hở ra, động cơ được bảo vệ. Trên mạch điều khiển, tiếp điểm thường đóng Q1, Q2 và Q3 hở ra bảo vệ mạch điều khiển, tiếp điểm thường hở Q1, Q2 và Q3 đóng lại cấp nguồn cho đèn H7 sáng báo hiệu các động cơ bị sự cố. Bài 19: MẠCH BA ĐỘNG CƠ [MỞ / TẮT] TRÌNH TỰ NGƯỢC 1. Yêu cầu công nghệ - Hoạt động mở mạch ba động cơ theo trình tự: M1→M2→M3. - Hoạt động tắt mạch ba động cơ theo trình tự: M3→M2→M1. - Ba động cơ M1, M2 và M3 chạy, đèn xanh 1, xanh 2 và xanh 3 sáng. - Ba động cơ M1, M2 và M3 dừng, đèn đỏ 1, đỏ 2 và đỏ 3 sáng - Khi sự cố, relay nhiệt Q1, Q2 và Q3 bảo vệ mạch điều khiển và động lực, đèn H7 sáng báo hiệu động cơ bị sự cố.
  • 73. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 69 - 2. Mục đích yêu cầu: - Biết cách sử dụng các thiết bị trong mạch điện. - Biết nguyên lý mạch hoạt động luân phiên. - Thiết kế mạch điều khiển và giải thích nguyên lý hoạt động của mạch. 3. Các kiến thức cần thiết: - Cách kết nối các thiết bị trong mạch động lực và mạch điều khiển. - Xem lại lý thuyết về mạch hoạt động luân phiên. 4. Dụng cụ thiết bị: STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng 1. Contactor Cái 3 2. Relay nhiệt Cái 3 3. Nút nhấn kép Cái 3 4. Timer On delay Cái 2 5. Timer Off delay Cái 2 6. Relay trung gian Cái 1 7. Đế Timers Cái 3 8. Đế Relay trung gian Cái 1 9. Đèn đỏ Cái 4 10. Đèn xanh Cái 3 11. Tiếp điểm contactor Cái 4 12. Đầu cos U Cái 20 13. Dây điện 1.5 mm2 m 10 14. Đồng hồ VOM cái 1 15. Kìm bấm đầu cos cái 1 16. Kìm cắt cái 1 17. Vít bake cái 1 18. Mô hình thực hành Truyền động điện Bộ 1 19. CB 1 pha Cái 1 20. CB 3 pha Cái 1 5. Các bước thực hành. 5.1. Bảng chức năng: Kí hiệu Mô tả chức năng S0 Nút nhấn Reset S1 Nút nhấn Start S2 Nút nhấn Stop KM1, KM2, KM3 Contactor động cơ M1, M2 và M3
  • 74. điều khiển có tiếp điểm Giáo trình: Thực hành Truyền động điện Trang - 70 - H1, H2, H3 Đèn xanh báo động cơ M1, M2, M3 quay H4, H5, H6 Đèn đỏ báo động cơ M1, M2 và M3 dừng H7 Đèn vàng báo động cơ M1, M2 và M3 gặp sự cố Q1, Q2, Q3 Relay nhiệt bảo vệ động cơ M1, M2 và M3 F1, F2 CB 3 pha và CB 1 pha 5.2. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển:

Chủ Đề