Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở giá trị, vai trò xã hội của pháp luật, đó là:

05[60]/2010

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Nhận thức về bản chất của pháp luật ở nước ta hiện nay
  • 2.Đối chiếu nhận thức về bản chất pháp luật hiện nay với quan điểm của c. Mác, F. Ăng-ghen
  • 3.Các hướng tiếp cận về khái niệm bản chất pháp luật
  • 4.Tài liệu tham khảo

Bàn về khái niệm bản chất của pháp luật

ĐỖ MINH KHÔI

05[60]/2010 - 2010, Trang 10-15

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

ĐỖ MINH KHÔI, Bàn về khái niệm bản chất của pháp luật, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 05[60]/2010, Trang 10-15

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=5f9ceda6-6ae9-45a3-a7b5-e732bb1ac2c7

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Bản chất của pháp luật là một trong những khái niệm triết học pháp lý cơ bản và quan trọng nhất trong hệ thống kiến thức lý luận về pháp luật. Vì vậy, tìm hiểu khái niệm về bản chất của pháp luật theo bất cứ quan điểm nào luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận và thức tiễn. Tùy thuộc vào mức độ khách quan và khoa học của sự nhận thức về bản chất của pháp luật sẽ ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật trên thực tế. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một số quan điểm liên quan đến nhận thức về bản chất của pháp luật.

1. Nhận thức về bản chất của pháp luật ở nước ta hiện nay

Bản chất nói chung được hiểu là “là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất[1] Từ quan niệm “bản chất” như trên nên bản chất của pháp luật cũng có hai nội dung cơ bản nhất: 1. Những mối liên hệ, yêu tô bên trong của pháp luật; 2. Những mối liên hệ, những yếu tố này quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của pháp luật.

Theo định nghĩa về bản chất của pháp luật như trên nên nội dung bản chất của pháp luật đượchiếu là mối quan hệ biện chứng giữa các mặt, các yếu tố bên trong của pháp luật chứ không phải là sự cộng lại các yếu tố đó. Điều quan trọng trướchết phải xác định cho được các yếu tố trong nội dung bản chất của pháp luật. Trên cơ sở xác định rõ nội dung các yếu tố bên trong của pháp luật mới có thể xác định được mối quan hệ giữa các yếu tố này và chỉ có xác định đúng nội dung, tính chất mối quan hệ nói trên mới có thể nhận thức một cách đầy đủ về bản chất của pháp luật.

Trong khoa học pháp lý ở Việt Nam hiện nay, các giáo trình, sách báo pháp lý đều thống nhất về nội dung khái niệm bản chất của pháp luật bao gồm gồm hai tính chất cơ bản: tính giai cấp của pháp luật và tính xã hội của pháp luật [hay giá trị xã hội của pháp luật][2] và mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật. Tính giai cấp và tính xã hội được xem như là các yếu tố bên trong, quyết định những đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật. Như vậy, theo quan điểm của các tác giả ở nước ta cho đến nay, những yếu tố thuộc nội dung bản chất của pháp luật được phân chia thành tính giai cấp, tính xã hội và mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật. Quan niệm này được các tác giả thể hiện như sau:

về tính giai cấp của pháp luật

Điểm tươngđồng hiện nay trong nhận thức về tính giai cấp có lẽ xuất phát từ việc trích dẫn và diễn giải quan điểm của c. Mác và F. Ăng- ghen trong Tuyên ngôn cộng sản được dịch là: “Chính những tư tuởng của các ông là con đẻ của chế độ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định ’[3]

Mặc dù hầu hết các quan điếm hiện nay cho rằng pháp luật có tính giai cấp nhữngkhái niệm “tính giai cấp' chưa được xác định về nội dung và chưa có sự phân biệt giữa tính giai cấp và giai cấp. Các quan điểmhiện nay đều thống nhất về biểu hiện tính giai cấp của pháp luật thông qua sự phản ánh ý chí nhà nướcvà ý chí của giai cấp thống trị trong luật pháp. Tính giai cấp, theo các quan điếm trên, cũng biếu hiện trong mục đích điều chỉnh của pháp luật[4].

Theo quan điểm của tác giả, tính giai cấp với tư cách là một nội dung của bản chất pháp luật nên đượchiểulà kết quả của sự phản ánh cơ cấu, tương quan về thế lực và quan hệ giai cấp trong xã hội vào trong pháp luật. Nói cách khác, một trong những yếu tố bên trong quyết định đặc điểmvà những khuynh hướng phát triển cơ bản của pháp luật là sự tác động của yếu tố giai cấp đến pháp luật [yếu tố giai cấp chỉ có thể xác định được khi chúng ta xác định được cơ cấu, tươngquan về thế lực và nội dung, tính chất của các mối quan hệ giai cấp]. Khi yếu tố giai cấp tác động mang tính chất quyết định, xác định đặc điểm và những xu huống phát triển cơ bản của pháp luật, chúng ta gọi sự tác động này là tính giai cấp của pháp luật với tư cách là một yếu tố thuộc bản chất của pháp luật.

Nếu cho rằng, pháp luật mang tính ý chí thì việc phản ánh ý chí của ai và với mức độ nào phụ thuộc vào các quan hệ giai cấp, tầng lớp trong xã hội và không phải mọi trườnghợp ý chí của giai cấp thống trị đều thắng thế và hoàn toàn đượcc ghi nhận trong pháp luật và pháp luật chỉ ghi nhận ý chí của giai cấp thống trị. Sự ghi nhận ý chí mang tính giai cấp vào trong pháp luật là biểu hiện của tươngquan giai cấp trong xã hội nên không thê cho rằng pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị mặc dù tuơng quan này luôn nghiêng về phía giai cấp thống trị.

Như vậy, ý chí của giai cấp thống trị là một biếu hiện của tính giai cấp của pháp luật và không thể đồng nhất tính giai cấp là ý chí của giai cấp thống trị. Trong một số điều kiện nhất định, ý chí của toàn bộ xã hội hoặc ý chí của một số giai cấp, một nhóm, thậm chí một cá nhân không thuộc giai cấp thống trị cũng có thể thể hiện trong pháp luật. Tóm lại, tính ý chí của pháp luật có thê là ý chí của nhiều loại chủ thể khác nhau nhưng trong nhiều trường hợp, ý chí của giai cấp thống trị vẫn chiếm vị trí quan trọng nhất.

Nếchưa chỉ rõ nội dung tính giai cấp, theo tác giả, rất khó đưa ra khái niệm về bản chất của pháp luật dướigóc độ giai cấp và sẽ bất hợp lý nếu khẳng định bản chất của pháp luật là bản chất giai cấp. Tuy nhiên, nhiều cách định nghĩa, diễn giải về pháp luật có thể dẫn đến việc hiểu bản chất của pháp luật là bản chất giai cấp của pháp luật, hay nói cách khác là dễ làm ngườiđọc đánh đồng tính giai cấp là bản chất của pháp luật, pháp luật chỉ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. ví dụ, pháp luật đuợc định nghĩa là hệ thống các quy tắc xủ sự do nhà nướcban hành [hoặc thừanhận] và đảm bảo thực hiện, “thể hỉện ý chí [nhà nước] của giai cấp thống trị trong xã hội^[5]. Hơn nữa, có tác giả khẳng định: “Tuy nhiên, suy cho cùng, về cơ bản, pháp luật vẫn là công cụ thể hiện sự thống trị giai cấp, củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trì'[6]. Việc nhấn mạnh tính ý chí của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, theo tác giả, là chưa thựcsự hợplý bải những quan điểm này cũng đã thùa nhận pháp luật phản ánh ý chí, lại ích chung của xã hội mà thê hiện trong tính xã hội của nó mà đã được nêu ra ở trên [chú thích 2].

Nếu cho rằng pháp luật “ chỉ là ý chí của giai cấp thống £ộ”thì đây có thê coi là quan điểmcực đoan và phiến diện. Nếu pháp luật chỉ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, nó phải được gọi là ‘ ‘mệnh lệnh ”cai trị chứ không phải là pháp luật[7]. Sự khác nhau giữa “mệnh lệnh cai trị' với pháp luật khác nhau ở chỗ: mệnh lệnh cai trị thuần túy phản ánh ý chí chủ quan của người cai trị thể hiện trong những yêu cầu ứng xử đối với người bị trị; ngượclại, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí chủ quan mà nó còn thể hiện tính khách quan, tính quy luật trong những yêu cầu ứng xử đối với các chủ thể quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Tính khách quan của pháp luật xuất phát từ tính khách quan của các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Hơn thế, quyền lục pháp lý và sự quản lý bằng pháp luật trở nên phổ biến trong xã hội phải dựa trên cơ sở tính chính đáng của pháp luật chứ không phải là mệnh lệnh chủ quan của giai cấp thống trị[8].

Tóm lại, không thể cho rằng bản chất của pháp luật chỉ là ý chí của giai cấp thống trị và không nên quá nhấn mạnh, tuyệt đối hóa nội dung này khi xem xét về bản chất của pháp luật. Không thể phủ nhận tính giai cấp của pháp luật nhưng không thể cục đoan đến múc coi pháp luật chỉ là ý chí của giai cấp thống trị.

về tính xã hội của pháp luật

Tính xã hội hay giá trị xã hội của pháp luật cho đến nay vẫn được hiểu là pháp luật thể hiện ý chí và lọi ích của các giai tầng khác trong xã hội và ý chí, lọi ích của toàn bộ xã hội nói chung[9]. Cũng có quan diêm cho rằng tính xã hội của pháp luật là sự phản ánh chân lý khách quan và mang tính khách quan và giá trị xã hội của nó thể hiện thông qua khả năng mô hình hóa và tiêu chuẩn hóa các hành vi[10].

Nhìn chung, trong khoa học pháp lý ở Việt Nam vẫn còn hạn chế là: cũng gióng như tính giai cấp, nội dung khái niệm tính xã hội vẫn chưa rõ ràng và chưa có sự phân biệt giũa những thuật ngữ như: tính xã hội, giá trị xã hội, lọi ích xã hội và ý chí xã hội của pháp luật, vì vậy, việc chưa xác định rõ nội dung của tính xã hội nhưng lại xem nó như là một nội dung của bản chất pháp luật và đặt trong mối tương quan vói tính giai cấp theo tác giả là chưa phù họp.

Theo tác giả, tính xã hội nên hiểu là sự tác động của các yếu tố xã hội mà sự tác động này quyết định những đặc điểm cơ bản và xu hướng phát triển của pháp luật. Sự thể hiện của yếu tố xã hội có thể hiểu là sự thống nhất ý chí của xã hội, lọi ích chung của xã hội trong mối tương quan vói sự thê hiện của yếu tố giai cấp là ý chí và lợiích giai cấp. Tính khách quan của pháp luật cần phải đặt trong mối tương quan với tính chủ quan của pháp luật và xem mối liên hệ giữa chúng là một nội dung của bản chất pháp luật, không nên đặt tính khách quan vào trong tính xã hội của pháp luật.

về mối liên hệ giũa tính giai cấp và tính xã hội của phấp luật

Dù đã có sự xác định về sự tồn tại cả hai thuộc tính, tính giai cấp và tính xã hội và ít nhiều khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa hai thuộc tính đó[11], nhưng nội dung và tính chất của mối quan hệ giữahai tính chất này lại chưađược phân tích trong khái niệm bản chất của pháp luật. Nội dung và tính chất của mối quan hệ giữatính giai cấp và tính xã hội chưađượcphân tích thấu đáo bởi một trong những lý do chính là những tính chất này chưađược làm rõ về nội dung.

Theo tác giả, cần xác định rõ nội dung, tính chất mối liên hệ biện chứng giữa tính giai cấp và tính xã hội nếu coi chúng như là các yếu tố thuộc nội dung bản chất của pháp luật, xác định tươngtác qua lại giữa tính giai cấp và tính xã hội sẽ giúp chúng ta xác định được đặc điểm và xu huống phát triển cơ bản của pháp luật.

Tóm lại, tiếp cận về khái niệm bản chất của pháp luật hiện nay có nhũng hạn chế cơ bản như sau:

1. Có xu hướngtuyệt đối hóa tính ý chí của pháp luật và thậm chí nhấn mạnh ý chí của giai cấp thống trị là bản chất giai cấp của pháp luật.

2. Chua xác định đầy đủ nội dung các yếu tó trong khái niệm bản chất của pháp luật [nội dung tính giai cấp, nội dung tính xã hội là gì].

3.Chua xác định rõ mối quan hệ biện chúng giũa tính giai cấp và tính xã hội trong khái niệm bản chất của pháp luật.

[1] Từ điên Triêt học, Nxb Tiên bộ Mátxcơva, năm 1975, tr. 25.

[2] Xem: Giáo trình lý luận chung về Nhà nưóc và pháp luật, Khoa Luật, Đại học quốc gia HàNội, năm 1993, tr. 215, năm 2005 tr. 275; Đào Trí úc, Nhà nuóc và pháp hiâl của chúng ta trong sự nghiệp đôi mói, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997, tr. 306; Truông Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về nhà nuóc và pháp hột, Nxb Tư pháp, năm 2007, tr. 65

[3] Xem: Đào Trí úc, Sđd, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997, tr. 304; Giáo trình lỷ luận chung về Nhà nuóc và pháp luật, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1993, tr. 215, năm 2005 tr. 275; Truồng Đại học Luật Hà Nội, Sđd, năm 2007, tr. 63.

[4] Xem các tài liệu đã dẫn ở chú thích 2.

[5] Xem: Giáo trình lý luận chung về Nhà nưóc và pháp luật, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 1993, tr. 215, năm 2005 tr. 288; Đào Trí úc, Sđd, tr. 306;,Truông Đại học Luật Hà Nội, Sđd, năm 2007, tr. 66... Trong đỊnh nghĩa của Giáo trình Khoa Luật, Đại học Quốc gia HàNội tuy có thôn một đoạn: “...thếhiậi ý chínhà nuóc của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các như cầu về lợi ích của toàn xã hội.” nhung vẫn cho thấy tính giai cấp vẫn đuọc nhấn mạnh.

[6] Đào Trí Uc, Sđd,tr. 305.

[7] Luật không đon thuần là một tập hợp các mậih lậih có hiệu lục thục hiậi, nó cũng bao hàm nhũng giá trị đạo lỷ và do vậy luật không chỉ bắ buộc thục hiậi mà nó nôi đưọc thục hiậi. Xem: Heywood A, Political ideas and concepts: an introduction, Basingstoke, Macmillan, tr.107.

[8] Tính chính đấng [legitimate] của quyầi lục nhà nuóc đuọc hiếu là cai trị có đuọc sự ưng thuận của người bị trị và cai trị bằng luật pháp có tính công lý. Xem: David Beetham, The legitỉmation ofpower, Humanities Press intemational, INC,tr3.

[9] Sđd, tr. 65; Giáo trình lỷ luận chung về Nhà nuóc và pháp luật, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm2005, tr. 276.

[10] Đào Trí Úc, Sđd,tr. 306.

[11] Đại học Luật HàNội, Sđd, tr. 65; Đào Trí úc, Sđd, ir. 302 - 307.


2. Đối chiếu nhận thức về bản chất pháp luật hiện nay với quan điểm của c. Mác, F. Ăng-ghen

Thực ra, trong các tác phẩm của mình, c. Mác, F. Ăng-ghen chưađưara một định nghĩa về pháp luật. Quan điểmvề pháp luật của c. Mác, F. Ăng- ghen tập trung nhất trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, đã đượcnhiều tác giả trích dẫn đểxây dựngkhái niệm bản chất giai cấp của pháp luật. Đoạn trích dẫn này trong bản tiếng Việt là:

“ Chính nhữngtư tưởng của cácông là con đẻ của chế độ sản xuất và sở hữu tư sản, cũng như pháp quyền của cácông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”'[12].

Điều đáng lưu ý ở đây là thuật ngữ “phápquyềntrong đoạn trích trên ở bản tiếng Việt không phải là khái niệm pháp luật. Trong bản tiếng Anh, từ này là ííJurispnldencẻ, có nghĩa là khoa học pháp lý, triết lý pháp lý cũng không phải là pháp luật[13]. Nói cách khác, hai thuật ngữ này không thểdịch và hiệuđồng nhất là pháp luật trong đoạn trích trên dù bằng tiếng Anh hay tiếngĐức[14] [15].

Do vậy, theo tác giả, việc căn cứ vào nội dung trên của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản để suy luận rằng: “C. Mác và F. Ăng-ghen đi đến kết luận phápluật tư sản chẳng qua là ý chí của giai cấp tư sản đượcđề lên thành luật" làchưa có căn cứ thỏa đáng.

Theo quan điểmtác giả, căn cứ vào ngữ cảnh của bản tiếng Anh và tiếng Việt của Tuyên ngôn, có thểc. Mác và F. Ăng-ghen đã phê phán những chuẩn mực, giá trị, tư tưởng tư sản nói chung và tư tưởng, triết lý về luật pháp nói riêng được pháp lý hóa thành các đạo luật và những đạo luật này áp dụng cho tất cả mọi người, mọi giai cấp trong xã hội. Nói một cách ngắn gọn, có thểđoạn trích này c. Mác và F. Ăng-ghen cho rằng pháp luật là một phương tiện thực hiện sự cai trị của giai cấp tư sản đối vớigiai cấp vô sản và không có ý định khẳng định pháp luật chỉ là chí của giai cấp tư sản.

Mặt khác, c. Mác, F. Ăng-ghen cũng đã cho rằng pháp luật phải có tính khách quan: “ Pháp luật phải lấy xã hội làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện lợiích và như cầu chung của xã hội do một phương thứcsản xuất vật chất nhất định sản sinh ra.” và “ Chỉ cần bộ luật không còn thích hợp vớicác quan hệ xã hội thì nó sẽ biến thành một xếp giấy lộn ngay.

Xem xét quan điểmcủa c. Mác, F. Ăng- ghen, chúng ta có thể rút ra những kết luận như sau:

Thứ nhất, không thể suy luận rằng luật pháp tu sản chỉ là ý chí của. giai cấp tư sản. Nói cách khác, ý chí của giai cấp thống trị có thể đượcthể hiện trong luật pháp nhữngluật pháp không phải chỉ là ý chí của giai cấp thống trị. Quan điểm pháp luật trong đoạn trích của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản nêu ra ở trên có lẽ thể hiện quan điếm của Mác về bản chất giai cấp của pháp luật chứ chưaphải về bản chất pháp luật và càng không phải là quan điểmđầy đủ của Mác về pháp luật.

Thứ hai, c. Mác, F. Ăng-ghen cho rằng pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của một bộ phận, mà nó còn phản ánh ý chí của toàn thể xã hội, lọi ích và nhu cầu chung của xã hội. Như vậy, pháp luật có tính chủ quan, thể hiện ý chí và lọi ích của toàn bộ xã hội mà trong đó ý chí của giai cấp thống trị chỉ là một bộ phận.

Thứ ba, c. Mác, F. Ăng-ghen còn cho rằng pháp luật phải phù họp vói các quan hệ xã hội, tức là nó phải có tính chất khách quan chứ không phải chỉ có tính chất chủ quan, là sản phẩm của sự duy ý chí.

[12] Mác - Ănghen Tuyến tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự thật HàNội, 1980, tr. 562 -563.

[13] Đây là bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, xuấ bản bang tiấig Anh do Samuel Moore dịch từ tiếng Đúc và Ăng ghen biên tập, ngày 1-2-1888 tại địa chỉ: // www.kpu.org.ua/docs/manifest/manifest.pdf. Theo tác giả, có thê coi bản này là bản gốc. B ản tiếng Đúc đua ra hai thuật ngữRecht và Gcsctx cho thấy sự khấc biệt giũa hai khái niận này. Xem: //www.marxistsfr.org/deutsch/archiv/marx- engels/1848/manỉfest/l-bourprol.htm

[14] Có quan điếm cho rằng, luật là những quy tắc được đặt ra bởi một cơ quan có thẩm quyền và bảo đảm thi hành và thuật ngữ này trong tiếng Anh là “Law” tiếng Đúc là “Gesetz” nhung cũng trong những ngôn ngữ này, có thuật ngữ khác mang ý nghĩa là lẽ phải, công lý, “Right” trong tiếng Anh và “Recht” trong tiếng Đúc. Xem: GeorgeP.Fletcher, Basic conceptsoflegalthought, OxfordUniversityPress.tr. 12.

[15] Xem: Đại học Luật HàNội, Sđd, tr. 63.


3. Các hướng tiếp cận về khái niệm bản chất pháp luật

Tóm lại, tiếp cận bản chất của pháp luật cần tuân thủ quan điểm biện chứng, nhìn nhận sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ đa dạng, lịch sử và phát triển, tránh cực đoan, nhấn mạnh một mặt, một yếu tố nào đó. Nhận thức về bản chất của pháp luật dưới bất cứ góc độ nào không thể phủ nhận tính giai cấp của pháp luật nhưng cũng không nên tuyệt đối hóa tính giai cấp của pháp luật, tuyệt đối hóa tiếp cận pháp luật dưới góc độ giai cấp và cho rằng đó là phương pháp duy nhất đúng

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc quá nhấn mạnh tính giai cấp nói chung và tính giai cấp của pháp luật nói riêng không những là không đầy đủ về mặt khoa học như trên mà nó còn không phù hợp với thực trạng xã hội luôn biến động và với sự đa dạng các thành phần, các tầng lớp[16] [17]. Mặt khác, trong khi tiếp cận pháp luật, việc quá nhấn mạnh giai cấp và đấu tranh giai cấp có thể dẫn đến xem nhẹ mối quan hệ đồng thuận thống nhất trong xã hội bải xã hội nói chung và các hiện tượng riêng lẻ khác luôn có mặt đấu tranh song song vói mặt thống nhất chứ không chỉ là quan hệ xung đột, mâu thuẫn.

Vấn đề không phải ở chỗ phủ nhận tính giai cấp của pháp luật mà cần phải xem xét tính xã hội, tính khách quan trong khái niệm bản chất của pháp luật. Hơn nữa, cần xác định rõ hơn nội dung, tính chất mối quan hệ giữacác thành tố này trong khái niệm bản chất của pháp luật. Tính giai cấp cũng như tính xã hội, tính khách quan cần được “đối xử công bằng', cần được xem xét đúng vị trí, vai trò trong nội dung khái niệm bản chất của pháp luật. Sự tiếp cận toàn diện, biện chứng cũng tránh đượcviệc hiểu một cách đơn giản, cựcđoan và chưa đầy đủ về pháp luật. Cũng trên cơ sở phươngpháp tiếp cận đó, chúng ta mớicó thể đánh giá đúng pháp luật hiện tại và mới có thểdự báo sự phát triển của nó trong tuơng lai. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nhận thức và giáo dục nghề nghiệp có tính chất pháp lý.

Với những phân tích như trên, gợi ý mà tác giả đưa ra là:

Thứ nhất, cần làm rõ những khái niệm gần nhau như bản chất giai cấp của pháp luật, bản chất của pháp luật và định nghĩa về pháp luật, ví dụ, định nghĩa pháp luật là một biện pháp logic để chúng ta phân biệt, xây dựng sự vật hiện tượng. Trong khi khái niệm tức là sự phản ánh của sự vật, hiện tượng giúp chúng ta nhận thức bản chất của chúng[18]. Như vậy, khái niệm bản chất của pháp luật sẽ không thể đồng nhất vói định nghĩa về pháp luật.

Thứ hai, việc xác định các mặt đối lập trong khái niệm bản chất của pháp luật phải tương xứng. Hiện nay. việc xác định những mặt đối lập trong bản chất của pháp luật là tính giai cấp và tính xã hộichưaphù họp vì bản thân hiện tượnggiai cấp đã là một hiện tượngmang tính xã hội. Nội dung bản chất giai cấp của pháp luật cũng không chỉ là mối quan hệ đấu tranh giữagiai cấp thống trị và bị trị bởi giữahai giai cấp này có thểcó mối quan hệ khác. Việc phân chia xã hội thành hai giai cấp để tiếpcận bản chấtcủa pháp luật như trên cần linh hoạt, mềm dẻo trong điêu kiện xã hộihiện đại đa dạng và biến động rất nhanh chóng về cơ cấu và thành phần. Nói cách khác, việc phân chia xã hội thành hai giai cấp đành rang là quan trọng nhất nhưngnó chỉ là một cách tiếp cận xã hội. Neu chúng ta phân chia xãhội theo nhiều lát cắt, trên nhiều căn cứhon cũng có nghĩa là chúng ta tiếp cận xã hội đa dạng hon và từ đó khả năng nhận thúc đuọc bản chất pháp luật cao hon, đa dạng hon.

Do vậy, khái niệm bản chất pháp luật bên cạnh việc tiếp cận duói góc độ giai cấp, theo tác giả, nên đuọc xem xét theo hai mặt: khách quan và chủ quan vàmối Hên hệ giũa chúng. Trong đó, tính giai cấp chỉ là một nội dung của mặt chủ quan. Mặt chủ quan thể hiện ý chí của con nguôi mà thê hiện là ý chí của toàn thể xã hội và nhũng nhóm khác nhau trong xã hội. Trong mặt chủ quan cũng cần phân tích nội dung, múc độ thể hiện và mối quan hệ của các dạng ý chí khác nhau.

Mặt khách quan cần chú ý đến nhũng quy luật vận động của các quan hệ xã hội và nhũng yếu tố mang tính chất khách quan khác, độc lập vói ý chí chủ quan của con nguòi mà dù muốn hay không nguôi cai trị phải tôn trọng chúng. Việc không tôn trọng nhũng quy luật vận động khách quan của các quanhệxãhội sẽdẫn đến nhũng sailầmto lón. ví dụ, phủ nhận sựtồn tậ khách quan của tư hũu sẽ không tạo ra động lực cho sựphát triển ít nhá làtrong thòi đậ hiện nay.

Mối Hênhệgiũahai mặt chủ quan vàkhách quan phải đuọc xem xét toàn diện về sựbieu hiện, vị trí, vai trò và nội dung tuơng tác. có thể trong những điều kiện nhấ định tính chủquan có thê nôi trội hon so vói tính khách quan hoặc nguọc lậ nhung tuyệt nhiên pháp luật không thuần túy thê hiện là tính chủ quan hay tính khách quan.

Thứ ba, khi xem xét về bản chấ, không nên đặt các mặt đối lập trong sự mâu thuẫn, loại trừ lẫn nhau bỏi vì chúng không chỉ mâu thuẫn mà chúng cũng có sự thốngnhất. Thậm chí, quan hệ giai cấp cũng không chỉ là mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp, nó cũng có thể là sự thỏa hiệp, nhượngbộ hoặc thống nhất ý chí và lợiích trong một xã hội thống nhất.

Thống nhất và đấu tranh là động lục của sự phát triển, do vậy xem xét bản chất của sự vật, hiện tuợng nói chung cũng như pháp luật nói riêng cần phải toàn diện, không chỉ xem xét mặt đấu tranh mà phải xem xét cả nhũng mặt thống nhấ. Nói như vậy không có nghĩa là phủn hận mặt đấu tranh giai cấp, tính giai cấp của pháp luật. Tính giai cấp vẫn là một nội dung, thậm chí nạ dung quan trọng trong bản chấ của pháp luật nhung không nên xem nó là nội dung duy nhất, quan trọng nhấ trong mọi truòng họp, mọi góc độ tiếp cận.

Thứ tư, tránh tình trạng đơn giản hóa và nhấn mạnh một yếu tố nhất định, luôn cho rằng yếu tố đó là quan trọng nhất khi xem xét về bản chất của pháp luật. Thục ra, việc xác định quan trọng nhất hay không chính là chúng ta đặt các yếu tố đó vào một sự so sánh trên một tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, trên thục tế chúng ta có thể có rất nhiều các tiêu chí khác nhau đê so sánh, vì vậy, yếu tố này có thể là quan trọng trong trường họp này và trên cơ sở tiêu chí so sánh này nhưng sẽ không quan trọng trong trường họp khác và trên cơ sở tiêu chí khác, về mặt nhận thúc, chúng ta phải xem xét toàn diện các yếu tố và các tiêu chí phân chia và đánh giá.

[16] Mác - Anghen Tuyên tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980, tr. 693.

[17] Có quan điếm cho rằng, sự xuất hiện và phất triến của đa số biến động [Mass mobilization] là đặc trung của nền dân chủ và nhà nước hiện đại. Xem: Valerie Bunce, “Retìiinking Recent Democratization Lessons ỉrom the Postcommunist Experience’, World PoliticsN 55.2 [2003]4 67^192. z

[18] Từ điên Triêt học, Nxb Tiên Bộ, Mátxcova, 1975.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề