Ban bí thư trung ương đảng là gì

Bộ Chính trị phân công đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương khoá XII giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Sáng 6/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị tổ chức Lễ công bố Quyết định phân công Ủy viên Bộ Chính trị.

Tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định số 01-QĐNS/TW ngày 5/2/2021, Bộ Chính trị phân công đồng chí Võ Văn Thưởng giữ chức Thường trực Ban Bí thư.   

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định cho ông Võ Văn Thưởng. [Ảnh: TTXVN]

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu, trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cảm ơn Bộ Chính trị đã tin tưởng phân công nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng vào thời điểm khởi đầu một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Đây thực sự là một vinh dự lớn lao, đồng thời là một trách nhiệm rất nặng nề trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân đang kỳ vọng vào những bước phát triển vững chắc của Đảng và đất nước sau Đại hội XIII của Đảng thành công rất tốt đẹp.

Nguồn: dangcongsan.vn 

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Hội nghị lần này là để chúng ta hoàn thiện về cơ bản việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ngày 9/4, Bộ Chính trị đã thống nhất phân công 4 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, gồm: Đồng chí Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Như vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII có các đồng chí do Ban Chấp hành Trung ương bầu và các đồng chí do Bộ Chính trị phân công tham gia, gồm 11 đồng chí:

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư;

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư;

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;

Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương;

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương;

Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

Đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;

Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương;

Đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chính trị VN: Trung ương Đảng cho ba ủy viên 'thôi tham gia' Ban Chấp hành

3 tháng 10 2022

Trung ương Đảng quyết định cho ba Ủy viên Trung ương đương nhiệm từng bị cảnh cáo "thôi tham gia" Ban Chấp hành.

Quyết định để ba Ủy viên Trung ương đương nhiệm "thôi tham gia" Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được thông qua vào ngày đầu của Hội nghị Trung ương 6.

Họ là các ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương.

Những người này trước đó đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo.

Nguồn hình ảnh, VGP

Chụp lại hình ảnh,

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vào sáng 3/10/2022.

Cựu Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, hồi tháng Bảy năm 2021 bị kỷ luật do bị cáo buộc "chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu đối với các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng UBND TP.HCM.

Ban này được mô tả là có những sai phạm và để xảy ra nhiều vụ án, vụ việc trong thành phố, để nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật; một số cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự.

Sau khi bị cảnh cáo ông Nguyễn Thành Phong được Bộ Chính trị điều động từ TP.HCM ra làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ 20/8/2021 và hiện đang giữ chức vụ này.

Trong khi đó ông Bùi Nhật Quang, nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngày 30/9 bị cảnh cáo do có trách nhiệm và vi phạm kéo dài trong công tác cán bộ, quản lý sử dụng tài chính, tài sản, đầu tư công; quản lý nghiên cứu khoa học và Bộ Chính trị trước đó khẳng định, vi phạm, khuyết điểm của gây hậu quả nghiêm trọng.

Kỷ luật và cảnh cáo

Ngày 22/07, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương do có vi phạm trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra nhiều sai phạm tại tỉnh này trong quản lý sử dụng đất, tài sản nhà nước; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; quản lý và bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản, …

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII vào sáng 3/10 nói rằng việc một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, còn thiếu gương mẫu đã ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng.

Cũng trong ngày đầu của Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Phạm Xuân Thăng, cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương do một loạt sai phạm bao gồm để xảy ra vụ án tham nhũng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương. Ông Thăng đã bị Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam trước đó.

Mới hôm 04/10/2022, tin từ báo VN cho hay cơ quan an ninh điều tra bắt tạm giam bị can Nguyễn Hồng Hà - nguyên cán bộ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản - để điều tra về hành vi nhận hối lộ liên quan đến vụ "chuyến bay giải cứu".

Nguồn hình ảnh, dantri.vn

Chụp lại hình ảnh,

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng [trái] và Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Quang Linh. Cả hai ông đều bị bắt vì các cáo buộc hình sự trong vụ "chuyến bay giải cứu".

Các quyết định trên được đưa ra không lâu sau khi Ban Tổ chức Trung ương ban hành một hướng dẫn về chủ trương "bố trí cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật" mà Bộ Chính trị nói trong một thông báo ra ngày 8/9/2022.

Thông báo do Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký trước đó "khuyến khích cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức bằng không sẽ bị cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định".

Việc bố trí công tác, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ thuộc diện này được mô tả là để "kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ" và để "góp phần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng và chế độ".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - hình tư liệu chỉ có tính minh họa

Còn thay các chức cao vụ khác?

Báo Thanh Niên ngày 3/10 có bài mô tả tính tới nay, nhân sự Ban Chấp hành T.Ư khóa XIII đã có nhiều thay đổi sau gần hai năm trong đó có việc nhiều ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm bị kỷ luật ở các mức độ khác nhau.

Tuy thế, việc sắp xếp nhân sự sẽ còn được Đảng Cộng sản VN tiến hành tới đây, không nhất thiết là liên quan đến việc kỷ luật.

Các nguồn tin từ Việt Nam cũng đang suy đoán rằng việc luân chuyển cán bộ ở nhiều chức bí thư tỉnh, các vị trí trong nhiều bộ ngành, kể cả bộ trưởng, có thể sẽ xảy ra.

Dư luận cũng tin rằng một số vị trí cao hơn, như phó thủ tướng, rất có thể sẽ được thay đổi vào thời gian tới.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng thay đổi nhân sự cấp phó thủ tướng chưa được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 6.

Chủ Đề